Lượng sử dụng polyphenol

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về sự biến đổi của hàm lượng vitamin C, polyphenol tổng số và hoạt tính chống oxy hóa trong quá trình chín của quả ổi. (Trang 30 - 31)

Hầu hết các dữ liệu về hàm lượng polyphenol trong thực phẩm có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau. Để khảo sát toàn diện và triệt để hơn với các loại polyphenol trong thực phẩm phải được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp chuẩn. Vì vậy, đến nay, điều này đã được thực hiện đối với flavonol, flavon và isoflavones (Scalbert và Williamson, 2000). Theo số liệu ước lượng của Kűhnau đối với hàm lượng flavonoids ăn vào ở Mỹ là từ 1 đến 1.1 g/ngày, lượng này thay đổi theo mùa (Bravo, 1998). Hertog và cộng sự đã tính toán lượng ăn vào của hai loại flavonoids là flavonol và flavone của người Hà Lan la 23 mg/ngày. Lượng này nhỏ hơn so với tính toán của Kűhnau đối với 2 loại flavonoids này là 115 mg/ngày. Gần đây hơn nữa, Leth và Justesen cũng đã ước lượng lượng ăn vào của flavone, flavon và flavanon trong khẩu phần ăn ở Đan Mạch là 28mg/ngày, tương tự như báo cáo của Hertog (Bravo, 1998).

Đối với isoflavone, Kimira và cộng sự đã xác định cho người Nhật lượng isoflavone trung bình trong khẩu phần là từ 30-40 mg/ngày (Scalbert và Williamson, 2000). Những nghiên cứu này chỉ tổng hợp lượng ăn vào của một số loại flavonoid mà không có những loại polyphenol khác. Việc sử dụng quercetin và genistein trong chế độ ăn uống không vượt quá 2-4% tổng lượng polyphenol đối với các nước phương Tây (Hà Lan và Đan Mạch) (Scalbert và Williamson, 2000). Tuy nhiên, các hợp chất phenolic cũng cần được quan tâm và nghiên cứu các hoạt tính sinh học cụ thể hơn vì chúng cũng

góp phần bảo vệ cơ thể khỏi hiện tượng stress oxy hóa và các hoạt tính khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về sự biến đổi của hàm lượng vitamin C, polyphenol tổng số và hoạt tính chống oxy hóa trong quá trình chín của quả ổi. (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w