Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của SOHC VTEC

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CAM THÔNG MINH.DOC (Trang 46)

3.2.1 Cấu tạo

Đây là dạng cơ bản nhất của hệ thống VTEC bao gồm những bộ phận sau :

• Trục cam • Các cò mổ

• Cụm chuyển động êm • Van ống

• Hệ thống điều khiển (ECM)

Trục cam: Trục cam của động cơ SOHC VTEC có 3 loại cam, được gọi

là cam cơ bản, cam giữa, và cam thứ cấp. Những cam này có những biên dạng khác nhau để cung cấp thời gian mở xupap và độ nâng khác nhau.

Hình 3.2 Cấu tạo của trục cam SOHC VTEC

Hình 3.3 Cấu tạo của SOHC VTEC

1-Pittông đồng bộ A. 2-Cụm chuyển động êm. 3-Pittông đồng bộ B. 4-Cò mổ giữa

5-Cò mổ cơ bản. 6-Cò mổ thứ cấp. 7-Các xupap nạp. 8-Trục cam

Cam giữa

Cam thứ cấp Cam cơ bản

Cam xả Cổ trục

Các cò mổ: cò mổ cơ bản, cò mổ giữa, và cò mổ thứ cấp được tổ hợp lại

trên một hệ cơ học. Các cò mổ cơ bản và thứ cấp tiếp xúc trực tiếp với các xupap. Nhờ hoạt động của các pittông đồng bộ, pittông dừng và lò xo, sự chuyển động riêng biệt của các cò mổ có thể liên kết với nhau hoặc tách rời nhau trong quá trình hoạt động của động cơ.

Hình 3.4 Cấu tạo cò mổ và pittông

1-Trục cam. 2-Pittông dừng 3-Cò mổ thứ cấp. 4-Cò mổ giữa. 5-Cò mổ cơ bản. 6-Pittông đồng bộ B. 7 Pittông đồng bộ A

Cụm chuyển động êm: Cụm chuyển động êm bao gồm pittông chuyển

động êm, hướng chuyển động êm, các lò xo chuyển động êm A và B. Cụm chuyển động êm tiếp xúc liên tục với cò mổ giữa. Khi vòng tua chậm, cụm chuyển động êm loại trừ các chuyển động không cần thiết của cò mổ giữa, khi vòng tua cao, nó có tác dụng như là một lò xo bổ trợ cho sự hoạt động hài hòa.

1 2 3 5 7 4 6 1 2 7 3 4 5 6

Hình 3.5 Cấu tạo cụm chuyển động êm

1-Cụm chuyển động êm. 2- Cò mổ giữa. 3- Lò xo chuyển động êm A

4- Hướng chuyển động êm. 5- Pittông chuyển động êm. 6- Lò xo chuyển động êm B

7-Trục cam

Van ống: Cụm van ống được lắp đặt bên cạnh sườn của đầu xylanh. Nó

bao gồm tấm chắn, solenoid, và van ống. Chức năng của van này là để điều khiển dòng dầu từ bơm dầu đến các pittông đồng bộ. Khi solenoid được kích hoạt, van ống sẽ mở cho dòng dầu đi qua và các pittông đồng bộ sẽ bị tác động bởi một áp

lực thủy lực, như vậy đã kích hoạt hệ thống VTEC. Công tắc ngắt lực được lắp đặt ở phía sau của van ống. Nó cảm nhận áp suất của dòng dầu tác dụng lên các

pittông đồng bộ và cung cấp thông tin phản hồi đến ECM.

Hình 3.6 Cấu tạo van ống

1- Solenoid. 2- Công tắc ngắt lực. 3- Van ống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1

2 3

Hệ thống điều khiển (ECM): Hệ thống VTEC được điều khiển bởi

PGM-FI ECM. Bằng cách dùng các cảm biến, ECM kiểm tra tốc độ động cơ, mức độ tải động cơ, vận tốc xe, nhiệt độ dung dịch nước làm mát động cơ và nhiều yếu tố khác. Sau đó, dựa theo những thông số này, ECM xác định được điều kiện làm việc hiện tại của động cơ và kích hoạt solenoid khi cần thiết. (Van solenoid điều khiển áp lực thủy lực cung cấp đến van ống.)

Hình 3.6 Cấu trúc hệ thống điều khiển

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CAM THÔNG MINH.DOC (Trang 46)