Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án khu công nghiệp Tam Dương II - giai đoạn 1, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44)

3.1.2.1 Dân số và nguồn lực lao động

Theo số liệu điều tra tính đến năm 2013 có 98.623 người và 24.862 hộ. Cơ cấu dân số theo giới tính: Nam 49,75% và Nữ 50,25% dân số. Cơ cấu dân số theo đô thị và nông thôn: Nông thôn chiếm tới 90,65%, đô thị chỉ có 9,35%.

Mật độ dân số bình quân toàn huyện năm 2013 là 911,37 người/ km2, dân số phân bố không đều giữa 2 vùng: Vùng đồng bằng trên 1000 người/ km2, vùng trung du 700 người/ km2

.

Chất lượng dân số ngày càng được nâng lên theo xu hướng phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội như chiều cao, cân nặng, nhìn chung tuổi thọ cũng được nâng dần qua các năm.

Dân số trong độ tuổi lao động tính đến năm 2013: 59.204 người, chiếm 60,03% dân số. Nguồn nhân lực tập trung ở khu vực nông thôn, chất lượng được thể hiện qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện tại của huyện đang ở mức thấp. Tổng số lao động làm việc trong các ngành 45.096 người, trong đó ngành Nông - lâm - ngư 34.086 người, chiếm 74,59%; Công nghiệp - Xây dựng 4.716 người, chiếm 9,26%; Thương mại - Dịch vụ 6.292 người, chiếm 16,15%. [25].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế công nghiệp.

Trong những năm qua khu vực kinh tế công nghiệp đã có những chuyển biến rõ nét, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực.

Đảng và chính quyền huyện luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, coi đây là lĩnh vực đột phá của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do áp dụng linh hoạt các cơ chế chính sách của tỉnh và cải cách từng bước thủ tục hành chính, đồng thời tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng, nên mức thu hút đầu tư vào địa bàn tăng đáng kể.

Đến nay trong huyện đã có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp như: Khu công nghiệp Hợp Thịnh, khu công nghiệp Tam Dương II và cụm công nghiệp Tam Dương.

* Khu vực kinh tế nông nghiệp:

- Sản xuất nông nghiệp: Công tác chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được, tăng sản lượng lương thực theo cả 2 hướng là thâm canh tăng năng suất cây trồng và cải tạo đất để tăng diện tích canh tác xác định là một trong nhiệm vụ trọng tâm của huyện.

- Ngành chăn nuôi: Trong những năm gần đây diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng, gây khó khăn cho ngành chăn nuôi, nhưng tổng đàn gia súc, gia cầm vẫn tăng, hệ số chu chuyển đàn tăng, nên sản phẩm của ngành tăng khá và có giá trị sản xuất ngày càng tăng, đến năm 2013 là cao nhất trong khối kinh tế nông nghiệp với 222,541 tỷ đồng, trong khi đó ngành trồng trọt là 126,367 tỷ đồng, lâm nghiệp là 2,976 tỷ đồng và thủy sản là 4,099 tỷ đồng.

- Lâm nghiệp: Là huyện trung du miền núi, do đó rừng đóng vai trò quan trọng trong khu vực phòng hộ, chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện chương trình 327 và chương trình 5 triệu ha rừng của nhà nước, công tác trồng cây và chăm sóc cây rừng trên địa bàn huyện được triển khai có hiệu quả.

- Thủy sản: Nuôi trồng thuỷ sản được triển khai, từng bước tận dụng các diện tích vùng trũng, mặt nước ao hồ nhưng quy mô và diện tích nhỏ lẻ, chưa đẩy mạnh đầu tư thâm canh đủ mức để ngành này trở thành ngành có khả năng sản xuất hàng hoá tốt và đóng góp lớn cho phát triển cũng như tạo cơ hội làm giàu cho bộ phận nông dân trong huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ.

Hoạt động trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ trong những năm qua đã có bước phát triển khá, với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế.

- Về thương mại: trên địa bàn huyện là 2.541 cơ sở, trong đó hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sửa chữa xe có động cơ. Các loại hình cửa hàng bán buôn, bán lẻ của huyện tập trung chủ yếu ở trung tâm huyện, dọc các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, ở thị tứ của các xã và các khu phố.

