Đến đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh đất nƣớc bị Pháp cai trị, các nhà Nho duy tân đã kế thừa những quan điểm về dân của các bậc tiền bối trong lịch sử và phát triển tƣ tƣởng về dân lên một bƣớc mới. Đó là một bƣớc ngoặt phát triển thật sự của tƣ tƣởng chính trị.
Khác với tuyệt đại đại bộ phận giai cấp phong kiến, hoặc đầu hàng thực dân, hoặc than thở, bi quan. Những sĩ phu yêu nƣớc duy tân đã ý thức đƣợc trách nhiệm trƣớc lịch sử, họ biết dựa vào nhân dân, coi dân là chủ đất nƣớc và cố gắng tìm con đƣờng cứu nƣớc, cứu dân.
Phan Bội Châu nói tha thiết: “Ngƣời, dân ta; của dân ta,
Dân là dân nƣớc, nƣớc là nƣớc dân. …Sông phía Bắc, bể phƣơng Đông Nếu không dân cũng là không có gì”
(Hải ngoại huyết thư) Nhận thức đƣợc vai trò của quần chúng nhân dân, các nhà Nho yêu nƣớc thời kỳ này đã chú trọng đến vai trò của văn hoá tƣ tƣởng, đến công cuộc đổi mới tƣ duy cho nhân dân, xây dựng con ngƣời mới. Họ công khai tuyên chiến với ý thức hệ lạc hậu phong kiến, tố cáo chính sách làm ngu dân của bọn thực dân xâm lƣợc, phác họa hình ảnh con ngƣời mới. Đó là mẫu ngƣời có tinh thần: yêu nƣớc quật cƣờng, yêu đồng bào, ghét cƣờng quyền, trọng danh dự, trọng nghĩa vụ, thông minh, can đảm, lấy quyền lợi chung của tổ quốc, nhân dân đặt
trên lợi ích cá nhân. Hai nhà chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là tiêu biểu cho quan niệm tiến bộ về dân trong giai đoạn này.
Tƣ tƣởng thân dân của Phan Bội Châu
Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v... Theo gia phả họ Phan, ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nƣớc. Năm 17 tuổi ông viết bài “Hịch Bình Tây Thu Bắc” đem dán ở cây đa đầu làng để hƣởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lƣơng lập đội nghĩa quân Cần Vƣơng chống Pháp nhƣng việc không thành. Ông dự khoa thi hƣơng năm Canh Tý (1900) ở trƣờng Nghệ và đậu Giải nguyên. Năm 1901, Phan Bội Châu chính thức bƣớc vào cuộc đời hoạt động cách mạng. Theo Phan Bội Châu thì “nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, “dân đã không còn thì chủ đâu mà có”. Cho nên phải dùng vũ lực giành lại độc lập rồi mới nói đến dân chủ, đến việc làm cho dân giàu nƣớc mạnh. Con đƣờng cứu nƣớc mà Phan Bội Châu lựa chọn là con đƣờng bạo động, đấu tranh vũ trang. Năm 1904 Phan Bội Châu mở hội nghị toàn quốc để thành lập hội kín, sau đổi là Duy Tân hội. Hội chủ trƣơng dùng vũ trang bạo động và nhờ ngoại viện để đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam lập ra chính phủ độc lập. Đầu năm 1905 theo kế hoạch của Hội Duy tân, Phan Bội Châu đã xuất dƣơng sang Nhật, nhờ Nhật giúp đỡ để đánh Pháp. Đƣợc Nhật nhận lời giúp du học sinh Việt Nam học tập, Phan Bội Châu về nƣớc đã xốc lên một phong trào Đông Du hết sức sôi nổi (1905 – 1908). Thông qua sách báo, thơ văn đã vận động đƣợc gần 200 lƣu học sinh Việt Nam sang Nhật rồi kêu gọi đồng bào “kết đoàn thể, liên tính tình, hợp mƣu trí, góp của cải” để ủng hộ lƣu học sinh và đánh đuổi thực dân Pháp.
