PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CƯỜNG THỊNH

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Cường Thịnh. (Trang 29)

- Phân tích lợi nhuận

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CƯỜNG THỊNH

THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CƯỜNG THỊNH

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty:

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

− Tên công ty: TNHH thương mại và dịch vụ Cường Thịnh

− Tên giao dịch: Cuong Thinh service and trading company limited − Tên viết tắt: C.T.T CO. , LTD

− Địa chỉ trụ sở chính: Số 4 Ngô Thì Nhậm, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

− Điện thoại: 043.8225196 / 043.8263013 Cơ cấu tài chính:

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI 2012 Thành phần kinh tế: tư nhân

Đây là một công ty TNHH có quy mô nhỏ

Công ty là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ hoạt động tổ chức của công ty do Giám đốc điều hành phê chuẩn. Cùng với các trang thiết bị hiện đại là đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong công việc đã làm cho sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao, uy tín trên thị trường.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty:

a. Chức năng:

− Công ty kinh doanh tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là các mặt hàng lương thực, thực phẩm: bánh, kẹo, rượu, bia, thuốc lá và các mặt hàng công nghệ phẩm).

− Kinh doanh hàng mỹ phẩm.

− Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa (chủ yếu là các mặt hàng lương thực, thực phẩm: bánh, kẹo, rượu, bia, thuốc lá: hàng nông, lâm, thủy hải sản và các mặt hàng công nghệ thực phẩm).

− Kinh doanh khách sạn, nhà hàng. − Dịch vụ thương mại.

− Sản xuất, mua bán hàng may mặc.

− Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar).

− Dịch vụ vui chơi giải trí, thể dục thể thao: kinh doanh câu lạc bộ bi-a, bóng bàn, (trừ loại hình vui chơi giải trí nhà nước cấm).

b. Nhiệm vụ

− Cung cấp những mặt hàng phục vụ đời sống hàng ngày của các hãng có uy tín cao, chất lượng tốt và được đảm bảo cho các cửa hàng, đại lý.

− Sản xuất và tiêu thụ ngành hàng may mặc thời trang công sở với nhãn hiệu đã được đăng ký bản quyền thương hiệu riêng Alome’.

− Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí lành mạnh (bi-a; đồ ăn sáng).

c. Các hàng hóa và dịch vụ hiện tại (các nhóm hàng hóa và dịch vụ chính mà

doanh nghiệp đang kinh doanh)

− Phân phối các mặt hàng lương thực, thực phẩm: bánh, kẹo, sữa tươi,… cho các đại lý cấp dưới.

− Sản xuất và tiêu thụ ngành hàng may mặc thời trang công sở. (Đang ở giai đoạn thí điểm nhưng vẫn được sản xuất và tiêu thụ như một mặt hàng chính thức). d. Các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu của công ty

Trong những năm từ 2001 – 2010, sản phẩm của công ty bao gồm những sản phẩm đa dạng của 2 nhãn hàng lớn mang thương hiệu là: Unilever và Duclady. Công ty chịu trách nhiệm phân phối các mặt hàng của 2 thương hiệu này với cam kết: bán đúng hàng hóa, bán đúng chất lượng và bán đúng giá của công ty. Trong giai đoạn này, công ty thực hiện chính sách sản phẩm là đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng cho mọi thị trường tiêu thụ.

Công ty đã phân phối rất nhiều mặt hàng khác nhau như:

 Sản phẩm của Unilever: bột thit gà; nước cốt gà; mứt cam; sốt cà chua; hạt nêm knorr; dầu hào…

 Sản phẩm của Duclady: sữa bột các loại; sữa bột cô gáo Hà Lan; yomost các loại; fristy các hương vị; giấy step; …

 Sản phẩm của các loại hàng hóa phục vụ tiêu dùng: kotex; huggies; giấy ướt;… Các loại hàng hóa do công ty phân phối đều có chất lượng cao, được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đã qua kiểm định chất lượng. Mặt hàng của công ty được đánh giá là có uy tín, chất lượng cao trên thị trường.

