Về kim ngạch xuất, nhập khẩu

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ 1995 đến nay (Trang 57 - 65)

5 Linh kiện điện tử, máy tính

2.4.2. Về kim ngạch xuất, nhập khẩu

Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1976, nhưng phải đến cuối những năm 80 đầu năm 90 quan hệ hai nước mới được phát triển mạnh mẽ. Bước sang thế kỷ XXI, những biến động tích cực của nền kinh tế trong nước và quốc tế, quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam với Thái Lan phát triển rất tốt đẹp, đáp ứng được ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Thái Lan. Đương nhiên trong quá trình hợp tác không tránh khỏi những bất đồng, trong mọi trường hợp hai bên đều giải quyết êm thấm trên thiện chí xây dựng, do vậy đã không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại.

Thương mại vốn là lĩnh vực phát triển nhanh nhất và có nhiều tiềm năng trong quan hệ kinh tế Việt Nam với Thái Lan. Mậu dịch xuất, nhập khẩu Việt Nam, Thái

Lan có vai trò quan trọng trong mối quan hệ kinh tế, thương mại hai nước. Từ năm 1995 đến nay, hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan phát triển nhanh chóng và ngày càng chặt chẽ hơn. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, nếu như năm 1990 thương mại hai bên mới chỉ đạt 64,42 triệu USD thì đến năm 1995 đã đạt tới

508,87 triệu USD. Tại kỳ họp thứ 3 của Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Thái Lan (tháng 4 / 1996) hai bên nhất trí là cùng nỗ lực đạt kim ngạch 1 tỉ USD vào năm 1997. Tuy nhiên thì cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra vào năm 1997 đã làm cho mục tiêu này không đạt được. Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng không chỉ Việt Nam mà cả Thái Lan đều phải tập trung đối phó, cải cách và phục hồi kinh tế. Sự trông chờ vào trợ giúp bên ngoài tăng lên, sự tập trung vào quan hệ hai bên giảm đi. Mặc dù vậy thì khủng hoảng chỉ là tạm thời, còn quan hệ là dài lâu, cho nên quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan vẫn được duy trì bất chấp khủng hoảng và khi tình hình thế giới, khu vực, cũng như trong nước ổn định trở lại thì mối quan hệ này tiếp tục phát triển. Từ năm 1995 đến năm 2009 xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Thái Lan không ngừng gia tăng.

Bảng số liệu thương mại Việt Nam với Thái Lan từ năm 1995 đến 2000.

Đơn vị tính: triệu USD

1995 1996 1997 1998 1999 2000

Xuất khẩu 42,95 66,63 191,07 295,26 312,73 388,90

Nhập khẩu 465,92 586,54 568,07 673,67 556,26 868,99 Nhập khẩu 465,92 586,54 568,07 673,67 556,26 868,99 Cán cân XNK -422,97 -519,91 -377,00 -378,41 -243,53 -480,09 Tổng kim ngạch 508,87 653,17 759,14 968,93 868,99 1.201,84 Mức tăng trưởng 72,7% 28,3% 15,3% 27,6% - 10,3% 38,3%

(Nguồn: Hải quan Việt Nam, Hà Nội, 2002) Trong giai đoạn này ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục được duy trì, với mức tăng trưởng khá cao. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, mục tiêu kim ngạch 1 tỷ USD trong năm 1997 không đạt được và mức tăng trưởng năm 1999 có sự giảm sút. Nhưng đến năm 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đã đạt trên 1,2 tỷ USD và vẫn được tiếp tục duy trì cho đến nay. Thời kỳ này mặc dù khu vực có khủng hoảng nhưng Việt Nam không chịu tác động của cuộc khủng hoảng mạnh mẽ như Thái Lan và một số nước khác, nên quan hệ thương mại vẫn được duy trì. Tính tích cực này được phản ánh rõ. Tổng kim ngạch của năm 2000 đạt gấp 17,3 lần so với năm 1990, gấp 2,3 lần so đầu giai đoạn là năm 1995 và mức tăng trưởng đạt cao là 38,3%. Điều này cho thấy một tiềm năng hay triển vọng mới trong quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan trong các giai đoạn về sau. Tuy nhiên một điều cần phải nhận thấy là cán cân thương mại giai đoạn này vẫn ở mức âm, tức là chúng ta vẫn nhập siêu từ Thái Lan. Tính chung từ năm 1995 đến 2000 thì mức tăng trưởng vẫn tăng, nhưng do khủng hoảng nên vào các năm 1997, 1998, 1999 cán cân này giảm, xuất khẩu của nước ta sang Thái Lan tăng cao. Năm 1995 đạt 42, 95 triệu USD thì năm 2000 đạt 388,90 triệu USD tăng hơn 9 lần. Trong khi đó thì hàng hoá nhập từ Thái Lan năm 1995 là 465,92 triệu USD đến năm 2000 là 868,99 triệu USD tăng chưa đến 2 lần. Như vậy thương mại Việt Nam với Thái Lan giai đoạn 1995 – 2000 chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nên thương mại hai bên có biến động trong mức xuất nhập khẩu, cũng như cán cân. Sau khi thoát ra khỏi khủng hoảng, nền kinh tế được từng bước phục hồi, thương mại hai bên tiếp tục phát triển, biểu hiện là mức tăng trưởng đạt 38,3%, thương mại

