dự án nghiên cứu, Khu công nghiệp Tam Dương II – Giai đoạn 1
Qua nghiên cứu, đánh giá chúng tôi thấy được những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Tam Dương II – Giai đoạn 1 như sau:
3.3.4.1 Những thuận lợi
- Chính sách, pháp luật về đất đai nói chung và công tác bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt từ khi Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thực hiện ban hành, công tác bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có những đổi mới rất tích cực như:
- Phương pháp xác định giá đất để bồi thường: Giá bồi thường dựa trên giá đất UBND tỉnh Vĩnh Phúc công bố vào 1/1 hàng năm, giá đất UBND tỉnh công bố dựa trên khung giá đất của Chính phủ. Khung giá đất và phương pháp Bộ Tài chính đưa ra là định giá đất ''sát giá thị trường trong điều kiện bình thường''.
- Tăng các khoản hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm và lập khu TĐC bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ ... nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi chính đáng của người có đất bị thu hồi.
- UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã đã đặc biệt chú trọng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định là nhiệm vụ trọng tâm để tiến tới tỉnh công nghiệp vào năm 2015, thành phố Vĩnh Phúc vào năm 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Việc chấp hành của người dân trong công tác giải phóng mặt bằng, mặc dù khi GPMB quan hệ giữa các hộ bị thu hồi và Nhà nước hoặc nhà đầu tư thường rất căng thẳng, nhưng được sự quan tâm tuyên truyền vận động chính sách pháp luật đến người dân có đất bị thu hồi, để họ hiểu được lợi ích của các công trình sẽ xây dựng cho sự phát triển của xã hội mà tự giác thực hiện.
Nhờ có những chính sách khen thưởng thỏa đáng cho những hộ bàn giao mặt bằng sớm mà tiến độ thực hiện phần lớn đảm bảo kế hoạch đặt ra. Tiến độ bồi thường, GPMB đối với các dự án triển khai trong thời gian gần đây đạt kết quả khả quan, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
3.3.4.2 Những khó khăn
- Giá đất tính bồi thường vẫn còn thấp hơn giá thị trường, nhất là giá đất ở và đất vườn liền kề với đất ở.
- Xác định nguồn gốc đất đai gặp khó khăn, hệ thống tài liệu pháp lý về quyền sử dụng đất chưa đầy đủ, chưa chính quy, sự buông lỏng trong quản lý đất đai của một số địa phương trước đây dẫn tới khi thực hiện công tác GPMB rất khó xác định nguồn gốc đất cũng như những biến động về đất đai trong quá trình sử dụng.
- Việc xác định diện tích đất được bồi thường, hỗ trợ; xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, TĐC, nhất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để áp dụng chế độ hỗ trợ tại một số trường hợp vẫn còn lúng túng.
- Thực hiện chính sách pháp luật không nhất quán và đảm bảo công bằng do chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC thay đổi theo hướng ngày càng có lợi cho người dân, dẫn đến người nhận bồi thường sau có lợi hơn người nhận bồi thường trước. Đây cũng là nguyên nhân gây ra phát sinh khiếu kiện, người dân không chịu nhận bồi thường và bàn giao mặt bằng.
Một số bộ phận người dân có đất bị thu hồi thiếu sự hợp tác, phần lớn các hộ dân có đất bị thu hồi chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận người dân thiếu thiện chí hợp tác, chưa nhận thức được đầy đủ vì lợi ích chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Yếu tố tâm lý của người có đất bị thu hồi, nhiều hộ dân từ đời cha, ông đã sinh sống trên mảnh đất bị thu hồi, ngôi nhà đang ở là một nơi quen thuộc, cuộc sống đã ổn định, họ không muốn xáo trộn, không muốn thay đổi, đặc biệt là chỗ ở.
- UBND một số xã còn chưa thực sự quyết liệt trong công tác GPMB, ngại va chạm với dân (nhất là vào những thời điểm trước bầu cử) và còn chưa hiểu thấu đáo chế độ chính sách về GPMB của Nhà nước dẫn tới việc tuyên truyền, giải thích và vận động cho nhân dân địa phương chưa thực sự hiệu quả.
- Việc sau khi Nhà nước công bố quy hoạch nhưng người dân vẫn cố tình xây dựng, cơi nới nhà cửa, trồng thêm cây cối hoa màu … để lợi dụng, "đòi" Nhà nước bồi thường. Từ đó dẫn đến việc rất khó xác định tính hợp pháp của tài sản gắn liền với đất của chủ hộ để bồi thường đúng quy định.
- Sự phối hợp của các cấp, các ngành, tổ chức, chủ dự án có lúc còn chưa chặt chẽ; sự chỉ đạo và phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm, vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, các cấp chính quyền, các tổ chức trong thực hiện, tham gia phối hợp thực hiện công tác bồi thường, GPMB còn chưa thật rõ hoặc chồng chéo, dẫn đến gây chậm chễ và hạn chế kết quả thực hiện chính sách.
