Tiềm năng và lợi thế kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ 1995 đến nay (Trang 39 - 42)

Để phát triển kinh tế không chỉ với Thái Lan mà với tất cả các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Việt Nam tranh thủ những lợi thế của mình để phát huy thế mạnh cạnh tranh với các nước, nhất là trong quan hệ kinh tế thương mại. Việt Nam cũng như Thái Lan, hai nước đều có cơ sở kinh tế tương đối giống nhau, tận dụng những lợi thế đó, Việt Nam tranh thủ phát huy những thế mạnh của mình để cạnh tranh với các nước, trong đó có Thái Lan.

Về vị trí địa lý: Việt Nam và Thái Lan bị tách riêng biệt bởi Lào và Campuchia. Tuy nhiên thì Việt Nam và Thái Lan cũng chỉ cách nhau vài km đường biển. Năm 1986, nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kì đổi mới, cải cách kinh tế và mở cửa với thế giới bên ngoài. Việt Nam được Thái Lan biết đến trước hết là một thị trường lao động và dân cư rộng lớn, có sức mua tăng nhanh theo đà tăng trưởng kinh tế. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng, nhất là nối liền Đông Bắc Á với khu vực Đông Nam Á, là những nơi đang phát triển nhanh và năng động nhất thế giới. Bên cạnh đó Việt Nam còn có nhiều nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển mạnh nền kinh tế mở, đảm bảo sự tăng trưởng nhanh. Trong một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan có dầu thô, cao su… là những mặt hàng mà lợi thế của tự nhiên đem lại cho Việt Nam. Ngoài ra nguồn lao động dồi dào với truyền thống cần cù, với mặt bằng dân trí cao hơn công nhân Thái Lan, do đó tiếp thu về khoa học công nghệ nhanh hơn và khả năng tạo ra sản phẩm nhiều hơn, đẹp, tinh xảo hơn. Vì thế có thể Việt Nam sẽ cạnh tranh được với Thái Lan trên một số mặt hàng như đồ mỹ nghệ nếu như Việt Nam khai thác tốt lợi thế này.

Việt Nam cũng là nơi có tài nguyên đất nước đa dạng về nông, lâm, thuỷ sản phục vụ cho phát triển nhiều ngành sản xuất nông nghiệp trong nước và cho xuất khẩu. Với khí hậu ấm ẩm, thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nguồn nước dồi dào là môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ, hải sản. Hàng năm, lượng cá, sản lượng lúa của Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới, đây là một thế mạnh không thua kém gì Thái Lan. Nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng dồi dào mặc dù không phải là bất tận nhưng đó cũng là những mặt hàng chủ yếu cho xuất khẩu của nước ta. Với tiềm năng về kinh tế như vậy Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu hàng hoá của mình, thậm chí cạnh tranh với hàng Thái Lan ngay tại nước này.

Cùng với nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, con người còn là sự ổn định về an ninh, chính trị cũng như kinh tế của nước ta, nó thể hiện sự đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc hoạch định đường lối. Sự đoàn kết nhất trí, ủng hộ với sự

nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế theo đường lối mở cửa… Với môi trường ổn định đã tập hợp được sức mạnh của toàn dân tộc, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Sự ổn định xã hội như vậy khiến cho các nhà doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh, buôn bán và cũng tạo điều kiện các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư sản xuất, thúc đẩy nhu cầu trao đổi hàng hoá không chỉ với Thái Lan mà cả với thế giới bên ngoài. Đây là một thuận lợi tạo nên lợi thế hơn hẳn Thái Lan, nhất là thời gian gần đây sự mất ổn định chính trường Thái Lan đang gây khó khăn không chỉ cho nước này mà cho cả quá trình hợp tác thương mại Việt Nam với Thái Lan.

Việt Nam có quan hệ nhiều mặt và lâu dài với các nước SNG, Đông Âu và Trung Quốc sẽ có thuận lợi hơn Thái Lan và các nước ASEAN khác khi đẩy mạnh quan hệ kinh tế, chính trị xã hội từ các nước này, phát huy lợi thế này, Việt Nam sẽ là thành viên duy nhất sẽ tạo ra mối quan hệ và lợi ích cho khu vực.

Tuy nhiên khi hợp tác kinh tế thương mại với Thái Lan và các nước trong khu vực, nền kinh tế nước ta còn có những bất lợi cơ bản như:

+ Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch nhưng vẫn còn lạc hậu tương đối so với Thái Lan. Kinh tế Việt Nam những năm 90 chỉ tương đương kinh tế Thái Lan những năm 1970, nghĩa là Việt Nam tụt hậu về trình độ phát triển kinh tế so với Thái Lan ít nhất là 2 thập kỷ. Hiện nay với sự phát triển kinh tế nhanh của Việt Nam đã rút ngắn khoảng cách thực tế với Thái Lan. Tuy nhiên thì sự cách biệt giữa Việt Nam và Thái Lan vẫn còn khá xa, đây là điểm khó khăn cho hàng hoá Việt Nam cạnh tranh với hàng hoá Thái Lan.

+ Quy mô GDP của Việt Nam còn quá nhỏ bé so với hầu hết các nước ASEAN, nên luôn rơi vào tình trạng thiếu vốn đầu tư và chậm phát triển. Ngành công nghiệp còn lạc hậu, xuất khẩu sản phẩm thô là chủ yếu. Sự thiếu đầu tư này xuất phát từ nền kinh tế bao cấp, thị trường chậm phát triển. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chủ yếu, sự thích ứng với kinh tế thị trường chưa được kịp thời nên kinh tế nhỏ bé, hàng hoá khó cạnh tranh. Thực tế là hàng hoá Thái Lan tràn vào Việt Nam thì người dân vẫn có tâm lý sính dùng hàng Thái hơn, mặc dù giá cả có đắt hơn một chút.

+ Đời sống dân cư có cải thiện nhưng vẫn còn thấp. Cơ sở hạ tầng kinh tế kém phát triển, ngành tài chính ngân hàng chưa tương xứng, đáp ứng đủ nhu cầu buôn bán, kinh doanh còn nhiều chỗ mất cân đối.

Như vậy ở nước ta tiềm năng rất nhiều, là cơ sở điều kiện để ta thúc đẩy kinh doanh, phát triển sản xuất, thương mại. Tuy nhiên thì kinh tế xã hội Việt Nam vẫn còn có hạn chế, mà những hạn chế này đang là những rào cản, cản trở sự phát triển sản xuất, kìm hãm những tiềm năng vốn có của nước ta. Vì thế mà ảnh hưởng đến sự cạnh tranh, phát triển quan hệ thương mại với thế giới, đặc biệt là quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ 1995 đến nay (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w