Một số sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ như sau ( thống kê năm 2010):

 Mặt hàng Unilever: cung cấp cho thị trường miền bắc (đại lý, nhà hàng, khách sạn, trường học…) tất cả các mặt hàng với sản lượng khoảng: 93,000 hộp/năm. Tương ứng với doanh thu khoảng: 6,600,000,000 VND

 Mặt hàng sữa các loại: với chủng loại sữa đa dạng, phục vụ được đa số khách hàng. Sản lượng tiêu thụ khoảng: 5,800,000 hộp/năm. Tương ứng với doanh thu khoảng 33,200,000,000 VND

 Mặt hàng thời trang: các loại áo sơ mi nam nữ, áo khoác, váy, juyp: 280,000 cái/năm. Tương ứng với doanh thu là: 54,300,000 VND

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI 2012 Ta có bảng kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chính của công ty qua 2 năm 2009, 2010 (trang sau)

Nhận xét:

 Qua bảng trên ta thấy: tình hình tiêu thụ của công ty TNHH Cường Thịnh đều tăng cả về số lượng và giá trị. Đặc biệt, trong năm 2010 sản lượng tiêu thụ của mặt hàng như bột thịt gà VN, hạt nêm từ thịt, sữa đặc Hoàn Hảo, sữa tươi các loại đều tăng mạnh cả về số lượng và giá trị tương ứng. Do các mặt hàng này đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và chất lượng cũng như mẫu mã được cải tiến kịp thời thích ứng thị trường. Đây cũng là những mặt hàng chủ đạo làm cho doanh thu của công ty tăng mạnh.

- Bột thịt gà VN-1kg: tăng (+28.50%) về số lượng và (+49.93%) về giá trị.

- Hạt nêm từ thịt 5*2kg: tăng (+41.92%) về số lượng và tăng (+54.12%) về giá trị. - Sữa đặc Hoàn Hảo: tăng (+54.87%) về số lượng và tăng (+77.30%) về giá trị. - Sữa tươi các loại: tăng (+47.85%) về số lượng và tăng (+65.83%) về giá trị.

 Mặt khác, cũng có những mặt hàng giảm về số lượng nhưng giá trị vẫn tăng. Cụ thể như: mứt dâu 400g, giảm (-6.73%) về số lượng nhưng tăng (+12.33%) về giá trị so với năm 2009. Lý do là nhà sản xuất trong năm 2010 đã tăng giá bán của mặt hàng này lên. Chính vì thế, số lượng tiêu thụ đã giảm xuống mà giá trị hàng hóa vẫn tăng.

 Sản phẩm Kotex maxi 8x6 trong bảng thống kê trên giảm cả về số lượng và giá trị bởi các lý do sau: công ty sản xuất hạn chế số lượng sản phẩm này trên thị trường để tung ra thị trường sản phẩm thay thế tốt hơn như Kotex Freedom không cánh có số lượng tăng là (+6,902,000 gói) tương ứng với giá trị là 37,115,759 VNĐ. Hơn nữa, nhãn hàng không được quảng cáo rộng rãi trên thị trường và các phương tiện truyền thông.

Mặt hàng ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Δ(2010 - 2009) Tỷ lSố lượng (103) Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng % Số lượng (103) Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng % Số lượng (103) Giá trị (VNĐ) Số lượng (103) Giá trị (%) Bột thịt gà 1kg Hộp 13,967 939,584,962 8.33 17,947 1,408,759,032 7.59 3,980 469,174,070 28.50 49.93 Mứt dâu 400g Lọ 13,277 238,610,808 2.11 12,384 268,021,310 1.44 -893 29,410,502 -6.73 12.33 Hạt nêm từ thịt 2kg Gói 17,013 939,116,656 8.32 24,037 1,447,408,510 7.80 7,024 508,291,854 41.29 54.12 Sữa đặc Hoàn Hảo Hộp 491,022 3,182,224,475 28.20 760,445 5,641,943,318 30.40 269,423 2,459,718,843 54.87 77.30 Sữa tươi các loại Hộp 1,894,907 5,820,354,397 51.58 2,801,686 9,651,976,375 52.01 906,779 3,831,621,978 47.85 65.83 Kotex maxi 8x6 Gói 45,439 165,232,307 1.46 38,383 139,574,192 0.75 -7,056 -25,658,115 -15.53 -15.53 Tổng cộng 2,475,625 11,285,123,605 100 3,654,882 18,557,682,737 100 1,179,257 7,272,559,132 47.63 64.44