Đề cao vai trò làm chủ đất nƣớc của nhân dân, theo Phan Bội Châu, để thực hiện “Duy tân”, trƣớc hết phải xây dựng con ngƣời, xây dựng tƣ tƣởng mới cho nhân dân. Phan Bội Châu tin tƣởng rằng: “Sau khi duy tân rồi, thì dân trí sẽ mở mang, dân khí sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt; vận mệnh nƣớc ta do dân ta nắm giữ” [77, tr.255]. Toàn bộ những sáng tác thơ văn của Phan Bội Châu đều phản ánh nỗi đau, nỗi nhục mất nƣớc của dân tộc Việt Nam, mà nguyên nhân đƣợc ông chỉ ra là xuất phát từ con ngƣời, theo ông: “Biến cố do ngƣời gây nên, vận trời theo liền đó”. Rõ ràng, quan niệm của Phan Bội Châu hoàn toàn khác hẳn quan niệm “Thiên mệnh” của các nhà Nho cũ. Ông khẳng định: “Ngƣời trong một nƣớc đều là chủ thể của một nƣớc để cạnh tranh với nƣớc khác”, vì vậy “... nhân dân là quan trọng nhất, nhân dân còn thì nƣớc còn, nhân dân mất thì nƣớc mất”. Đến Phan Bội Châu, ngƣời dân đƣợc đồng nhất với tổ quốc “dân là dân nƣớc, nƣớc là nƣớc dân”. Quan niệm về dân đã phát triển từ thần dân sang quốc dân. Theo đó, Phan Bội Châu yêu cầu mỗi con ngƣời phải tự thức tỉnh để nhận thức đƣợc thực trạng vong quốc của đất nƣớc.
Để khắc phục những điều nêu trên, dân tộc phải tự đổi mới (Phan Bội Châu gọi là “tự tân”). Bởi theo ông, có “Tự tân” thì mới có “Tự cƣờng”, mới có sức mạnh để chiến thắng bản thân và chiến thắng kẻ thù. Tinh thần đổi mới theo quan niệm của Phan Bội Châu gồm sáu điểm:
1. Đổi mới ý chí thái độ, nâng cao chí tiến thủ.
2. Đổi mới cách sống, đổi mới quan hệ, tăng cƣờng tinh thần thƣơng mến tin yêu nhau.
3. Đổi mới hành động nghề nghiệp.
4. Đổi mới tinh thần trách nhiệm đối với dân, nƣớc. 5. Đổi mới sự nghiệp công đức.
6. Đổi mới nhận thức và đổi mới thực hành, mối quan hệ giữa lẽ sống và cái chết; đổi mới quan hệ giữa tri và hành; danh và lợi; hoạ và phúc.
Trong sáu yêu cầu đổi mới, Phan Bội Châu đã nhấn mạnh đến vấn đề “ý chí” tự rèn luyện bản thân con ngƣời. “Theo Phan Bội Châu, ta phải tự mài
“gƣơng tri thức ta” cho trong, ta phải tự khêu “đèn tri thức ta” cho sáng, ta phải biết tự mình suy, tự mình nghĩ, tự mình làm, ta phải biết “Tự tân” để “Tự tồn”, ta phải biết tự trọng tự chủ, tự bán “cái dã man”, tự mua “cái văn minh trong tủy”.
Từ yêu cầu tự thức tỉnh, Phan Bội Châu chủ trƣơng giáo dục con ngƣời, nhằm giải phóng con ngƣời tiến đến giải phóng dân tộc. Ông giải nghĩa hai chữ giáo dục: Chữ “giáo” theo nghĩa: Khơi đắc trí khôn, mở rộng tai mắt. Chữ “dục” có nghĩa là nuôi, điêu luyện chân tay, nuôi nấng thể lực. Gần đây nền học mới có 3 chữ “dục”. Nuôi đức tính gọi là đức dục, nuôi trí khôn gọi là trí dục, nuôi sức mạnh gọi là thể dục. Ông chỉ ra mối liên hệ giữa đức dục, trí dục và thể dục nhƣ sau: “Làm nên ngƣời quốc dân tốt, thời trƣớc hết phải bồi dƣỡng cái giáo dục thuần khiết nhƣ lòng ái quốc, nhƣ lòng hợp quần, nhƣ lòng công ích, tất cả cầu cho thật thà hết sức, không có một chút gì dối trá để cho ngƣời ta nghi ngờ, thế thì cái cội gốc làm quốc dân rất tốt đã kiên cố rồi. Lại thứ nữa phải cầu cho đƣợc tri thức mở mang, nhƣ thế nào là lợi dụng đƣợc, nhƣ thế nào là rộng đƣờng kinh tế mà lợi ích cho nhân dân cho quần chúng, tất phải mỗi việc phải theo trên đƣờng khoa học mà cầu cho tri thức mỗi ngày mỗi phát đạt để cho vừa với sự yêu cầu trong xã hội; lại nhƣ thế thời cơ sở làm quốc dân tốt đã dầy dặn rồi, mà còn lại một sự rất cần cấp thời không chi bằng chăm chỉ về đƣờng thể dục” [77, tr.544]
Nhƣ vậy với mục tiêu đức dục, trí dục và thể dục, quan niệm của Phan Bội Châu rất sát với đƣờng lối giáo dục của nƣớc ta hiện nay. Phan Bội Châu cũng cho rằng, nền giáo dục mới không phải chỉ nhắm vào một tầng lớp ngƣời mà phải là toàn thể nhân dân, vì “Trong cuộc cạnh tranh bằng trí lực giữa các nƣớc, cái quyết định không phải là trí khôn của một số ngƣời mà phải là trí khôn của tất cả mọi ngƣời”. Trong Lƣu cầu huyết lệ tân thƣ, ông đề ra “Những kế hoạch sẽ cấp cứu đồ tồn” là:
– Khai dân trí (mở trí khôn cho dân).
