Một số biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ 1995 đến nay (Trang 75)

5 Linh kiện điện tử, máy tính

3.2.2. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan

Nam với Thái Lan

Qua những phân tích ở chương II, có thể thấy rằng quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Thái Lan đã và đang được phát triển với tốc độ cao. Mối quan hệ này được xây dựng trên một nền tảng pháp lý khá vững chắc, nhận được sự quan tâm thường xuyên của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước và nhất là có sự gặp nhau giữa nhu cầu và lợi ích của các bên tham gia nhờ sự hiện diện của lợi thế so sánh giữa hai nước mang lại. Trong tương lai, mối quan hệ này có nhiều cơ hội để tiếp tục được phát triển. Đối với Việt Nam, mối quan hệ song phương với Thái Lan có tầm quan trọng đặc biệt, bởi Thái Lan là một trong 10 bạn hàng lớn nhất và là nước ASEAN lớn thứ 2 đầu tư tại Việt Nam. Để nắm bắt được những cơ hội phát triển, Việt Nam cần phải đối mặt với những thách thức khác nhau. Vì thế việc đề ra các giải pháp chính sách nhằm đối mặt với những thách thức đó là vô cùng cần thiết. Để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan phát triển trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung giải quyết hai nhóm giải pháp cơ bản sau: Nhóm giải pháp chung và nhóm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu và định hướng nhập khẩu.

3.2.2.1. Những biện pháp chung

Biện pháp chung là biện giải pháp đối với toàn bộ nền kinh tế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Nếu môi trường kinh doanh không thuận lợi, kết quả cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ kém. Hàng hoá Việt Nam sẽ không được người tiêu dùng đón nhận. Nhận thức được điều này, Báo cáo chính trị trình Đại hội IX nêu rõ: “Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển” [20]. Trên thực tế, việc thực thi đường lối chiến lược này chưa đạt được kết quả như mong muốn: thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đồng bộ; cải cách hành chính còn chậm; việc chuẩn bị năng lực hội nhập, gồm năng lực thể chế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp diễn ra chậm, thiếu định hướng chung và bài bản…

Từ nhận định trên đây có thể thấy, công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam đang ở thời điểm hết sức đặc biệt. Việt Nam cần khẩn trương tiến hành các biện pháp đổi mới mạnh mẽ và cương quyết để tận dụng cơ hội và xoay chuyển tình thế bất lợi hiện nay. Gắn với triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan, trong thời gian tới Việt Nam cần có một số biện pháp để thúc đẩy thương mại phát triển như:

- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước là giải pháp ưu tiên hàng đầu, bởi nếu chưa có đổi mới thích hợp trên lĩnh vực này, hiệu quả các chính sách kinh tế chưa thể cao. Tình hình kinh tế Việt Nam cho thấy, các ách tắc thể chế giải thích cho hàng loạt những vấn đề còn tồn đọng; các doanh nghiệp trong nước kém năng động, đầu tư kém hiệu quả, ngân hàng thừa vốn trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn… Nếu chưa có tiến bộ về thể chế kinh tế thị trường thì các nỗ lực chính sách khác khó thành công và có hiệu quả kinh tế cao, thậm chí sự mất cân đối trong nền kinh tế có thể sẽ trở nên trầm trọng và khó khắc phục hơn. Cải cách thể chế kinh tế là một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại; tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, thu hút đầu tư và viện trợ, hội nhập quốc tế và khu vực, nâng cao năng lực đàm phán quốc tế…

- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế - duy trì ổn định kinh tế xã hội

Thực tiễn đã chứng minh, nguồn lực và sức ép hội nhập chống lại tư tưởng ỷ lại, lùi bước, thiếu sẵn sàng và đẩy nhanh các cam kết quốc tế. Những nguyên tắc của WTO là những nguyên tắc phổ cập trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay. Với lại, việc đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO là giải pháp đột phá để cải cách toàn diện nền kinh tế đất nước, bảo đảm được những lợi ích của Việt Nam trong quan hệ song phương với các đối tác khu vực và quốc tế khác nhau. Đương nhiên có thể thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các cam kết gia nhập WTO, cần lưu ý nhiều khâu khác nhau như sáng suốt trong đàm phán để có mức độ cam kết và lộ trình thực hiện các cam kết hợp lý, các cam kết gia nhập WTO đối với các doanh nghiệp, tích cực cải cách thể chế kinh tế và định lại vai trò kinh tế Nhà nước… Sau 11 năm đàm

phán thương mại cùng với sự nỗ lực không ngừng của các nhà lãnh đạo Việt Nam, ngày 7.11.2006 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, mở ra một thời đại mới cho Việt Nam với nhiều cơ hội nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức lớn lao.