3.4 Tác động của việc thực hiện các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đến ngƣời có đất bị thu hồi trên địa bàn huyện Tam Dƣơng
3.4.1 Tác động về kinh tế
* Tác động tới sự ổn định sản xuất nông nghiệp
Thực tế điều tra cho thấy chỉ trong phạm vi dự án với nhiều hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân trên địa bàn xã thuộc dự án.
Về hình thức bồi thường: Hình thức bồi thường đất nông nghiệp đối với các hộ gia đình là bằng tiền mặt, không có quỹ đất để bồi thường bằng đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp đã được giao cho hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định số 64/NĐ- CP của Chính phủ do đó các địa phương không có quỹ đất nông nghiệp để bồi thường bằng đất cho người bị thu hồi đất. Để có thể áp dụng hình thức bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi bằng đất nông nghiệp thì phải tạo lại quỹ đất nông nghiệp bằng các giải pháp khác nhau; trên thực tế chưa địa phương nào thực hiện giải pháp này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Về nhu cầu của việc bồi thường bằng đất nông nghiệp: Một hiện tượng phổ biến là người có đất bị thu hồi phấn lớn là chọn hình thức bồi thường bằng tiền, không lựa chọn hình thức bồi thường bằng đất nông nghiệp mặc dù sau đó phải đối mặt với vấn đề thiếu việc làm và thu nhập thường xuyên. Tất cả những điều trên cho thấy: tác động gây mất ổn định cho hoạt động sản xuất và đời sống của người bị thu hồi đất để phát triển kinh tế là rất lớn, cần được quan tâm tháo gỡ, giải quyết để bảo đảm ổn định đời sống, việc làm cho người bị thu hồi đất.
* Tác động tới sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
Sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đòi hỏi phải có kiến thức, đặc biệt là kinh nghiệm, tay nghề. Vì vậy không phải bất kỳ ai có vốn đều có thể đầu tư cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được. Mặc dù vậy, đầu tư cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là một trong những lựa chọn sử dụng vốn của khá nhiều người, một phần nguồn vốn từ khoản tiền bồi thường đã được những người bị thu hồi đất đầu tư vào sản xuất hoặc các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp. Tuy quy mô không lớn nhưng đây cũng là một sự thay đổi cơ cấu trong hoạt động kinh tế của những người được bồi thường do bị thu hồi đất.
* Tác động tới mức độ tích lũy tiền tiết kiệm của người dân
Trong khi chưa sử dụng vào các mục đích cụ thể thì gửi tiết kiệm là một lựa chọn tất yếu. Đây là một cách sử dụng tiền an toàn, ít rủi ro hơn các kênh sản xuất kinh doanh; vừa giữ được tiền vốn ban đầu vừa có lãi, khi cần cho các mục đích khác có thể rút ra một cách dễ dàng. Có một khoản tiền tiết kiệm, người dân có thể an tâm hơn khi đối phó với những rủi ro như bệnh tật, tai nạn, thiên tai; hoặc sẵn sàng sử dụng cho những công việc quan trọng như xây dựng nhà cửa, chi phí các nghi lễ truyền thống. Như vậy, dù tác động kinh tế của việc gửi tiền tiết kiệm không lớn, nhưng việc có tiền tiết kiệm có tác động tích cực tới tâm lý xã hội nông thôn.
3.4.2 Tác động tới đời sống và việc làm
Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia ở nước ta được tiến hành mạnh mẽ từ khi cả nước thực hiện đường lối đổi mới. Tuy nhiên, việc thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hồi đất không chỉ ảnh hưởng đến việc làm của người dân có đất bị thu hồi, mà còn ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến thu nhập, cũng như đời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ. Chính vì vậy, Nhà nước đã có chính sách bồi thường cho đất bị thu hồi. Việc bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất, trước hết là bồi thường bằng tiền đã bù đắp một phần những ảnh hưởng đó. Điều này thể hiện rõ trên các mặt sau đây:
- Người dân có được một khoản thu nhập khá lớn từ tiền bồi thường do diện tích đất bị thu hồi, mua lại đất nông nghiệp hoặc đất ở.
- Từ tiền được bồi thường các hộ có điều kiện mua sắm các công cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo cơ sở cho việc tiếp tục tăng nguồn thu nhập và cải thiện đời sống.
- Các gia đình cũng có thể dành ra một phần tiền trong số tiền bồi thường để đầu tư cho con cái học tập, nhằm tạo cơ sở để sau này có thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Đây cũng là khoản đầu tư hợp lý, phù hợp với mục đích bồi thường của Nhà nước.
- Cũng từ tiền bồi thường, các hộ có điều kiện để trang bị cho gia đình các thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như các phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, giường, tủ, máy điều hoà, ... Trước mắt, đời sống của các hộ được nâng lên.
