Về giá đất bồi thường, hỗ trợ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án khu công nghiệp Tam Dương II - giai đoạn 1, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 87)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5 Đề xuất một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc

3.5.2 Về giá đất bồi thường, hỗ trợ

- Chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất: Nội dung chính của phương án bồi thường, hỗ trợ là giá đất, mà giá đất bị chi phối bởi nhiều yếu tố: vị trí, hình thể, diện tích, tâm lý xã hội... và mỗi yếu tố này ảnh hưởng đến giá đất ở mức độ khác nhau. Sau khi đã xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, chúng ta sẽ xác định được giá bồi thường về đất. Có tính được như vậy thì giá đất phục vụ cho công tác bồi thường GPMB mới phản ánh được đầy đủ giá trị thực tiễn của từng lô đất, từng thửa đất.

- Bồi thường, hỗ trợ về tài sản trên đất bị thu hồi: Chính sách bồi thường, hỗ trợ về tài sản như hiện nay đã được phần lớn người bị thu hồi đất chấp nhận. Việc bồi thường thiệt hại về tài sản đã được tính theo mức thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Tuy nhiên cần thường xuyên xác định lại đơn giá đền bù tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với thị trường để tránh sự chênh lệch giữa các thời điểm.

- Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống: Không chỉ dừng lại ở việc bố trí tái định cư, việc khôi phục lại cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới cũng là vấn đề cần quan tâm, điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương. Một mặt phải bảo đảm cho người dân bị ảnh hưởng do bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như một biện pháp hữu hiệu những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thể đưa lại. Do vậy, cần có những chính sách, biện pháp khôi phục cuộc sống cho họ như: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ đào tạo chuyển nghề, tuyển dụng lao động…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ đặc biệt về đời sống, việc làm cho những hộ gia đình bị thu hồi hết đất nông nghiệp (hoặc diện tích đất nông nghiệp còn lại quá nhỏ). Các hộ bị thu hồi hết đất nông nghiệp hoặc diện tích còn lại qua nhỏ gặp khó khăn đặc biệt về việc làm và thu nhập. Việc chuyển đổi nghề nghiệp không thể thực hiện một cách nhanh chóng. Vì vậy, phải có chính sách hỗ trợ riêng cho những trường hợp này.

3.5.3 Tăng cƣờng vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác giải phóng mặt bằng

- Nâng cao nhận thức của người dân về công tác GPMB. Cần phải tuyên truyền để người dân hiểu GPMB là việc cần thiết phải thực hiện trong quá trình phát triển đất nước.

- Nguyên tắc công khai, dân chủ trong công tác GPMB đã được các cấp Chính quyền quan tâm coi trọng. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này cho thực sự có hiệu quả hơn nữa, cần quan tâm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, quy trình thực hiện công khai, dân chủ như sau:

+ Thực hiện dân chủ với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phải được thể hiện rõ trong từng bước công việc. Người dân phải được biết ngay từ đầu các thông tin về cơ sở pháp lý của việc GPMB, phạm vi giải toả, các chính sách giá bồi thường, hỗ trợ, vị trí, địa điểm và chính sách TĐC, kế hoạch tổ chức thực hiện. Phải có quy định cụ thể để các hộ dân phải di chuyển biết rõ mình được tham gia ý kiến bàn bạc về những vấn đề gì, bàn thế nào và bàn với ai.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở nhằm tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có đầy đủ thông tin, nhận thức rõ ràng, đúng đắn về pháp luật, về các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của tỉnh cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của các dự án được đầu tư trên địa bàn.

3.5.4 Xây dựng, triển khai các chương trình, dự án, giải quyết các tác động tiêu cực của việc thu hồi đất đối với người có đất bị thu hồi cực của việc thu hồi đất đối với người có đất bị thu hồi

- Xây dựng, triển khai các dự án phát triển tiểu thủ công nghiệp để thu hút lao động tại chỗ, đặc biệt là lao động không có hoặc có ít khả năng chuyển đổi nghề nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm theo hướng sử dụng ít đất nông nghiệp và sử dụng nhiều lao động.