Bên cạnh việc thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần duy trì sự ổn định chính trị, kinh tế xã hội. Cải cách nền kinh tế, xã hội chỉ có thể được tiến hành tốt nếu duy trì ổn định chính trị, xã hội và khi đó kinh tế mới có điều kiện phát triển. Trong thời gian qua ổn định kinh tế xã hội là một điểm mạnh của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế ngoại thương, do vậy cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

- Phát triển kinh tế tư nhân, tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn.

Các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Những năm đầu thế kỷ XXI này, sức ép cạnh tranh của thị trường trong nước và quốc tế ngày càng trở nên gay gắt thì vai trò của các doanh nghiệp tư nhân càng được đề cao. Ở Việt Nam khu vực kinh tế tư nhân phát triển chưa mạnh đã gây trở ngại to lớn đối với sự phát triển thương mại quốc tế. Vì vậy, khuyến khích hơn nữa sự phát triển khu vực tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ tạo ra một khu vực doanh nghiệp đủ mạnh, có khả năng thu hút và hợp tác hiệu quả với các doanh nghiệp Thái Lan. Để các sản phẩm Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, chúng ta cần có những doanh nghiệp tầm cỡ, cần tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Đầu thế kỷ XXI, trên thế giới nổi lên làn sóng mạnh mẽ về liên kết, sát nhập công ty. Quy mô của các công ty là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc hình thành lợi thế cạnh tranh, quy mô lớn sẽ tạo ra năng lực tài chính cho hoạt động nghiên cứu và triển khai, đổi mới công nghệ, giảm chi phí, lợi thế về tiếp thị, chủ động nắm nguồn hàng… Hiện nay, Việt Nam có nhiều các công ty lớn, song các tổng công ty này chưa được gọi là những công ty lớn do quan hệ giữa các

công ty thành viên với nhau, cũng như quan hệ giữa công ty thành viên với tổng công ty chủ yếu vẫn là quan hệ hành chính. Vì vậy chúng ta cần tạo điều kiện và môi trường thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh toàn cầu. Những biện pháp cần thực hiện ở đây trước hết là:

+ Cải cách mạnh hơn khu vực Nhà nước, kiên quyết sắp xếp lại các tổng công ty Nhà nước.

+ Từng bước mở rộng thị trường vốn, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, thiết lập và củng cố các định chế tài chính trung gian phù hợp nhằm hỗ trợ sự lưu chuyển các dòng vốn.

+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, bằng cách xoá bỏ những phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân có quyền sử dụng, chuyển nhượng và cho thuê ngang với doanh nghiệp Nhà nước.

+ Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận hơn với các thông tin kinh doanh phù hợp với các nước khác trong khu vực.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng có vai trò rất quan trọng, thậm chí có lúc, có nơi còn giữ vai trò quyết định đối với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Việc xây dựng hành lang Đông – Tây, nối các tỉnh Đông Bắc Thái Lan với các tỉnh miền Trung Việt Nam qua Lào, đảm bảo việc chuyên trở hàng hoá thông suốt. Mở rộng và tăng công suất cảng biển Đà Nẵng, nối với cảng biển phía Nam Thái Lan, gần với con đường hành lang Đông – Tây, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá từ biển lên đất liền qua Lào vào Thái Lan. Trong thời gian tới, Việt Nam cần xây dựng các chợ, bãi đỗ, trạm kiểm soát, cửa hàng miễn thuế, các công trình dịch vụ phục vụ công cộng, đồn biên phòng dọc tuyến đường hành lang Đông – Tây, trên địa phận Việt Nam. Yêu cầu phải đảm bảo về người và hàng hoá sao cho phù hợp với xu thế phát triển của khu vực và thế giới, đồng thời thể hiện bộ mặt quốc gia trong quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín và niềm tự hào dân tộc Việt Nam.

3.2.2.2. Một số biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Thái Lan và định hướng nhập khẩu vào Việt Nam

* Đối với xuất khẩu

- Hoàn thiện cơ chế quản lý khuyến khích xuất khẩu

Cần sớm khắc phục tình trạng, một mặt Nhà nước phó mặc cho các doanh nghiệp, mặt khác các doanh nghiệp ỷ lại vào Nhà nước trong hoạt động xuất khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược xuất khẩu hàng hoá phù hợp nhằm tận dụng những thế mạnh hiện có của doanh nghiệp, đồng thời khai thác thị trường mới, phải cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại, cùng thị trường với Thái Lan. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, nhất là các tỉnh Đông Bắc – nơi có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Cần nhận thức rõ rằng: các doanh nghiệp phải nâng cao vai trò của mình trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trường, bảo vệ và mở rộng thị phần hiện có, phát triển thị trường mới. Vai trò của Nhà nước là hỗ trợ gián tiếp, không trái với quy định của WTO.