- Hoạt động dịch vụ vận tải: Dịch vụ vận tải có bước phát triển, khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng. Có 2 tuyến xe buýt Vĩnh Phúc - Tam Dương với 30 lượt xe mỗi tuyến đi đến mỗi ngày và hàng trăm xe tải lớn nhỏ, đã đáp ứng yêu cầu vận chuyển hành khách và hàng hoá.

- Dịch vụ bưu chính viễn thông có tốc độ phát triển nhanh và theo hướng hiện đại.

Ngoài ra, dịch vụ điện năng trên địa bàn huyện phát triển tương đối tốt. [25]

3.2 Thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai

3.2.1 Triển khai thi hành Luật Đất đai

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện triển khai thực hiện sâu rộng đến cán bộ, nhân dân để mọi người cùng nhận thức được và thực hiện tốt các nội dung quy định của Luật Đất đai [25].

3.2.2 Tình hình quản lý đất đai

Trong những năm qua, Huyện uỷ, HĐND huyện, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong huyện triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước, nên công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện được quản lý chặt chẽ, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, đảm bảo phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu, cụm công nghiệp đã thu hút nhiều dự án của các tổ chức trong và ngoài tỉnh, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động địa phương, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng [25].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.2.1 Địa giới hành chính

Thực hiện chỉ thị 364/CP, huyện Tam Đảo (cũ) đã hoàn thành việc hoạch định địa giới hành chính ở 3 cấp xã, huyện, tỉnh. Khi tái lập huyện (năm 1998), theo chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND 2 huyện Bình Xuyên và Tam Dương tập trung thực hiện việc chia tách, xác định đường địa giới của hai huyện. Năm 1999, UBND huyện tổ chức việc thực hiện việc điều chỉnh đường địa giới giữa huyện và thị xã Vĩnh Yên theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền; năm 2003 huyện Tam Dương điều chỉnh địa giới do tách xã Tam Quan, Đại Đình, Hồ Sơn, Hợp Châu sang huyện Tam Đảo thực hiện theo Nghị định 153/2003/NĐ-CP; đến nay đường địa giới trên địa bàn huyện đã cơ bản được hoàn tất ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. [25].

3.2.2.2 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên trong những năm qua việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện được triển khai khá đồng bộ.

- Tổ chức kiểm tra, rà soát và điều chỉnh, bổ sung phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt của huyện và các xã, thị trấn cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Tổ chức công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật. [25].

3.2.2.3 Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 181/2004/NĐ-CP, huyện đã thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đủ điều kiện. Kết quả thực hiện đến năm 2010 như sau: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện đã giao 99,69% cho các đối tượng sử dụng và quản lý.

Việc giao đất, cho thuê đất được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng giữa các đối tượng có điều kiện tương tự được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2.4 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất

- Đăng ký quyền sử dụng đất: Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân và hướng dẫn người sử dụng đất kê khai đăng ký theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật về đất đai quy định.

- Lập và quản lý hồ sơ địa chính: hồ sơ địa chính được lập theo Thông tư số 29/2006/TT-BTNMT và 09/2010/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên và môi trường. Hồ sơ sau khi kiểm tra, nghiệm thu được quản lý, lưu trữ theo đúng quy định.

- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Hiện nay huyện đang tiếp tục làm thủ tục để cấp giấy cho các hộ còn lại theo quy định của pháp luật đất đai về quản lý và sử dụng đất.

3.2.2.5 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác điều tra kiểm kê đất đã tiến hành qua 2 đợt, năm 2005 và năm 2010 với 13 xã, thị trấn và tổng kiểm kê đất đai toàn huyện. Việc thống kê đất đai được tiến hành theo định kỳ hàng năm, đã giúp cho công tác quản lý đất đai từng bước đi vào nề nếp. Chất lượng công tác thống kê, kiểm kê đất đai đã dần được nâng cao.

