Một số văn bản về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án khu công nghiệp Tam Dương II - giai đoạn 1, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 33)

1.1 .2Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

1.4.2. Một số văn bản về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào

đích An ninh-Quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

Sau khi Quốc hội ban hành Luật Đất đai 2003, các chính sách về đất đai cũng thay đổi theo. Như vậy, để phù hợp với sự ra đời của Luật Đất đai mới và tình hình thực tiễn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật sau:

Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng [9].

Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP [1].

Thông tư số 69/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 02/08/2006 về sửa đổi, bổ sung cho Thông tư số 116/2004/TT-BTC.

Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung [10].

Nghị định 84/2007/NĐ-CP đã bãi bỏ khoản 6 và khoản 8 Điều 8, các Điều 41, 42, 47, 49, đoạn 2 khoản 2 Điều 50 Nghị định 197/2004/NĐ-CP.

Thông tư 14/2008/TTLB-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên & Môi trường ngày 31/01/2008 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/2007/NĐ-CP.

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [11].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thông tư 14/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên & Môi trường ngày 01/10/2009 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.

Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

1.5 Chính sách về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập năm 1997, thực hiện Luật Đất đai năm 1993, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 286/QĐ-UB ngày 01/4/1997 về giá đất trên địa bàn tỉnh [27] , làm căn cứ để bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Luật Đất đai năm 1993. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng ban hành một số văn bản quy phạm quy định chi tiết về đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như:

- Quyết định số 2308/1998/QĐ-UB ngày 09/9/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về đền bù và đơn giá bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quyết định số 302/2005/QĐ-UB ngày 27/01/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành bản quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quyết định số 19/2007/QĐ-UB ngày 21/3/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quyết định số 15/2008/QĐ-UB ngày 06/3/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quyết định số 59/2009/QĐ-UB ngày 10/11/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Quyết định số 18/2011/QĐ-UB ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày 23/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định về thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ban hành kèm theo Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/04/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định về giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011.

Quyết định số 60/2011/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định về giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012.

Quyết định số 55/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định về giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013.

Quyết định số 42/2013/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014;

Như vậy ngay sau khi tái lập, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành các quy định trong công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB theo tinh thần các văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành đáp ứng kịp thời trong công tác quản lý đất đai nói chung và công tác bồi thường GPMB nói riêng.

1.6 Nhận xét, đánh giá

Qua nghiên cứu chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất của Việt Nam và của tỉnh Vĩnh Phúc qua các thời kỳ cho thấy vấn đề bồi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thường, GPMB đã được đặt ra từ rất sớm, các chính sách đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được điều chỉnh tích cực để phù hợp hơn với xu hướng phát triển của đất nước. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trong những năm gần đây đã có nhiều điểm đổi mới khắc phục những bất cập về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại, bất cập chủ yếu như:

- Chưa có cơ chế giải quyết một cách rõ ràng, minh bạch, hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư, chưa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn tới tình trạng so bì, khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án nhưng thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm. Tình trạng khiếu kiện về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, TĐC vẫn là chủ yếu.

Từ thực tế tình hình quản lý Nhà nước và các chính sách bồi thường hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất qua các thời kỳ và hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB, hạn chế thấp nhất khiếu nại, tố cáo về bồi thường GPMB, ổn định an ninh chính trị, bảo đảm đời sống nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.

Các hộ dân chịu sự ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất xây dựng dự án Khu công nghiệp Tam Dương II - Giai đoạn 1.

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- : Tổng diện tích thu hồi để thực hiện dự án xây dựng khu công nghiệp Tam Dương II – Giai đoạn 1 là: 90,06 ha.

-

dựng dự án . -

hưởng đến người dân có đất bị thu hồi.

2.1.2.1

ừ tháng 6/2013 đến tháng 7/2014.

2.1.2.2

địa bàn xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tam Dương.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Tam Dương. - Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB, hỗ trợ, tái định cư tại dự án xây dựng khu công nghiệp Tam Dương II- Giai đoạn 1.

- Đánh giá tác động của việc thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi trên địa bàn huyện Tam Dương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đề xuất một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện về chính sách bồi thường hỗ trợ, tái định cư, bảo đảm đời sống, việc làm cho người dân sau khi bị thu hồi.

2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, các sở ngành thuộc UBND tỉnh: Sở Tài nguyên & Môi trường, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc, các phòng, ban trực thuộc UBND huyện Tam Dương: Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Thống kê, phòng NN&PTNT; UBND xã Kim Long có dự án ...

2.3.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra nông hộ: Điều tra thu thập các thông tin liên quan tới tình hình đời sống, việc làm, tâm tư, nguyện vọng, điều tra về các thông tin liên quan đến việc bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất, về giá bồi thường, các thông tin về giá bồi thường đối với các hộ chúng tôi đã tiến hành thiết kế phiếu điều tra nông hộ. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra được 120 hộ trên tổng số 592 hộ có đất bị thu hồi cho Công nghiệp Tam Dương II- Giai đoạn 1). Số lượng mẫu như trên là đủ để đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu, quá trình điều tra phỏng vấn được diễn ra một cách ngẫu nhiên tại các nông hộ. Về tiêu chí chọn các hộ điều tra chúng tôi phân thành nhóm hộ:

- Nhóm hộ mất đất ở, nhà ở (30 hộ). Những người dân được điều tra bao gồm cả nam và nữ ở các lứa tuổi khác nhau. Về việc làm của các hộ bao gồm cả các hộ thuần nông và các hộ có nghề nghiệp khác, công chức viên chức, buôn bán, dịch vụ...

- Nhóm hộ mất đất nông nghiệp (90 hộ), các tiêu chí lựa chọn các hộ ở nhóm này cũng như nhóm 1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiểu và trò chuyện với người dân để nắm bắt được thực trạng công tác bồi thường GPMB, tình hình đời sống, việc làm và tâm lý của họ khi bị thu hồi đất.

+ Điều tra tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng Khu Công nghiệp Tam Dương II - Giai đoạn 1.

+ Điều tra về kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án trên bằng cách phỏng vấn trực tiếp ban quản lý dự án, ban bồi thường - giải phóng mặt bằng huyện Tam Dương, Ban giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3.3 Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho các kết quả nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL.

2.3.4 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các chuyên gia về các lĩnh vực: quản lý đất đai, nông nghiệp, chính sách xã hội, các cán bộ lãnh đạo các cấp, các nông dân, tham khảo ý kiến của những người am hiểu về đất đai tại địa phương, xin ý kiến về các giải pháp và mong muốn, nguyện vọng của người dân để nắm bắt rõ hơn, rộng hơn so với nội dung các phiếu điều tra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tam Dƣơng

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Tam Dương là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, được giới hạn bởi toạ độ 21018’đến 21025’ vĩ độ Bắc 105036’ đến 105038’ kinh độ Đông. Trên địa bàn huyện có đường Quốc lộ 2A, Quốc lộ 2C đi qua và nối với huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang. Huyện Tam Dương có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo.

- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và thành phố Vĩnh Yên. - Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc. - Phía Tây giáp huyện Lập Thạch.

Trung tâm huyện lỵ của huyện Tam Dương được đặt tại khu vực ngã tư Me thị trấn Hợp Hoà, cách trung tâm tỉnh lỵ 9 km. Đứng trước điều kiện đó, Tam Dương có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội làm thay đổi bộ mặt nông thôn, song huyện sẽ phải sử dụng nhiều quỹ đất nông lâm nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp, vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần phải có chiến lược sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả [25].

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Huyện Tam Dương có địa hình bán sơn địa, nằm ở vùng miền núi, trung du nối tiếp với đồng bằng. Do vậy địa hình tương đối phức tạp và đa dạng, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng núi cao chủ yếu nằm ở các xã sát dãy núi Tam Đảo. Các xã thấp thuộc vùng trung du nằm ở phía Nam của huyện. Có độ cao trung bình từ 19m đến 20m so với mặt nước biển, còn lại một số xã là đồng bằng (Hợp Thịnh, Vân Hội) [25].

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ. Ngoài ra còn mùa xuân và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp với thời gian không dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lượng mưa bình quân hàng năm là 1348,87mm. Mưa nhiều vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.

Nhiệt độ không khí trung bình trong năm là 24,10C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 300C (tháng 6), thấp nhất là 16,30C (tháng 1).

Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu cây trồng. Do dãy núi Tam Đảo chắn hướng gió mùa Đông Bắc nên gây mưa nhiều, ảnh hưởng không ít đến sản xuất nông nghiệp [25].

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư dự án khu công nghiệp Tam Dương II - giai đoạn 1, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)