nước ta đã có dấu hiệu giảm dần mức thâm hụt, nhập siêu vẫn còn nhưng chênh lệch không lớn. Nếu như năm 1995 ở mức – 422, 97 triệu USD thì năm 2000 mức thâm hụt cũng chỉ là -480,09 triệu USD tăng hơn 50 triệu USD. Nó phản ánh nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng, bất chấp cả khủng hoảng.

Từ năm 2001 đến năm 2005. Quan hệ thương mại thời kỳ này phát triển mạnh mẽ. Bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, Thái Lan tiếp tục tăng cường trao đổi buôn bán, đời sống cư dân không ngừng tăng lên, nhu cầu hàng hoá vì thế cũng gia tăng.

Thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 2001 đến 2005

Đv: Nghìn tỉ VNĐ 2001 2002 2003 2004 2005 Xuất khẩu 322772 227251 335411 518050 862978 Nhập khẩu 792301 955239 1282187 1858636 2374110 Cán cân XNK -469529 -727988 -946776 -1340586 -1511132 Tổng kim ngạch 1115073 1182490 1617598 2376686 3237088 (Nguồn Bộ Công thương, Hà nội, 2008) Qua bảng số liệu trên cho thấy, kim ngạch xuất - nhập khẩu Việt Nam, Thái Lan không ngừng tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước nhưng tốc độ tăng không đều. Từ năm 2001 đến năm 2005, kim ngạch hai nước tăng 2122015 nghìn tỉ đồng, trung bình mỗi năm tăng 424403 nghìn tỉ đồng. Biểu hiện năm 2001 kim ngạch mậu dịch hai nước đạt 1115073, tăng 9,42% so với năm 2000. Năm 2005 đạt 3237088 nghìn tỉ đồng, tăng 13,6% so với năm 2004. Kim ngạch này tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

Từ năm 2006 đến năm 2010, Kim ngạch buôn bán hai chiều vẫn tiếp tục gia tăng, biểu hiện như sau:

Kim ngạch thương mại Việt Nam với Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2009

Đơn vị tính: Triệu USD

2006 2007 2008 2009

Trị giá xuất khẩu 930,2 1030 1288 1266,1

Trị giá nhập khẩu 3034,4 3744,2 4905,6 4514,1

Tổng kim ngạch XNK 3964,6 4774,2 6193,6 5780,2

Cán cân thương mại -2104,2 -2714,2 -3617,6 -3248

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010) Mặc dù thời điểm này, kinh tế Việt Nam có những bước phát triển nhất định. Nhưng cán cân thương mại giữa ta và Thái Lan vẫn chênh lệch khá nhiều, chúng ta nhập siêu từ Thái Lan. Tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan tăng dần qua các năm, tuy nhiên thì tốc độ tăng này chưa cao, chỉ nhích dần dần. Còn nhập khẩu tăng nhanh dù năm 2009 có giảm so với năm 2008. Điều này phản ánh sự mất cân đối trong thương mại của ta với Thái Lan. Chính sách thay thế hàng nhập khẩu mà Chính phủ đề ra vẫn chưa thực hiện được. Năm 2010, quan hệ buôn bán Việt Nam với Thái Lan bước lên một tầm cao mới. kim ngạch hai bên đạt 7,5 tỷ USD, tăng 21%, trong đó xuất khẩu của Việt Nam tăng gần 10%. Đây là mức cao nhất kể từ khi Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ thương mại. Theo thống kê của Tổng cục thống kê thì năm 2010 trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt kim ngạch là 1182842 nghìn USD, trị giá nhập khẩu là 5602281 nghìn USD. Như vậy cán cân thương mại giữa nước ta với Thái Lan vẫn thâm hụt. Nước ta vẫn nhập siêu từ Thái Lan (-4419439 nghìn USD). Tính đến tháng 2 năm 2011, kim ngạch hai bên đạt 1007309 nghìn USD, trong đó trị gía xuất khẩu đạt 219974 nghìn USD, trị giá nhập khẩu là 787335 nghìn USD. Như thế thì tính riêng trong tháng 2 năm 2011, kim ngạch hai bên cũng cho thấy sự thâm hụt, chúng ta nhập siêu từ Thái Lan là 567361 nghìn USD. Có thể nói quan hệ buôn bán Việt Nam với Thái Lan là rất quan trọng. Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại như vậy, không chỉ diễn ra giữa nước ta với Thái Lan mà còn diễn ra với nhiều nước khác, nhất là những nước có trình độ kinh tế phát triển hơn chúng ta như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Đây cũng là tình trạng chung cho thương mại nước ta giai đoạn này và nhiều năm sau nữa, để phát triển kinh tế, chúng ta không tránh khỏi phải nhập khẩu hàng

hoá từ các nước khác khi mà nhu cầu hàng hoá ở trong nước chưa được đáp ứng kịp thời.

Như vậy, nhìn chung quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ năm 1995 đến nay liên tục gia tăng, trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu, mặc dù vậy thì cán cân thương mại giữa ta và Thái Lan vẫn mất cân đối, chúng ta nhập siêu từ Thái Lan.

Riêng về kim ngạch xuất khẩu, đây là lĩnh vực quan tâm chủ yếu của ngoại thương Việt Nam đối với Thái Lan, theo vụ châu Á – Thái Bình Dương, có nhiều nguyên nhân chủ yếu làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan, cụ thể:

- Doanh nghiệp Việt Nam đã có nỗ lực nâng cao năng lực cung cấp của mình. Trong đó các ngành sản xuất nguyên – nhiên liệu đã tập trung đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng, chất lượng, tăng giá trị và sản lượng xuất khẩu sang Thái Lan.

- Thời kỳ này nền kinh tế Thái Lan tiếp tục tăng trưởng, dù tốc độ không bằng thời kì 1970 – 1990. Nhưng nhu cầu nhập khẩu nguyên nhiên liệu tăng mạnh, trong khi Việt Nam lại có khả năng đáp ứng những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, than đá, hải sản…

- Giá cả thị trường đối với nhóm hàng nguyên – nhiên liệu trong thời gian qua biến động mạnh, có lợi cho xuất khẩu hàng Việt Nam sang Thái Lan như giá dầu, cao su, linh kiện điện tử… Đặc biệt là gía dầu thô tăng mạnh từ năm 2004 đến nay. Tuy nhiên đạt được kết quả nêu trên không thể phủ nhận những nỗ lực lớn lao mà các doanh nghiệp Việt Nam đã tạo lập được trong thời gian qua.

- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được nhu cầu của thị trường Thái Lan đối với những mặt hàng phù hợp với khả năng của mình; các sản phẩm từ nông sản, nguyên liệu, linh kiện máy tính, máy tính…

- Nhiều doanh nghiệp địa phương đã đẩy mạnh xuất khẩu sang Thái Lan, đặc biệt là hai bên đã duy trì hình thức buôn bán chính ngạch và biên mậu, trong đó biên mậu gián tiếp có vai trò quan trọng trong việc tăng nhanh và xuất khẩu nhiều mặt

hàng, tháo gỡ những khó khăn cho những mặt hàng chưa có chất lượng cao, không thể xuất khẩu sang những thị trường khác.

- Về phía Chính phủ: các Bộ, ngành đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại. Việc cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp địa phương đã được chú ý hơn, đặc biệt là hành lang pháp lý đã được thiết lập, đáp ứng sự quan tâm, hợp tác của Thái Lan đối với thị trường Việt Nam, giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong kinh doanh xuất khẩu sang Thái Lan. Vấn đề đặt ra là làm gì để xuất khẩu sang Thái Lan tăng trưởng hơn nữa?