Khẩn trương tiến hành cải cách hành chính (cơ chế một cửa), phân cấp quản lý và giảm chồng chéo chức năng giữa các cơ quan, hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật kinh doanh, tránh sự áp dụng tuỳ tiện của một số cơ quan.

Đề cao trách nhiệm, vai trò của các hiệp hội, ngành hàng trong tổ chức hoạt động xuất khẩu, tránh tình trạng cạnh tranh gây thiệt hại cho nhau. Thậm chí giao cho các hiệp hội này một chức năng điều tiết nhất định đối với hoạt động xuất khẩu của ngành hàng.

- Đa dạng các mặt hàng xuất khẩu, ưu tiên đầu tư phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Trong quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan, cán cân thương mại luôn mất cân đối, bất lợi nghiêng về phía Việt Nam. Do vậy, sản xuất hàng hoá xuất khẩu phải được ưu tiên hàng đầu, vì xuất khẩu được xem là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa, việc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu không chỉ có ý nghĩa thực tại mà còn là chiến lược phát triển lâu dài của nước ta. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Thái Lan là xăng, dầu thô, hải

sản, than đá… Được ưu tiên đầu tư phát triển nhằm ổn định cán cân thương mại hai nước, nhưng hiện cũng đang gặp một số khó khăn và để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, Việt Nam cần chú ý một số vấn đề sau:

+ Đầu tư đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất nhằm đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nhất là những mặt hàng chất lượng cao hơn. Để làm được điều đó, cần chú ý phát triển những ngành hàng mới (hàng có tiềm năng nhưng chưa xuất khẩu được hoặc đã xuất khẩu nhưng kim ngạch nhỏ bé), đồng thời chú trọng nâng cao tỷ trọng hàng đã qua chế biến, hàng có hàm lượng nội địa cao. Trong những năm tới, mục tiêu trước mắt là giảm tỷ trọng xuất khẩu nhóm nguyên liệu thô chỉ còn < 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chương trình quảng bá, quảng cáo mang tính hệ thống và liên tục cho một số mặt hàng, nhóm hàng tại thị trường này, đặc biệt là các thị trường gần với hành lang Đông – Tây.

+ Hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu để nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, chú trọng hợp tác liên doanh để ổn định xuất khẩu.

+ Tăng cường xuất khẩu trực tiếp, giảm dần phương thức gia công, khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước nhằm tăng hiệu quả kinh tế và tính chủ động trong kinh doanh.

+ Trong thời gian tới, Việt Nam phải tìm cách sản xuất những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, có tiềm năng phát triển cao, phát huy lợi thế cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam lại có công nghệ chế biến cao hơn như máy móc, linh kiện và thiết bị điện tử, công nghệ phần mềm, các dịch vụ tư vấn có hàm lượng trí tuệ cao, tương lai là sản phẩm xăng dầu các loại…

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu

Thái Lan là một thị trường có dung lượng tiêu thụ khá cao, 20 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu và khá giả, còn lại là tầng lớp bình dân, nên nó là thị trường không khó tính lắm. Đây là điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội lớn đó. Theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng Việt Nam, vấn đề

cần làm hiện nay là phải thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng phù hợp với nhu cầu thị trường Thái Lan. Để làm được điều đó, mỗi doanh nghiệp phải đặt lên hàng đầu mục tiêu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đa dạng về mẫu mã, cải tiến bao bì… Cho phù hợp thị hiếu tiêu dùng của Việt Nam cũng như của Thái Lan. Trong điều kiện thiếu vốn, thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động vạch ra chiến lược cạnh tranh dài hạn bằng cách tạo ra nét độc đáo hàng hoá của riêng mình, trên cơ sở giảm chi phí bình quân trong ngành, hợp lý hoá quy trình sản xuất. Các doanh nghiệp cũng nên tận dụng yếu tố như lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên sẵn có, trợ cấp ưu đãi, lãi suất ưu đãi … để tạo ra sức cạnh tranh của hàng hoá.

Hiện nay, hàng xuất khẩu Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực, Trung Quốc và một số nước châu Á khác như Hàn Quốc. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng mẫu mã là yếu tố then chốt trong cuộc cạnh tranh này. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách và chiến lược phát triển, cụ thể là:

+ Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn, kỹ thuật, nhân lực… Để đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ, thiết kế mẫu mã nhằm thích ứng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ 1995 đến nay (Trang 75)