- Khuyến khích người nông dân còn đất dồn điền đổi thửa hoặc chuyển nhượng đất đai từ hộ có ít đất nông nghiệp sang một số hộ có chuyên canh sản xuất nông nghiệp, chuyển dần theo hướng nông nghiệp sinh thái.

- Phát triển kinh tế trang trại vừa và nhỏ: Để giải quyết lao động dôi dư không có khả năng xin việc trong các công ty, các KCN, dịch vụ cần phát triển các trang trại vừa và nhỏ. Để làm được như vậy cần có chính sách khuyến khích nông dân chuyển nhượng, cho thuê đất nông nghiệp cùng với việc giới hạn về quy mô tránh hiện tượng tích trữ ruộng đất, hợp tác giữa các nhóm hộ để cùng phát triển sản xuất tạo ra các sản phẩm chất lượng cao hơn. Khuyến khích việc nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với du lịch sinh thái (câu cá giải trí) nhằm khai thác có hiệu quả mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Khuyến khích các hộ, đơn vị cải tạo hồ, ao, đầu tư kè ao hồ nhằm khai thác có hiệu quả mặt nước đồng thời chống lấn chiếm của các hộ dân xung quanh.

- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn Việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có hai ý nghĩa, một là sự bồi thường những thiệt hại cho cộng đồng nói chung, bao hàm cả người có đất bị thu hồi và những người khác. Mặt khác, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng có tác dụng thúc đẩy kinh tế, văn hoá phát triển, gián tiếp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người có đất bị thu hồi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng công tác Bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và Tái định cư Dự án Khu công nghiệp Tam Dương II- Giai đoạn 1, tỉnh Vĩnh Phúc”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Về chính sách bồi thường, hỗ trợ: Tỉnh Vĩnh Phúc là Tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp rất nhanh, do vậy Tỉnh đặc biệt quan tâm, chú trọng và đã kịp thời ban hành các văn bản quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC để thực hiện trên địa bàn tỉnh, bảo đảm và phù hợp với quy định của pháp luật đất đai, có sự điều chỉnh thích hợp với từng thời điểm và tình hình thực tế của địa phương.

- Về tình hình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án: Tổng diện tích đất thu hồi. GPMB là 90,06 ha, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 195,8 tỷ đồng, tổng số hộ bị thu hồi đất là 592 hộ, số hộ phải TĐC là 43 hộ (số hộ đã xây dựng nhà ở 36 hộ).

+ Giá đất tính bồi thường của dự án vẫn còn thấp hơn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường đối với đất ở là 5,0 lần, đối với đất nông nghiệp tại khu vực từ 2,06 lần. Như vậy, giá đất tính bồi thường chưa đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người bị thu hồi đất. Giá bồi thường về tài sản áp dụng đối với dự án là tương đối phù hợp với giá thực tế tại thời điểm thu hồi đất.

- Về đời sống, việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất xây dựng KCN: Cơ bản đã có sự thay đổi tích cực, số hộ có thu nhập cao hơn trước khi thu hồi đất chiếm 71,66; số hộ có thu nhập không đổi 19,17% và 9,17% (11/120 hộ) có thu nhập kém đi.

+ Số người trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp tại địa bàn điều tra giảm mạnh từ 42,77% trước khi thu hồi đất xuống 16,0% sau khi thu hồi đất; Tỷ lệ lao động tìm được công việc trong các doanh nghiệp sau khi thu hồi đất có tăng lên so với trước khi thu hồi đất, nhưng hiện vẫn còn thấp (chỉ có 24,0% số lao động); Hoạt động dịch vụ tăng từ 4,62% lên 14,77%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về giải pháp: Ngoài những mặt tích cực dễ có thể nhận thấy như đời sống về vật chất, tinh thần đã nâng cao hơn thì ở đây cũng còn một số vấn đề cần được giải quyết, tháo gỡ như vấn đề thay đổi lối sống, tệ nạn xã hội và lâu dài là việc làm và sự ổn định cuộc sống của các hộ. Cần có xây dựng chiến lược lâu dài về tạo việc làm cho lao động mất đất nông nghiệp.

