- Thi công xây lắp Tỷ đồng 87.5 Cho thuê MMTB, CCDCTỷ đồng3
3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công nợ của công ty cổ phần xây dựng HUD101 1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.2.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp
Giải pháp phải mang tính khả thi:
Theo lý luận chung thì có rất nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý công nợ nhưng trên thực tế thì không phải lúc nào doanh nghiệp cũng triển khai thực hiện được các giải pháp đó. Trong một doanh nghiệp, có thể tại thời điểm này thì áp dụng giải pháp này là tốt nhất nhưng tại thời điểm khác thì chưa chắc giải pháp đó đã là lựa chọn tối ưu. Cùng là 1 giải pháp nào đó nhưng mà có khi áp dụng vào doanh nghiệp này thì cho kết quả tốt nhưng khi áp dụng vào doanh nghiệp khác lại cho kết quả ngược lại. Nguyên nhân là do một giải pháp cụ thể có áp dụng được với doanh nghiệp này hay không còn phải phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : tình trạng kinh doanh hiện thời của doanh nghiệp, mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp đó theo đuổi,
tiềm lực về tài chính,... Tóm lại giải pháp được đề xuất phải dựa trên những mặt còn yếu kém trong công tác quản lý công nợ của doanh nghiệp, đồng thời phải phù hợp với trình độ tổ chức của đơn vị. Ngoài ra còn phải phù hợp với xu thế chung của các đơn vị trong ngành đó. Nhà quản trị doanh nghiệp giỏi là người biết lựa chọn đúng giải pháp và quyết định đúng thời điểm thực hiện, mức độ thực hiện đúng giải pháp đó.
Giải pháp phải mang tính hiệu quả:
Tính hiệu quả ở đây muốn nói đến chính là sự chênh lệch giữa lợi ích thu được và chi phí phải bỏ ra khi thực hiện giải pháp đó. Nếu lợi ích thu được từ việc thực hiện giải pháp đó lớn hơn chi phí bỏ ra để triển khai giải pháp đó thì giải pháp đó được coi là có tính hiệu quả, và ngược lại thì giải pháp đó được coi là kém hiệu quả. Trước khi đi đến quyết định chọn giải pháp nào thì người quản trị doanh nghiệp cần phải tính toán, so sánh chi phí và lợi ích của tất cả các giải pháp mang tính khả thi, giải pháp nào có mức chênh lệch giữa lợi ích và chi phí lớn nhất thì sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn. Tuy nhiên, mọi sự so sánh đều khập khiễng, vì vậy cần phải xét đến các yếu tố liên quan như: mức độ rủi ro, tác động của giải pháp đến các yếu tố liên quan đến doanh nghiệp như : mối quan hệ với bạn hàng, khách hàng, hình ảnh của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp.
Dựa vào thực trạng tình hình quản lý công nợ của công ty cổ phần xây dựng HUD101, em xin mạnh dạn đưa một số ý kiến đề xuất sau: