Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ 1995 đến nay (Trang 72 - 75)

5 Linh kiện điện tử, máy tính

3.2.1. Một số bài học kinh nghiệm

Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan đã có lịch sử hình thành lâu đời và ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Nó để lại những thành tựu, cũng như những hạn chế cần phải nghiên cứu. Bước vào giai đoạn mới, sau năm 2014 có nhiều khó khăn và thuận lợi mới tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan nói riêng và quan hệ Việt Nam, Thái Lan nói chung.

Sau năm 2014 thế giới chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, mà cả các lĩnh vực khác đầy rẫy những phức tạp và khó lường. Trong thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng những xung đột sắc tộc, tôn giáo, xung đột quân sự giữa các nước cũng còn rất nhiều, tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng, cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên… Buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. ASEAN đang ngày càng khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình nhưng cũng phải đối phó với những thách thức mới. Nền kinh tế thế giới đang ngày càng liên kết chặt chẽ, tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực. Cơ hội và thách thức đan xen phức tạp. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng phổ biến. Trong khi đó sau khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế, vị thế của châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên; sự phát triển của một số nước trong khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, nó mở ra thị trường rộng lớn nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Mặt khác,

khủng hoảng còn để lại những hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế. Mặc dù, kinh tế thế giới có hồi phục nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn. Sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là những nước lớn sẽ có tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan.

Trong khi đó, tình hình trong nước cũng có những thay đổi nhất định. Sau 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001 – 2010), Việt Nam đã vượt qua những khó khăn, thách thức, nhất là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, kinh tế tăng trưởng nhanh, bình quân là 7,26%/năm. Đời sống nhân dân được cải thiện, công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo sự ổn định, tăng thêm nguồn lực cho đất nước, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những trở lực cản trở sự phát triển…

Tình hình trong nước và quốc tế trong điều kiện mới, đã tạo cho Việt Nam vị thế mới với những thuận lợi và cơ hội to lớn, cũng như những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc phát triển kinh tế xã hội, cũng như thực hiện các mục tiêu về thương mại với bên ngoài, trong đó có quan hệ thương mại với Thái Lan. Chính vì vậy, để thúc đẩy quan hệ này phát triển hơn trong giai đoạn tiếp theo, Đảng và Nhà nước Việt Nam phải có những chính sách và biện pháp mới. Muốn vậy, Việt Nam phải tiếp thu bài học kinh nghiệm thành công hay thất bại của giai đoạn trước để có những chính sách thích hợp cho giai đoạn tiếp theo phát triển hơn.

Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ mối quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan ở giai đoạn trước cho giai đoạn tiếp theo là:

Thứ nhất, Việt Nam cần có những chính sách đúng đắn, sáng tạo phù hợp với

điều kiện hoàn cảnh, yêu cầu của đất nước, cũng như của nhân dân trong nước. Đó là hệ thống quan điểm, chính sách về thương mại Việt Nam với Thái Lan phải phù hợp. Mỗi khi tình hình trong nước, khu vực, thế giới có những thay đổi thì Việt

Nam phải nhanh chóng, kịp thời có chính sách điều chỉnh, trên cơ sở duy trì những thành quả đã đạt được. Muốn quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan ổn định phát triển thì trước hết nền kinh tế của Việt Nam phải phát triển mạnh mẽ và ổn định, nắm chắc yêu cầu của hoàn cảnh, quyền lợi của Nhà nước, của nhân dân cũng như của thị trường Thái Lan, để có tiềm lực và đáp ứng yêu cầu của hai nước. Đồng thời Việt Nam cũng cần thấy rằng phát triển kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan không những đáp ứng nhu cầu của nhân dân, Nhà nước Việt Nam, mà còn phải thống nhất giữa quyền lợi của Việt Nam và quyền lợi của Thái Lan. Trên cơ sở hợp tác cùng phát triển, hai bên cùng có lợi.

Thứ hai, bài học về việc mở rộng quan hệ buôn bán. Muốn vậy, cả Việt Nam và

Thái Lan phải có cơ chế quản lý, pháp luật thương mại của cả hai bên.

Thứ ba, phát huy vai trò của các doanh nghiệp công cũng như tư. Thực tế quan

hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan từ 1995 đến nay, cho thấy Việt Nam luôn nhập siêu từ Thái Lan. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó, có nguyên nhân Việt Nam chưa phát huy lợi thế của các doanh nghiệp tư. Các doanh nghiệp công hiện nay đang làm tốt vai trò của mình, tuy nhiên thì nó vẫn chưa phát huy tối đa nguồn lực. Đối với các doanh nghiệp tư, Việt Nam chưa có những quan tâm sâu sắc, phần nhiều các doanh nghiệp này phải tự thân vận động, liên hệ buôn bán. Nếu như Nhà nước có chính sách điều chỉnh kịp thời thì không những phát huy hơn nữa vai trò của các doanh nghiệp công, mà còn tận dụng được những lợi thế của các doanh nghiệp tư, đó là sự năng động, nguồn vốn… Để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam với Thái Lan phát triển hơn nữa.

Thứ tư, các doanh nghiệp tư nhân phải tuân theo đường lối, chính sách của

Nhà nước, thực hiện đúng pháp luật thương mại và tôn trọng hợp đồng hai bên. Lợi ích của doanh nghiệp phải phù hợp với lợi ích của Nhà nước và nhân dân.

Thứ năm, xây dựng mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam với Thái Lan.

Trong đó có mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhà nước và mối quan hệ nhân dân giữa Việt Nam với Thái Lan. Trên cơ sở có sự quản lý pháp luật của Nhà nước, tăng cường và triệt để chống buôn lậu.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ 1995 đến nay (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w