- Tuy vậy, cũng không tránh khỏi có một số người thiếu nghị lực, thiếu kiến thức, lười nhác, không biết tính toán trong chi tiêu, khi nhận được tiền bồi thường thì không đầu tư vào những điều đã nói ở trên, mà tiêu xài hoang phí, thậm chí còn cờ bạc, nghiện hút và vì vậy, chẳng mấy chốc số tiền nhận được đã biến hết, họ trở thành trắng tay, không nhà cửa, không việc làm, không thu nhập. Họ không hiểu rằng, tiền bồi thường là nhằm giúp họ có điều kiện tạo lập nghề nghiệp mới ổn định thay cho nghề nghiệp cũ.
Để đánh giá được cụ thể chúng tôi đã tiến hành điều tra ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới đời sống và việc làm của họ. Kết quả thu được như sau:
3.4.2.1 Tác động đến thu nhập
Để có cách nhìn nhận khách quan hơn về sự thay đổi trong đời sống, trong thu nhập của hộ bằng chính những đánh giá của hộ qua thời gian dưới ảnh hưởng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quá trình xây dựng KCN, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của chủ hộ về sự thay đổi của thu nhập theo các tiêu chí thu nhập tốt lên, thu nhập như cũ, thu nhập giảm đi. Theo chúng tôi nhận thấy, việc tự đánh giá của các hộ thực sự là một kênh thông tin quan trọng, sâu sát hơn so với các tổng kết của nghiên cứu, mặc dù về giá trị tuyệt đối thu nhập của các hộ có thể tăng lên nhưng về bản chất giá trị so sánh các hộ có thể nhận thấy thu nhập của mình biến đổi như thế nào.
Bảng 3.15 Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất
STT Mức thu nhập Số lƣợng, (hộ) Tỷ lệ, %
1 Có thu nhập tăng hơn trước 86 71,66
2 Có thu nhập không đổi 23 19,17
3 Có thu nhập kém hơn trước 11 9,17
Tổng 120 100,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Tổng hợp kết quả điều tra, phỏng vấn về thu nhập của các hộ dân (Bảng 3.15) cho ta thấy số hộ có thu nhập cao hơn trước khi thu hồi đất chiếm 71,66%, những hộ này đa phần là sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp sang buôn bán dịch vụ và đầu tư vào sản xuất (đồ gỗ, cung cấp vật liệu xây dựng,…); 19,17% số hộ có thu nhập không đổi và 9,17% (11/120 hộ) có thu nhập kém đi. Tuy nhiên, những hộ có thu nhập không đổi cho biết họ đã phải rất cố gắng để duy trì và đảm bảo mức thu nhập đó như đi làm phu hồ, xe ôm...và công việc không ổn định. Thu nhập kém đi là do các hộ này không biết tính toán trong chi tiêu. Khi nhận được tiền bồi thường đã sử dụng hết để xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ đạc.
Thu nhập theo nguồn thu phản ảnh thực trạng hoạt động kinh tế của người dân và hộ gia đình trên cơ sở các nguồn lực mà họ có cũng như điều kiện tự nhiên nơi họ sống. Tuy vậy tính ổn định của thu nhập từ việc chuyển đổi nghề vẫn chưa cao, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển chưa bền vững tại địa bàn điều tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.4.2.2 Tác động đến việc phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Vấn đề cơ sở hạ tầng và các phúc lợi xã hội tạo ra cho người dân sự thay đổi đáng kể, người dân trong vùng KCN đã có điều kiện tốt hơn rất nhiều để tiếp cận cả về kỹ thuật và dịch vụ, đường sá được trải nhựa và bê tông hóa hoàn toàn, có mặt đường rộng từ 6-36 m. Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nước các doanh nghiệp đóng góp những phần kinh phí không nhỏ cho các phúc lợi xã hội. Hiện nay người dân trên địa bàn nơi có KCN này đã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Qua điều tra 120 hộ trong vùng chúng tôi cũng nhận thấy sự thay đổi đáng kể của cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội ở đây. Kết quả cụ thể:
Bảng 3.16 Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất
STT Chỉ tiêu Kết quả
Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%)
1 Số hộ đánh giá tốt hơn 117 97,5
2 Số hộ đánh giá không thay đổi 3 2,5
3 Số hộ đánh giá kém đi 0 0
Tổng số hộ đánh giá 120 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Trên tổng số 120 hộ điều tra có 117 hộ đánh giá tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội tốt hơn trước khi thành lập KCN chiếm 97,5%. Như vậy, rõ ràng việc thành lập KCN Tam Dương II – Giai đoạn 1 có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiếp cận, hưởng thụ cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội ở các xã thị trấn nằm trong phạm vi thu hồi của dự án
3.4.2.3 Tác động tới lao động, việc làm
Việc làm là yếu tố quyết định tới thu nhập và là nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo. Như đã nghiên cứu ở trên, do không còn quỹ đất dự trữ để bồi thường, nên khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thì phương thức duy nhất được thực hiện đó là bồi thường bằng tiền. Tương tự với bồi thường, việc hỗ trợ cũng như