Công nghệ Common Rail, một sản phẩm của Fiat được trình làng năm 1997 đã mở đường cho hơn một thập kỷ phát triển với các sản phẩm như MultiJet (phun nhiều lần), động cơ diesel cỡ nhỏ và gần đây là công nghệ Modular Injection. Những sản phẩm này sẽ sớm được tung ra thị trường.
Độ nâng xupap
Hình 6.7 Hệ thống MultiAir
Tương tự, Công nghệ MultiAir ra mắt trên toàn thế giới 2009 sẽ mở ra một sự phát triển mới cho công nghệ động cơ xăng :
Sự kết hợp giữa MultiAir với phun xăng trực tiếp để nâng cao khả năng phản ứng và tiết kiệm nhiên liệu.
Việc đưa ra nhiều chế độ mở xupap tối ưu hơn có thể làm giảm lượng khí thải nhiều hơn.
Cải tiến động cơ tăng áp, kết hợp việc tăng áp suất khí nạp với điều khiển quá trình mở xupap để tối ưu hóa lượng hòa khí nạp vào xylanh.
Song song với hệ thống phun xăng điện tử phát triển trong những năm 70 và Common Rail trong những năm 90 là những đột phá công nghệ cụ thể, công nghệ điều khiển xupap MultiAir có thể áp dụng cho tất cả các loại động cơ đốt trong với bất cứ loại nhiên liệu đốt cháy nào. MultiAir lúc đầu được phát triển cho động cơ sử dụng các loại nhiên liệu nhẹ như xăng đến khí gas tự nhiên và khí hidro. Tuy nhiên nó cũng có khả năng cho việc giảm khí thải của động cơ diesel. Thực chất việc giảm 60% NOx đạt được bởi công nghệ tái tuần hoàn khí xả bằng việc mở lại xupap hút trong quá trình xả, trong khi tối ưu việc điều khiển xupap lúc khởi động lạnh và làm nóng động cơ có thể mang đến hiệu quả giảm tới 40% khí HC và CO. Cải thiện hiệu suất động cơ điesel tương tự như động cơ xăng, sự tiêu hao nhiên liệu được giảm thiểu xuống bởi sự giảm tổn thất bơm. Vì thế động cơ diesel trang bị Multiair sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Trong tương lai việc cải tiến kỹ thuật ở hệ thống truyền động có thể mang lại những lợi ích từ sự thống nhất cấu trúc của động cơ xăng và diesel. Chính vì vậy sản phẩm quy lát động cơ MultiAir đã được hình thành và phát triển để phù hợp với cả động cơ xăng và diesel. Bộ chấp hành điện-thủy lực của MultiAir không nằm ngoài quy luật đó, với sự đa dạng trong việc gia công, các linh kiện phụ trợ được mang đến từ ứng dụng Fire và SGE của Fiat.
Đồ án tốt nghiệp này đi sâu nghiên cứu hai vấn đề chính là :
• Tối ưu hóa thời điểm, thời gian phân phối khí của động cơ đốt trong
• Thay đổi độ nâng của xupap để phù hợp với các điều kiện hoạt động của động cơ
Kết quả giúp động cơ : • Tiết kiệm nhiên liệu
• Thời điểm phân phối khí phù hợp giúp giảm ô nhiễm khí thải
• Thay đổi độ nâng xupap hợp lý giúp tăng công suất và mômen xoắn động cơ
Những hạn chế chưa đạt được : do thời gian có hạn nên đề tài chưa đi
sâu nghiên cứu hết từng hệ thống của tất cả các hãng xe trên thị trường, đồ án chỉ nghiên cứu lý thuyết mà chưa có các thí nghiệm và mô hình thực tế nên chưa thấy rõ được các kết quả đạt được.
Hướng đề xuất phát triển đề tài trong tương lai : xây dựng các mô hình
thí nghiệm, thực hành thực tế giúp đề tài có tính trực quan dễ hiểu hơn. Áp dụng các nghiên cứu lý thuyết vào ứng dụng trên các động cơ để đề tài thực sự mang lại hiệu quả thực tiễn cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyên lý động cơ đốt trong, Nguyễn Tất Tiến, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2007
2. Nguyên lý tính toán kết cấu động cơ đốt trong, Nguyễn Tấn Quốc, ĐHSPKT Tp. HCM, 2000
3. The impact of valve events upon engine performance and emissions, 2006 4. Tài liệu đào tạo các hãng Honda, Toyota, Mitsubishi, Fiat
5. http://www.oto-hui.com 6. http://www.mechadyne-int.com 7. http://www.pattakon.com 8. http://asia.vtec.net/article/k20a 9. http://www.mitsubishi-motors.com 10. http://en.wikipedia.org