2. Kiến nghị

Để chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện cho các địa phương trong quá trình thực hiện, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và người bị thu hồi đất, chúng tôi xin kiến nghị:

- Tỉnh cần sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai chính quy, xác định tính pháp lý về đất đai, làm cơ sở cho việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đảm bảo chính xác, nhanh, gọn, đúng quy định của pháp luật.

- Đối với doanh nghiệp trong KCN cần quan tâm hơn đối với lao động của những hộ bị thu hồi đất nói riêng và lao động của địa phương nói chung. Thực hiện nghiêm túc những yêu cầu của địa phương sau khi đã thu hồi đất. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới công trình phúc lợi, tu bổ và sử dụng có hiệu quả những công trình đó.

- Đối với chính quyền địa phương tăng cường các hoạt động tư vấn dịch vụ hướng nghiệp và dạy nghề. Hỗ trợ phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trên địa bàn, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ và dịch vụ nông thôn.

- Đối với các hộ gia đình trước hết cần chấp hành tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước. Tự tìm ra hướng đi mới, mạnh dạn đầu tư cho phát triển sản xuất, tìm kiếm một số nghề đã phát triển ở địa phương mà hộ chưa thử nghiệm, sử dụng đồng vốn có hiệu quả.

- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống việc làm của người dân như: Môi trường, an sinh xã hội,...Để nhanh chóng khắc phục những tồn tại vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách thu hồi đất và áp dụng cho các khu vực khác trên địa bàn huyện cũng như các địa phương khác trên toàn Tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2004), Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005): Báo cáo đề tài: Nghiên cứu những vấn đề kinh tế đất trong thị trường bất động sản.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005): Báo cáo kiểm tra thi hành Luật Đất đai 2003. 4 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012): Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai

2003, định hướng sửa đổi Luật Đất đai.

5. Chính phủ (1959), Nghị định số 151-TTg: của Hội đồng Chính phủ số 151-TTg ngày 14/4/1959 quy định tạm thời về trưng dụng ruộng đất.

6. Chính phủ (1994), Nghị định số 90-CP: của Chính phủ số 90-CP ngày 17/8/1994 ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

7. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ: Về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

8. Chính Phủ (2004), Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất

9. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004 của Chính phủ: Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

10. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ - CP :Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Hà Nội, 2007.

11. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ - CP: Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

12. Chính phủ (2013), Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Hà Nội, 2013. 13. Hiến pháp 1980, NXH Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Hiến pháp 1992, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Hội đồng Bộ trưởng, Quyết định số 186-HĐBT ngày 31/5/1990 về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác.

16. Luật Cải cách ruộng đất (1953).

17. Luật Đất đai năm 1987, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Luật đất đai năm 1993: NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Luật Đất đai năm 2003, NXB Bản đồ, Hà Nội.

20. Phạm Đức Phong (2002): Mấy vấn đề then chốt trong việc đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam (2002). Hội thảo Đền bù và giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam ngày 12 - 13/9/2002, Hà Nội. 21. Trương Phan - Cục Công nghiệp - Bộ Kinh tế Đài Loan (1996): Quan hệ giữa

quy hoạch đất đai và phát triển kinh tế (nội dung thu hồi đất, chế độ bồi thường và tính công bằng).

22. Nguyễn Ánh Tuyết (2002): Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng ở một số nước, Thời báo Tài chính Việt Nam, số 131 (872), ngày 01/11/2002.

23. UBND huyện Tam Dương, Báo cáo kết quả thống kê đất đai 2013. 24. UBND huyện Tam Dương, Niên giám thống kê năm 2013.

25. UBND huyện Tam Dương, Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020.

26. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (1997), Quyết định số 286/QĐ-UB ngày 01/41997 về giá đất trên địa bàn tỉnh.

27. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (1998), Quyết định số 2307/QĐ-UB ngày 09/9/1998 về việc ban hành quy định về đền bù và đơn giá đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

28. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2009), Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 11/11/2009 về ban hành quy định giải quyết đất dịch vụ hoặc đất ở theo Nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quyết số 15/2004/NQ-HĐND, Nghị quyết số 27/2008/NQ-HĐND, Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND, Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc cho các hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp sang mục đích sản xuất phi nông nghiệp.

30. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Quyết định số 4003/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án khu công nghiệp Tam Dương II - giai đoạn 1, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)