Giám đốc

Phó GĐ thời trang Phó GĐ tiêu thụ SP Phó GĐ nhân lực

Phòng thời trang Phòng kế toán Phòng K.Doanh Phòng nhân lực

Kho tổng hợp Khối bán hàng Xưởng may

Phó GĐ xuất nhập hàng hóa

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI 2012 2.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ mát quản lý của công ty:

a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Công ty thực hiện chế độ quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng, chế độ một thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động. Phát huy vai trò chuyên gia tư vấn theo chức năng, chuyên môn của các trưởng phòng giúp họ nắm bắt thông tin nhanh nhạy để đưa ra các phương án tối ưu cho công ty. Sau đó, giám đốc sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Hình 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Chú thích: Khối bán hàng của công ty bao gồm:

♦ Khối bán hàng trực tiếp: có những khác hàng và cách bán hàng chủ yếu sau:

+ Kênh OOH: hệ thống bán hàng đến tận tay người tiêu dùng, bán trực tiếp tới người dân tiêu thụ.

+ Kênh trường học: bán hàng dưới hình thức vận chuyển sản phẩm đến từng trường học trong phạm vi thành phố.

♦ Khối bán hàng gián tiếp: có những khách hàng và cách bán hàng chủ yếu sau: + Kênh truyền thống: phân phối đến các đại lý bán buôn, bán lẻ, cửa hàng.

+ Kênh nhà hàng – khách sạn: cung cấp sản phẩm theo đơn đặt hàng của nhà hàng. Với số lượng lớn để chế biến phục vụ người tiêu dùng.

Nhận xét:

Do tính chất của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Cường Thịnh là một công ty có quy mô nhỏ, không trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng tiêu thụ chủ yếu của công ty, tổng số công nhân viên lao động còn hạn hẹp (100 người), nên công ty đã sử dụng mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng nhằm phát huy hết vai trò và năng lực của tất cả người lao động. Dưới góc độ tài chính cho thấy, bộ máy quản lý đang sử dụng hoàn toàn phù hợp với doanh nghiệp.Không phức tạp, cồng kềnh, dễ quản lý.Giám đốc dễ dàng ra các quyết định.Các quyết định được thực thi ngay, không mất thời gian luân chuyển, tiết kiệm được thời gian và chi phí.Giúp cho việc ra quyết định hoàn toàn kịp thời với nền kinh tế thị trường hiện nay.

b. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong công ty

TT Chức năng/ Phòng, Ban Chức năng, nhiệm vụ

1 Giám đốc

Là cơ quan quản lý cấp cao nhất, thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động của công ty. Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.

2 Phó giám đốc

Giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực theo sự ủy quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước giám đốc công việc được ủy quyền.

3 Phòng Kế toán – Tài chính

Phòng có chức năng quản lý công tác tài chính – kế toán tại công ty theo các Luật Kế toán; Ngân sách và chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về lĩnh vực tài chính – kế toán. - Thu thập , xử lý thông tin, sô liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI 2012 kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài

chính, kế toán.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của

công ty.

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo qui định của pháp luật.

4 Phòng Tổ chức – Nhân lực

Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, chế độ chính sách, quản lý hành chính.