– Thực nhân tài (vun trồng nhân tài).
Với Phan Bội Châu, “giáo dục là sinh mệnh của quốc dân”. Quốc dân suy đồi là do bụng đói và óc đói. Hoạt động chính trị phải dựa trên tri thức, nâng cao trình độ học vấn của ngƣời dân là cơ sở vững chắc để xác lập vị thế, sự sống còn, sự giàu mạnh của đất nƣớc cũng nhƣ của mỗi ngƣời dân. Phan Bội Châu
viết: “Phàm người trong một nước mà giàu mạnh được có thể cùng thế giới
tranh đua, giành sự sống còn, tất phải lấy giáo dục làm cơ sở.” [77, tr.525 –
526]. Ở đây, chúng ta thấy có một sự đồng điệu giữa quan niệm của Phan Bội
Châu và Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Để chấn hƣng giáo dục, Phan Bội Châu đề ra nội dung chƣơng trình học bao gồm các môn học: triết, văn, sử, chính trị, kinh tế, quân sự, luật pháp, công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng nghiệp, nữ công, y thuật, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, thể dục, âm nhạc... Nhìn chung, Phan Bội Châu đã xác định một nền giáo dục toàn diện, hiện đại khác xa đƣờng lối giáo dục của nhà nƣớc phong kiến. Song Phan Bội Châu cũng không phủ định nền học vấn Nho giáo đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa dân tộc. Bởi lẽ, ông nhận thấy đƣợc những giá trị từ trong học thuyết Nho gia với những phạm trù: Nhân, Hiếu, Nghĩa, Trí, Dũng là những giá trị trƣờng tồn.
Tƣ tƣởng về giáo dục của Phan Bội Châu là một trong những nội dung căn bản nhất của tƣ tƣởng dân chủ của ông. Quan niệm về dân đồng nhất với quốc dân thể hiện sự chuyển biến tích cực mới mẻ trong tƣ tƣởng của Phan Bội Châu, từ quân chủ sang dân chủ, từ quân quyền sang dân quyền, từ tôn quân sang tôn dân. Và, ở một mức độ nào đó, xét theo khuynh hƣớng phát triển, có thể nói, từ xã hội thần dân sang xã hội công dân. Đây chính là bƣớc chuyển trung gian từ quan niệm thần dân sang quan niệm nhân dân sau này.
Tƣ tƣởng thân dân của Phan Châu Trinh.
Phan Châu Trinh tự là Tử Cán, hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Huy Mã, sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện Hà Đông nay thuộc thôn Tây Hồ, xã Tam Phƣớc, huyện tam kỳ, tỉnh Quảng Nam – Đã Nẵng. Cha là Phan Văn Bình, một
võ quan của nghĩa quân Cần Vƣơng, làm chức tƣớng coi việc lƣơng. Mẹ là Lê Thị Trung, một ngƣời có học. Tuổi nhỏ Phan Châu Trinh đã sớm chứng kiến cảnh đất nƣớc bị xâm lăng. Đất Quảng Nam đã từng đƣợc chọn làm nơi thử thách đầu tiên và đã tỏ ra sức chịu đựng gan góc dạn dày. Cha đột ngột bị sát hại, khiến ông và gia đình vô cùng đau xót hoang mang. Sau thời gian đó, ông chăm chỉ học hỏi sách vở thánh hiền, dành thời gian giao du gặp gỡ bạn bè cùng chí hƣớng, tu dƣỡng cho mình những phẩm cách quí giá của ngƣời có chữ nghĩa. Giáo dục Nho học chân chính đã rèn đúc cho ông những giá trị lớn có ảnh hƣởng đến việc hình thành tƣ tƣởng dân chủ của ông. Thơ ca của ông thời kỳ này đã bộc bạch rõ rệt ý thức về trách nhiệm của ngƣời trí thức với non sông, ý thức này nhiều lần đƣợc khẳng định trong di thảo:
“Làm trai trót gánh gánh giang san
Dám nại xa xôi bỏ giữa đàng…” [33, tr.525 – 526].
