Triển vọng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ 1995 đến nay (Trang 83 - 92)

5 Linh kiện điện tử, máy tính

3.3. Triển vọng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan là cần thiết không chỉ đối với Việt Nam mà cả đối với Thái Lan. Trên cơ sở những thành công đã đạt được,

cho phép chúng ta tin tưởng lạc quan về một triển vọng tươi sáng trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan.

Hoạt động thương mại của Việt Nam với Thái Lan sẽ bước sang một thời kỳ mới, gắn liền với những biến đổi kinh tế từ hai phía, cũng như tác động của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Phấn đấu trong thời gian tới, buôn bán hai nước với kim ngạch đạt 10 tỷ USD năm 2010 và cao hơn trong các năm sau, trong đó kim ngạch xuất, nhập khẩu sang Thái Lan tăng bình quân 20%/năm. Cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu sẽ có thay đổi theo hướng phát huy thế mạnh của mỗi bên và thu hút được hiệu quả cao trong việc bổ sung nhu cầu của mình và đối tác. Việt Nam bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh của mình như cao su, hạt điều, cafe, hải sản, xăng dầu… Sẽ đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mới trỗi dậy như may mặc, giày dép, xà phòng, bánh kẹo, linh kiện điện tử… Nhập khẩu chọn lọc trang thiết bị máy móc, các mặt hàng chưa sản xuất được, sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước hoặc nếu nhập khẩu thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn như vật liệu xây dựng, hoá chất, phôi thép, chất dẻo, dược liệu, vải vóc, linh kiện điện tử…

* Hành lang kinh tế Đông - Tây

Tháng 9 năm 1998, Hội nghị cấp Bộ trưởng về hợp tác tiểu vùng sông

Mêkông đã đưa ra khái niệm “hành lang kinh tế” và chỉ ra năm tuyến hành lang. Trong đó hành lang Đông – Tây gồm Thái Lan – Lào – Việt Nam được đề xuất (WEC). Nhằm xây dựng đường sá nối liền các nước thuộc chương trình, để phát triển các vùng nghèo dọc hành lang Đông – Tây. Cảng Đà Nẵng tại miền trung Việt Nam được nâng cấp, cũng là cửa ngõ xuất, nhập khẩu của các sản phẩm đến hoặc đi từ Lào, Đông Bắc Thái Lan. Tại hội nghị Bộ trưởng giao thông vận tải ASEAN năm 2009, hiệp định vận tải quá cảnh qua biến giới giữa ba nước Lào – Việt Nam – Thái Lan cũng đã được ký kết nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức và trao đổi hàng hoá.

Tại phiên họp đầu tiên của nhóm công tác về hành lang Đông – Tây, Thái Lan cũng có đề xuất một kế hoạch tổng hợp về hợp tác du lịch tại hành lang này. Ý

tưởng này rất thích hợp với Việt Nam khi bước vào “Việt Nam, điểm hẹn của thiên niên kỷ mới”.

Con đường chính hành lang Đông – Tây sẽ được cải thiện nhằm thu hút các nhà đầu tư. Cảng Đà Nẵng của Việt Nam ở cuối con đường thuộc biển Nam Trung Hoa, gần sông Mê Kông về phía Đông Bắc, có thể mang lại khả năng tiếp cận ra biển cho hàng nhập khẩu đến và hàng xuất khẩu đi từ khu vực Đông Bắc Thái Lan. Con đường này cũng cắt ngang qua vựa lúa Xa - vẳn – na - khẹt ở Lào, sẽ là lý tưởng cho các nhà đầu tư nghĩ đến việc liên doanh nông nghiệp để cung cấp lương thực cho người tiêu dùng ở tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và các thị trường ở nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam đang chú ý đến phần hành lang của mình từ biên giới Lào đến Đà Nẵng. Việc nâng cấp cửa biển Đã Nẵng đang được thực hiện để phục vụ thương mại quốc tế và một thoả thuận quá cảnh qua biên giới ba nước Lào – Thái Lan – Việt Nam đã được ký kết để tạo thuận tiện cho giao thông quốc tế, để cho dự án trở nên đáng thuyết phục hơn. Như vậy hành lang kinh tế Đông – Tây đã và đang mở ra những triển vọng mới trong quan hệ Việt Nam - Thái Lan nói chung và quan hệ thương mại nói riêng. Dự án này thành công sẽ đưa kim ngạch buôn bán hai bên tăng vọt, thúc đẩy hơn nữa quan hệ trao đổi buôn bán song phương.