5 Phòng Kinh doanh – Thị trường

Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác marketing, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng chiến lược đầu tư trước mắt và lâu dài cho công ty. Dự đoán sự phát triển của thị trường. Đề ra các biện pháp xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

7 Các đơn vị sản xuất

Sản xuất, phân phối và vận chuyển sản phẩm, quản lý thiết bị, máy móc, vật tư. Quản lý dây chuyền công nghệ.

2.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp:

2.2.1 Phân tích tổng quát tình hình tài chính của công ty:

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để trả lời câu hỏi tài chính của doanh nghiệp có an toàn và hiệu quả hay không? Từ đó ta sẽ có những biện pháp nhằm khắc phục và cải thiện những thiếu sót trong doanh nghiệp.

Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu ROE, hệ số thanh toán hiện hành (đã nêu ở phần 1.1.3.1), so sánh kết quả giữa kỳ trước và kỳ này cũng như so sánh với những doanh nghiệp cùng ngành để rút ra kết luận của doanh nghiệp.

Số liệu dùng để phân tích như sau: (đã nêu ở phần phụ lục) a. Tính chỉ tiêu hiệu quả tổng quát:

Bảng 2.2: Bảng chỉ tiêu hiệu quả tài chính tổng quát năm 2009, 2010

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 Chênh lệch 2010-2009 %

Lợi nhuận sau thuế VNĐ 137,776,587 88,946,436 -48,830,151 -35.44 Giá trị NVCSH đầu kỳ VNĐ 923,735,921 1,056,001,445 132,265,524 14.32 Giá trị NVCSH cuối kỳ VNĐ 1,056,001,445 1,114,516,773 58,515,328 5.54 Giá trị NVCSH bình quân VNĐ 989,868,683 1,085,259,109 95,390,426 9.64 ROE đồng/đồng 0.14 0.08 -0.06 -41.12

Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE ): Do nguồn vốn chủ sở hữu ban đầu của

công ty khá thấp (500,000,000 VNĐ), công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên nguồn vốn đi vay nợ ngắn hạn nên sức sinh lời của vốn chủ sở hữu là khá thấp. Năm 2009, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì đem lại 14 đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.Và đến năm 2010, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì mang lại 8 đồng lợi nhuận sau thuế.So sánh số liệu giữa 3 năm ta thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố định của công ty giảm liên tiếp, điều này chứng tỏ công ty chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP – VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ – TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI 2012

BẢNG 2.3 : So sánh 2009 - 2010

Chỉ tiêu ĐVT Cuối năm2008 Cuối năm2009 Cuối năm2010 TS ngắn hạn VND 5,126,738,538 6,630,178,968 6,579,474,990 Nợ ngắn hạn VND 4,278,242,712 5,624,370,590 5,961,616,528

Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.20 1.18 1.10

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành: cho biết khả năng chuyển đổi tài sản bằng tiền mặt trong một năm để thanh toán nợ ngắn hạn. Ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của công ty qua năm 2009 là 1.18 (tương đương với 118%) và năm 2010 là 1.10 (tương đương với 110%). Thông thường hệ số thanh toán hiện hành chấp nhận được là lớn hơn 1. Nhìn vào chỉ số này ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty khá an toàn.

2.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính của công ty:

Thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ cân đối này giúp nhà phân tích nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, hiệu quả hay không. Chính vì vậy nó cũng phản ánh phần nào khả năng thanh khoản của doanh nghiệp.

 Nguồn vốn dài hạn duy trì thường xuyên ở doanh nghiệp trong thời hạn trên một năm được dùng để tài trợ cho các tài sản có tuổi thọ trên một năm. Tức là các tài sản cố định.

 Tài sản có tuổi thọ dưới một năm bao gồm các tài sản lưu động được tài trợ bởi các nguồn vốn ngắn hạn chính là nguồn vốn có thời hạn dưới một năm.

2.2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu thành phần có ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả tổng quát:

Bảng 2.4 :Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả tổng quát

Một phần của tài liệu luận văn quản trị tài chính Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Cường Thịnh. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w