Những bài học về trách nhiệm của kẻ sĩ là động cơ thôi thúc ông dấn thân vào cuộc đấu tranh tìm con đƣờng sống mới cho dân tộc tồn vong. Giống nhƣ Phan Bội Châu, ông tự thấy mình phải có bổn phận xoay lại tình thế đất nƣớc. Là ngƣời có chí hƣớng giúp đời, giúp nƣớc, Phan Châu Trinh đã thi đỗ phó bảng, lúc đầu ra nhậm chức ở kinh đô Huế, ông tƣởng rằng có công việc thi thố hữu ích. Sau đó, ông nhận thức đƣợc hóa ra làm quan cũng chỉ là lối chầu chực đón ý, lo sao cho vừa lòng quan trên, để thỏa chí “vinh thân phì gia” mà thôi. Chính những bất mãn đó khiến ông chểnh mảng đến nhiệm sở, nhƣng ông luôn luôn suy tƣ tìm đƣờng cứu nƣớc, cứu dân.
Cũng với tƣ tƣởng đề cao vai trò của quần chúng nhân dân, để có thể giải phóng đất nƣớc, giải phóng dân tộc, nhƣng đối lập với biện pháp “tự tân” của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cho rằng để chấn hƣng dân tộc phải dựa trên những thành tựu văn minh của Pháp để tranh thủ thực hiện canh tân. Ở ông đã có sự kế thừa xuất sắc những đề nghị cải cách hợp lý của Nguyễn Trƣờng Tộ, Nguyễn Lộ Trạch nhƣ: mở mang nghề nghiệp, dạy cho dân biết phát triển công, nông, thƣơng, tín, biết đổi mới phong tục lạc hậu. Nhƣng so với những ngƣời
trƣớc và đƣơng thời cống hiến xuất sắc của Phan Châu Trinh là ông đã phát huy đƣợc vai trò của ngƣời dân, trƣớc hết là giáo dục họ nâng cao dân trí, rồi bày cho họ tự ý thức về quyền và trách nhiệm của mình. Từ đó họ sẽ tự quyết định đƣợc nhiều việc khác. Đó chính là nội dung chủ thuyết “tân dân”: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, con đƣờng đi đến dân chủ, dần dần đi đến độc lập, tự chủ sau này.
+ Khai dân trí: nhằm mở mang trí tuệ cho nhân dân, bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc. Bỏ lối học của Nho giáo, chú trọng khoa học kỹ thuật phƣơng Tây. Chống mê tín dị đoan, bài trừ hủ tục ở nông thôn. Xây dựng một nền học vấn và văn hoá tiến bộ, xây dựng con ngƣời toàn diện thích ứng cuộc sống văn minh.
+ Chấn dân khí: kêu gọi tinh thần yêu nƣớc và dũng khí đấu tranh của đồng bào, mà trƣớc hết là giới trí thức phong kiến.
+ Hậu dân sinh: thúc đẩy phát triển kinh tế bằng sức tự lực, tự cƣờng. Vận động nhân dân tiêu dùng hàng trong nƣớc, gây dựng những cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành nghề, khẩn hoang, lập vƣờn.
Ông đã thể hiện những tƣ tƣởng này vào trong thơ ca vận động phong trào duy tân, và dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp canh tân văn hóa ấy. Hơn thế nữa, khi nƣớc ta đã mất chủ quyền, vua quan đều yên phận bù nhìn nô lệ, Phan Châu Trinh chủ trƣơng cố gắng tranh thủ chính phủ “bảo hộ” về mặt pháp lý, còn chủ yếu là thức tỉnh kêu gọi nhân dân đứng lên đòi quyền sống, quyền làm ngƣời cho chính mình. Nội dung truyền bá tƣ tƣởng Phan Châu Trinh đƣa ra còn là bài xích uy lực của thần quyền, của đế quyền, đề cao vai trò, sức mạnh của ngƣời dân, thổi vào họ một sinh khí, nghị lực mới, chỉ cho thấy những việc cụ thể phải làm để phấn đấu tự cƣờng, tự miễn để tiến bộ, đủ sức khác cự lại cƣờng quyền. Công lao to lớn của Phan Châu Trinh là lần đầu tiên ông đƣa ra tƣ tƣởng đặt ngƣời dân với tƣ cách là công dân đối diện với công cuộc cứu nƣớc, qua việc dạy họ cách tự cứu lấy mình, bằng cách học hỏi dân quyền:
“Dân ta là thánh là thần
Bền gan chắc dạ, quỷ thần cũng kiêng” [33, tr.140].
Có thể nói, so với các nhà tƣ tƣởng trong lịch sử đã đƣa ra tƣ tƣởng trọng dân, thƣơng dân thì ở Phan Châu Trinh đã có sự tiến bộ hơn rất nhiều. Các nhà tƣ tƣởng tiền bối chƣa bao giờ đặt dân vào vị trí chủ thể, tôn dân lên là thánh là thần của chính số mệnh mình nhƣ các nhà Duy tân, mà ở Phan Châu Trinh nó đƣợc xây dựng thành chính giáo Dân quyền.
Phan Châu Trinh thấy rằng yêu nƣớc là phải tôn dân, phải làm cho dân ý