Tuy nhiên tiềm năng sẽ vẫn chỉ là tiềm năng nếu hai bên không có những điều chỉnh nhất định về chính sách cụ thể nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức. Thách thức thương mại tập trung ở cả nhân tố chủ quan và khách quan, trong đó nhân tố chủ quan vẫn là nhân tố nội tại, căn bản:

Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan không thể không kể đến những tác động và ảnh hưởng của quan hệ ASEAN với các nước ngoài khu vực như ASEAN+ 3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), quan hệ giữa Thái Lan với các nước trong khu vực, sự thành lập khu vực mậu dịch tự do AFTA đang vừa là thuận lợi, vừa là thách thức đối với Việt Nam trong phát triển quan hệ thương mại với Thái Lan:

Sức ép trên thị trường nội địa Việt Nam sẽ thêm nặng, đặc biệt đối với các ngành công nghiệp trẻ, các doanh nghiệp Thái Lan mạnh hơn doanh nghiệp Việt Nam ngay cả trong những ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh (dệt may, giày da…). Đối với các ngành Việt Nam mong muốn phát triển như các sản phẩm công nghệ cao, Thái Lan đều đã và đang phát triển với năng lực cạnh tranh cao. Khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan được hạ thấp, hàng hoá và doanh nghiệp Thái Lan sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam, khi đó chúng ta sẽ rất vất vả để có thể đứng vững trên thị trường nội địa.

Cạnh tranh trong việc huy động nguyên liệu sản xuất nội địa, giảm thiểu giá trị

trong nước. Khi việc buôn bán tương đối thuận lợi (do thuế quan thấp), đi lại dễ dàng, rất có thể nhiều tổ chức kinh tế Việt Nam vì lợi ích trước mắt xuất khẩu những mặt hàng nguyên liệu thô chưa qua chế biến, gây thiệt hại về giá cả, công ăn việc làm cho các cơ sở chế biến trong nước, giảm thiểu giá trị chế biến trong nước, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái.

Buôn bán hàng cấm, hàng tổn hại đến sức khoẻ con người và an ninh quốc gia, các tệ nạn xã hội có thể gia tăng do nới lỏng quản lý buôn bán thế giới.

Các doanh nghiệp Việt Nam còn ít hiểu biết về kinh tế và các quy định thể chế chính sách của Thái Lan. Vì vậy khi lộ trình AFTA hoàn thiện sẽ kéo theo nó hàng loạt các văn bản pháp luật mới, tuân theo các nguyên tắc của tổ chức này. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không kịp thời cập nhật các thông tin về chính sách mới thì không những không tận dụng được những ưu đãi dành cho mình, mà còn bị sốc, không kịp trở tay ứng phó với tình hình mới.

Bên cạnh đó thách thức đối với Việt Nam còn là cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, phát triển mạnh và có hiệu quả hơn nữa kinh tế tư nhân, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế… Đây cũng là những thách thức được Đảng và Nhà nước ta nhận thức sâu sắc và việc vượt qua những thách thức này là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế đất nước. Do vậy quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan sẽ phát triển tốt đẹp, chất

lượng và hiệu quả thương mại sẽ cao nếu chúng ta quyết tâm cải cách, đổi mới toàn diện nền kinh tế, trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp hợp lý và hiệu quả.

C. KẾT LUẬN

Hòa chung cùng dòng chảy của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với hơn 120 quốc gia trên thế giới trong đó có quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan. Có thể thấy rằng, từ năm 1995 đến nay mối quan hệ Việt Nam và Thái Lan đã đạt được những thành tựu đáng kể. Chỉ trong vòng chưa đầy hai thập kỷ, Việt Nam và Thái Lan đã cùng nhau giải quyết những vấn đề mâu thuẫn và nghi kỵ, để đưa hai nước bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ hữu nghị và hợp tác. Minh chứng cho điều đó, từ năm 1995 đến nay hai nước đã đạt được những thành quả to lớn không chỉ trên lĩnh vực thương mại, mà còn thúc đẩy mối quan hệ chính trị, ngoại giao. Trong lịch sử bang giao hai nước, chưa bao giờ quan hệ Việt Nam – Thái Lan lại tiến triển tốt đẹp như thời gian gần đây, nó khiến cho Chính phủ, nhân dân cũng như các doanh nghiệp hai bên hết sức vui mừng. Bước sang thế kỷ XXI, quan hệ Việt - Thái có những bước phát triển vượt bậc. Thái Lan trở thành đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Thái Lan đang đứng thứ 3 trong trao đổi thương mại với Việt Nam sau Malaysia và Singapo. Thái Lan và Việt Nam đang là những thành viên tích cực trong cộng đồng ASEAN.

Với thời gian không quá dài nhưng cũng không phải là ngắn, nó đã thể hiện được phần nào sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan. Trong lịch sử hai bên đã có những bất đồng, nhưng với xu hướng cải thiện quan hệ, cả hai bên đã bắt tay nhau, trên tất cả các lĩnh vực. Nhất là từ năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra một triển vọng mới cho quan hệ hai nước. Nếu như trước năm 1995, thương mại hai bên vẫn còn khiêm tốn, quan hệ buôn bán vẫn còn ở mức thăm dò, thì sau năm 1995, với đường lối đối ngoại rộng mở, với những sửa đổi về chính sách thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam, cũng như của Thái Lan có điều kiện để trao đổi buôn bán. Vì thế kim ngạch buôn bán hai bên phát triển mạnh mẽ, năm 2010 kim ngạch hai bên đã đạt 7,5 tỷ USD. Đây là những tín hiệu đáng mừng trong quan hệ buôn bán hai nước. Trong đó cơ cấu mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan đã có sự chuyển dịch, giảm dần những mặt hàng

xuất khẩu thô, tăng dần hàng qua chế biến và những hàng hoá có hàm lượng kỹ thuật cao. Nền kinh tế của chúng ta đang phát triển, vì thế chúng ta đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách để hội nhập với khu vực và thế giới.

Những thành tựu đạt được trong quan hệ kinh tế thương mại giữa nước ta và Thái Lan là rất lớn. Nó thể hiện bước chuyển biến vượt bậc trong quan hệ hai nước. Tuy nhiên thì mối quan hệ này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Trở ngại cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường Thái Lan không nhỏ, bởi vì cả nước ta và Thái Lan đều có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tương đồng. Vì thế hàng hoá Việt Nam rất khó để người dân Thái Lan chấp nhận, trong khi trình độ kỹ thuật của nước ta kém so với Thái Lan, thị trường này có dân số tương đối đông, Thái Lan đang tiến vào hàng ngũ các nước công nghiệp mới, còn chúng ta mới đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là cơ hội, cũng như thách thức đối với Việt Nam. Không những thế, quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan còn bị hạn chế bởi các nhân tố bên ngoài; đó là chính sách kinh tế của các nước lớn đối với khu vực Đông Nam Á, cũng như tình hình kinh tế của khu vực, có phát triển, ổn định thì quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan mới có điều kiện phát triển. Như thế vai trò của khu vực và thế giới có tác động không nhỏ đối với quan hệ Việt Nam và Thái Lan.

Hiện nay xu thế hội nhập ngày càng trở thành một xu thế chủ đạo trong các mối quan hệ kinh tế, nó đang đặt ra những cơ hội cũng như những thách thức cho Việt Nam. Cần phải nhận thấy rằng, hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tiến trình cải cách kinh tế của hai nước trong thời gian qua, cho phép chúng ta tin tưởng lạc quan vào một tương lai tươi sáng trong quan hệ Việt - Thái, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân cũng như Chính phủ hai nước. Việt Nam và Thái Lan vẫn còn đó mối quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp, những lợi ích mà quan hệ hợp tác hai bên mang lại. Thông qua quan hệ thương mại, Việt Nam có thể học hỏi từ Thái Lan kinh nghiệm trao đổi, buôn bán, kinh nghiệm quản lý… Góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế khác phát triển như thu hút nguồn vốn đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam, tạo điều kiện mở rộng sản xuất, ứng dụng công nghệ. Với những lý do như

vậy, chúng ta có thể tin tưởng chắc chắn rằng, quan hệ Việt Nam, Thái Lan sẽ có triển vọng phát triển tốt đẹp. Cả Chính phủ Việt Nam và Thái Lan đều coi trọng thúc đẩy mối quan hệ hai nước.

Triển vọng của mối quan hệ đó chỉ trở thành hiện thực khi cả Việt Nam và Thái Lan, đặc biệt là Việt Nam có nỗ lực vượt bậc. Việt Nam cần đề ra những giải pháp chung cho toàn bộ nền kinh tế, các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Thái Lan và định hướng nhập khẩu hàng hoá từ Thái Lan vào Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ những thành tựu đã đạt được trong quan hệ mới xác lập… Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng, quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan sẽ phát triển bền vững, góp phần thắng lợi cho công cuộc đổi mới, cải cách kinh tế, đưa hai dân tộc Việt Nam và Thái Lan sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Hy vọng rằng trong một thời gian không xa Việt Nam đạt mức cân đối và vượt Thái Lan về kim ngạch xuất, nhập khẩu, cũng như giá trị kim ngạch. Điều đó đòi hỏi Chính phủ và các doanh nghiệp, tư nhân, Nhà nước cùng bắt tay đoàn kết, có phương hướng thích hợp, để quan hệ Việt Nam với Thái Lan không còn sự chênh lệch liên tục như vậy nữa. Quan hệ thương mại hai bên chính là cầu nối xoá nhoà ngăn cách chính trị.

Như vậy quan hệ Việt Nam và Thái Lan có vai trò rất lớn, mối quan hệ này không chỉ có vai trò quan trọng đối với hai nước, mà nó còn có vai trò thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển. Đó là sự liên kết chặt chẽ của tiểu vùng như tiểu vùng sông Mê kông, tứ giác phát triển Thái Lan – Lào – Campuchia – Việt Nam, hành lang Đông – Tây… Mối quan hệ Việt Nam và Thái Lan tốt đẹp không chỉ mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước mà nó còn có vai trò quyết định đối với sự phát triển khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Đông Nam Á lục địa. Vì thế cả hai bên đang không ngừng có những chính sách điều chỉnh mối quan hệ này sao cho ngày càng phát triển. Ngày nay tình hình khu vực, cũng như thế giới đang có những diễn biến phức tạp, nhất là ở Thái Lan hiện nay, nó có ảnh hưởng không nhỏ cho quá trình buôn bán của Việt Nam với Thái Lan. Điều đó đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt tình hình. Có những

chiến lược đối ngoại, cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp, tránh việc mất đi một thị trường tiềm năng như Thái Lan.

Quan hệ Việt - Thái có những thành công cũng như hạn chế nhất định. Trong đó thành công là cơ bản, lâu dài. Mối quan hệ này phát triển, điều đó chứng tỏ chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta là đúng đắn, sáng tạo. Thể hiện vai trò trực tiếp của Nhà nước và nhân dân. Đảng và Nhà nước kịp thời có những chính sách thúc

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ 1995 đến nay (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w