Sở dĩ thương mại Việt Nam với Thái Lan tăng nhanh là do những yếu tố sau: - Nhu cầu hàng hoá có tính chất bổ sung cho nhau của Việt Nam và Thái Lan. Nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước và đáp ứng nhu cầu của thị trường hơn 60 triệu dân, Thái Lan cần một lượng lớn nguyên vật liệu công nghiệp và hàng nông sản. Những mặt hàng này là thế mạnh của nước ta, ngược lại công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam hiện chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước mà nước bạn đã phát triển và đang cung cấp một lượng không nhỏ cho thị trường thế giới và khu vực. Có thể nói sự gần gũi về vị trí địa lý, cơ cấu hàng hoá xuất, nhập khẩu có tính bổ sung cho nhau là tiền đề quan trọng để thương mại Việt Nam với Thái Lan phát triển.

- Hai bên đã kí nhiều hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan phát triển. Như hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật (11/1/1978); hiệp định tránh đánh thuế hai lần (23/12/1992); hiệp định khung về hợp tác kinh tế (21/1/2004)… Trên cơ sở đó khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường quan hệ trực tiếp, thông qua các chuyến khảo sát, tìm hiểu thị trường và hội chợ triển lãm như ngày 6-7/5 đoàn đại biểu Bộ thương mại Thái Lan do bộ trưởng Subin Pincayan thăm Việt Nam; hội thảo về thương mại và đầu tư ở Việt Nam với các doanh nghiệp Thái Lan được tổ chức tại Thái Lan 5/3/1998…

- Hai nước đã áp dụng nhiều biện pháp và nhiều kênh trao đổi hàng hoá. Các biện pháp hiện đang được áp dụng là thương mại thông thường, gia công, hàng đổi hàng, cung cấp thiết bị thanh toán bằng sản phẩm… Trao đổi thương mại được thực

hiện thông qua nhiều kênh khác nhau như trao đổi của các cư dân qua biên giới Việt Nam – Lào – Thái Lan, xuất, nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch, dịch vụ chuyển khẩu…

- Việc mua bán hàng hoá giữa các tổng công ty hoặc tập đoàn lớn giữa hai nước ngày càng tăng, góp phần đáng kể vào gia tăng thương mại hai nước.

Tăng trưởng thương mại Việt Nam với Thái Lan năm sau so với năm trước giai đoạn 2001 – 2008.

Đơn vị: %

Năm Tổng kim ngạch XNK

Việt Nam XK vào Thái Lan

Việt Nam NK từ Thái Lan 2001 94,2 86,69 97,7 2002 12 -16,39 22,86 2003 30,75 77,19 13,64 2004 10,1 6,86 10,75 2005 - 10,7 12,1 -17,22 2006 -13,73 -58,78 -19,1 2007 -2,07 -25,8 -5,59 2008 9,34 14,39 7,61

(Nguồn: tính toán từ số liệu thống kê của Bộ công thương, 2009).

Như vậy, trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan tiến triển tốt đẹp và ngày càng chặt chẽ hơn song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của nhân dân hai nước. Trong trao đổi hàng hoá giữa hai nước, Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan đạt 1,3 tỷ USD, nhập khẩu từ Thái Lan là 4,9 tỉ USD (2009). Cán cân thương mại Việt Nam từ năm 1995 đến nay luôn ở trong tình trạng nhập siêu, sự thâm hụt cán cân thương mại ngày càng tăng. Nếu như năm 1995 thâm hụt là – 442,97 triệu USD thì đến năm 2000 con số này là -480,09 triệu USD. Những năm về sau tiếp tục thâm hụt. Điều

đó đòi hỏi Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan cần đề ra giải pháp có tính đột phá để tăng cường hơn nữa kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Thái Lan.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng:

Từ năm 1995 đến nay, quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan đã có những chuyển biến lớn, Việt Nam và Thái Lan bước vào quan hệ thực sự so với thời kỳ trước đó. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan. Quan hệ buôn bán hai bên năm 2010 đạt 7,5 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 10%. Có được thành tựu đó là do chúng ta có chính sách, định hướng đúng đắn trong phát triển quan hệ kinh tế ngoại thương. Đặc biệt là chính sách thương mại Việt Nam với Thái Lan. Việt Nam luôn coi trọng hợp tác kinh tế trong khu vực, trong đó có Thái Lan, dù cơ cấu hàng hóa hai bên có

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ 1995 đến nay (Trang 57 - 65)