3.2.2.6 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Phối hợp với Thanh tra Nhà nước huyện xây dựng kế hoạch định kỳ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đất đai tại UBND các xã, thị trấn, các dự án đầu tư trên địa bàn.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thi hành pháp luật về đất đai đối với việc sử dụng đất của các dự án đầu tư; việc sử dụng đất của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước được giao đất để đảm bở việc sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3.2.2.7 Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai

Đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được tiếp nhận và giải quyết một cách kịp thời, tư vấn, hướng dẫn các thủ tục trong công tác quản lý đất đai tạo sự thuận tiện cho bà con nhân dân. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bằng nhiều hình thức, tăng cường chỉ đạo, phối hợp giữa các ngành công an, quân sự với các đoàn thể, phối hợp giữa xã với xóm để ngăn chặn, giải quyết, xử lý các vi phạm có hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định tình hình nông thôn [25].

3.3 Kết quả thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất để thực hiện dự án: Khu công nghiệp Tam Dƣơng II – Giai đoạn 1

3.3.1 Giới thiệu khái quát về dự án nghiên cứu

Khu công nghiệp Tam Dương II nằm ở trung tâm phát triển công nghiệp Huyện Tam Dương Tỉnh Vĩnh Phúc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 65 Km, cách ga hàng không quốc tế Nội Bài 40 Km, nằm về Phía Bắc ranh giới quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc và phía Nam Vườn quốc gia Tam Đảo.

Khu công nghiệp Tam Dương II – Giai đoạn 1 rộng 90,0678 ha tại xã Kim Long - huyện Tam Dương, nằm trên trục đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh, rất thuận lợi về giao thông và phù hợp để phát triển công nghiệp.

Khu công nghiệp Tam Dương II, quy mô 750 ha được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch danh mục các KCN ưu tiên phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 tại văn bản số 1581/TTg-KTN ngày 03/9/2009. Hiện tại KCN Tam Dương II được UBND tỉnh phê duyệt QHCT giai đoạn I tại Quyết định số 2828/QĐ-UBND ngày 30/10/2012, diện tích quy hoạch là 90,0678 ha, diện tích đất công nghiệp 62,8 ha. UBND tỉnh đã giao Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất tỉnh làm Chủ đầu tư dự án bồi thường giải phóng mặt bằng KCN này. Về hạ tầng, Thường trực Tỉnh ủy đã cho chủ trương và UBND tỉnh đã quyết định giao Ban Quản lý các khu công nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Tam dương II, giai đoạn I bằng vốn ngân sách tại Quyết định số 3583/QĐ-UBND ngày 24/12/2012.

Về thu hút đầu tư, trong KCN Tam Dương II (Giai đoạn 1) đã có 02 nhà đầu tư đăng ký được cấp Giấy CNĐT đầu tư là Công ty TNHH VITTO-VP và Công ty TNHH Công nghiệp Hưng Phúc với tổng diện tích sử dụng 70 ha, tổng vốn đăng ký là 3.948 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện nay chưa có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng. Việc lựa chọn giao chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tầng kỹ thuật KCN Tam Dương II là rất cần thiết, nhằm huy động, sử dụng vốn của các nhà đầu tư có tiềm năng để xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp là rất cần thiết.

Để khai thác được hiệu quả đầu tư tuyến đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh, đồng thời để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội, cơ cấu lao động tại khu vực huyện Tam Dương, Tam Đảo và lân cận, giảm áp lực giao thông cho đô thị Vĩnh Yên, khai thác tiềm năng đất đai, nhất là quỹ đất đồi khu vực phía Bắc tỉnh, việc triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Tam Dương II ngay trong giai đoạn 2010 -2015 là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Hình 3.2: Khu công nghiệp Tam Dương II – Giai đoạn 1

Khu công nghiệp Tam Dương II – Giai đoạn 1 đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt QHCT xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2731/QĐ-UBND ngày 03/10/2013. Để có sự chuẩn bị đầu tư chuẩn xác, hợp lý và khoa học cho việc đầu tư xây dựng công trình, việc lập dự án ĐTXD cho công trình là thực sự quan trọng và cần thiết, phù hợp với chủ trương chính sách của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, phù hợp với nhu cầu nguyện vọng chính đáng của nhân dân trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.2 Các văn bản pháp lý có liên quan đến các dự án

3.3.2.1 Các văn bản pháp lý chung

Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Luật Đất đai năm 2003;

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án khu công nghiệp Tam Dương II - giai đoạn 1, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)