Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ 1995 đến nay (Trang 49)

2.4.1.1. Mặt hàng xuất khẩu

Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Thái Lan năm 1976, hai bên đã nhanh chóng ký kết hiệp định thương mại và hợp tác kỹ thuật vào ngày 11 – 12 – 1978 tại thủ đô Bang Kook của Thái Lan. Vì vậy mà quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Thái Lan được cải thiện, nhu cầu trao đổi buôn bán hai bên không ngừng gia tăng. Tuy nhiên thì do mới cải thiện quan hệ, đất nước ta vừa thoát ra khỏi cuộc chiến nhiều năm với Mỹ, tình hình đất nước vẫn còn nhiều khó khăn nhất là vấn đề chiến tranh biên giới, nên quan hệ hai bên vẫn còn ở mức độ hạn chế. Từ năm 1986 nước ta tiến hành đổi mới, quan hệ hai bên được cải thiện, buôn bán hai chiều tăng.

Từ năm 1995 đến nay Việt Nam xuất sang Thái Lan rất nhiều mặt hàng bao gồm 4 nhóm hàng chính là:

Nhóm hàng nguyên – nhiên liệu như than đá, dầu thô, cao su thiên nhiên, dược liệu, da trâu bò, mặt hàng này ngày càng giảm do Việt Nam chủ trương giảm xuất khẩu nguyên liệu thô…

Nhóm hàng nông sản: lúa, gạo, lạc, cafe… Trong thống kê của Việt Nam không nói đến mặt hàng gạo xuất khẩu sang Thái Lan. Điều này thể hiện là hàng gạo của Việt Nam là hàng tái xuất sang Thái Lan hoặc chuyển khẩu qua Thái Lan.

Nhóm hàng thuỷ hải sản: gồm thuỷ hải sản tươi sống, thuỷ hải sản đông lạnh, sấy khô (tôm, cá, mực, baba, rùa...)

Nhóm hàng tiêu dùng: giày dép các loại và hàng may sẵn… Gỗ và các sản phẩm từ gỗ, có năm chiếm đến hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan.

Ngoài ra còn có một số mặt hàng có kim ngạch nhỏ và không thường xuyên như giấy, đá Granite, tơ tằm, đay và một số mặt hàng khác được chuyển qua biên giới Lào, Campuchia rồi vào Thái Lan như: Vải mộc, khăn bông, chiếu cói, mũ nan, đồ gốm, khảm, sơn mài, đồ nhôm với kim ngạch không lớn.

Qua số lượng mặt hàng nêu trên có thể thấy, mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan là thuộc các nhóm hàng: nguyên liệu và sản phẩm sơ chế nông nghiệp như than đá, lạc, cao su, cafe, tiêu, chè, dầu thô. Trong những năm cuối của thập kỷ đầu thế kỷ XXI, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Thái Lan có

sự thay đổi. Đó là bên cạnh những mặt hàng nguyên liệu và hàng sơ chế nông nghiệp thì các sản phẩm chế biến công nghiệp bắt đầu tăng cả chủng loại lẫn số lượng như dây điện, cáp điện, giày dép, dệt may, máy vi tính, linh kiện… Các sản phẩm công nghiệp chế biến, đặc biệt là đồ điện và điện tử đã chiếm đa số trong tỉ trọng cơ cấu xuất khẩu. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu mang nặng tính bổ sung của giai đoạn trước sang cơ cấu bổ sung và kết hợp với nhau. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có thể liên doanh với các nước có trình độ công nghệ phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… Vì thế hàng hoá của Việt Nam ngày càng tăng dần về số lượng và chất lượng, lợi dụng những ưu điểm là có nguồn nguyên liệu dồi dào, giá nhân công rẻ, trình độ công nhân ngày càng cao, thông minh, cần cù… Vì thế hàng hoá Việt Nam sản xuất đã đáp ứng được một phần thị trường trong nước, hàng Việt đã có thể cạnh tranh với hàng nước ngoài, hoặc là bù đắp vào những chỗ mà nước bạn còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Kết hợp với hàng hoá của Việt Nam lại có giá thành rẻ hơn so với hàng Thái nên phần nào cũng đáp ứng được nhu cầu của nhiều người có mức thu nhập trung bình của Thái. Sau khi nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn, sự hội nhập với khu vực cũng nhanh hơn, rút ngắn khoảng cách hơn. Hàng hoá Việt Nam đã được một bộ phận người dân Thái Lan chấp nhận, vì thế mà cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam xuất sang Thái Lan đã tăng dần tỉ trọng những mặt hàng công nghiệp, thậm chí những mặt hàng thể hiện trình độ kỹ thuật cao như máy tính, linh kiện điện tử…

Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan thì cafe, lạc nhân, dầu thô chiếm tỉ trọng lớn và tăng dần qua các năm, năm 1998 dầu thô xuất sang Thái Lan đạt 99,3 nghìn tấn với kim ngạch 10,3 triệu USD, đến năm 2000 đạt 281,1 nghìn tấn với kim ngạch là 56,5 triệu USD. Năm 2005 đạt 532,2 nghìn tấn, kim ngạch là 219 triệu USD. Các mặt hàng khác như hàng may mặc, giày dép đang có chỗ đứng trên thị trường Thái Lan do có chất lượng tốt.

Về tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chính sang thị trường Thái Lan: + Dầu thô

Là mặt hàng đem lại doanh thu lớn nhất cho Việt Nam, cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (năm 2005 là 219 triệu USD). Trong những năm gần đây, do giá dầu thô không ổn định nên doanh thu từ dầu thô cũng có biến động lớn, giá dầu thô có sự thay đổi thất thường. Năm 2000 xuất 281,1 nghìn tấn với giá trị đạt 56,5 triệu USD thì năm 2001 xuất 221,3 nghìn tấn với giá trị là 38,7 triệu USD, đến năm 2005 lại tăng với 532,2 nghìn tấn tương đương 219 triệu USD [28]. Điều này phản ánh thị trường thế giới đầy biến động.

+ Lạc nhân

Là mặt hàng nông sản có kim ngạch không lớn nhưng chúng ta đã xuất sang Thái Lan từ rất sớm, qua các năm thì mặt hàng này cũng có sự lên xuống thất thường. Năm 1990 ta bắt đầu xuất sang thị trường Thái Lan đạt 0,1 nghìn tấn với giá trị là 0,05 triệu USD, kim ngạch rất thấp. Năm 2000 ta xuất sang Thái Lan được 5,2 nghìn tấn tương đương 2,9 triệu USD, đến năm 2005 là 18,4 nghìn tấn tương đương 11 triệu USD.

+ Máy tính và linh kiện điện tử

Là mặt hàng mới trong danh mục xuất khẩu hàng hoá sang Thái Lan. Từ năm 1998 đến nay kim ngạch liên tục gia tăng, từ năm 1998 đến năm 2000 kim ngạch xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử tăng 10,5% (từ 171,7 triệu USD lên 180,5 triệu USD). Từ năm 2000 đến năm 2005 tăng 15,9% (từ 180,5 triệu USD lên 288,1 triệu USD). Triển vọng trong những năm tới máy tính và linh kiện điện tử vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường Thái Lan.

+ Thuỷ hải sản

Theo tin từ Bộ thương mại thì kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Thái Lan năm 2005 đạt 39,1 triệu USD, tăng 14,8% so với năm 2004. Các sản phẩm chính xuất khẩu vào thị trường này là tôm, cá, mực đông lạnh. Thái Lan cũng là một thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau Singapo ở khu vực Đông Nam Á. Thái Lan là một thị trường xuất khẩu thuỷ sản nhưng cũng là thị trường tiêu thụ thuỷ sản cao ở khu vực. Hiện nay Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc đang trở thành thị trường chiến lược của hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên thì ở thị trường khu vực Việt

Nam cũng rất coi trọng, mặc dù tỉ trọng xuất khẩu sang các thị trường này không nhiều. Thái Lan là thị trường quan trọng có nhiều điều kiện thuận lợi đối với hàng thuỷ sản Việt Nam với dân số năm 2001 là 61,2 triệu người [6;152], vì thế sức tiêu thụ lớn, cùng với giá vận chuyển thấp, nhất là hiện nay có con đường hành lang Đông Tây càng thuận tiện cho việc vận chuyển, tiêu chuẩn đặt ra không quá cao so với những mặt hàng Việt Nam có số lượng lớn, nhiều hàng thuỷ sản xuất sang Thái Lan còn ở dưới dạng thô (cá chế biến), thậm chí bán ngay trên biển. Một mặt là do nhu cầu hải sản của Thái Lan đa dạng trong khi hàng chế biến của Việt Nam lại đơn điệu. Mặt khác nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Thái Lan chỉ muốn nhập hàng thô từ Việt Nam để chế biến và tái xuất hàng thuỷ sản.

+ Dệt – may mặc, giày dép

Đây là mặt hàng mà cả Việt Nam và Thái Lan đều có thế mạnh. Tuy nhiên thì nhu cầu tiêu dùng là không giới hạn, vì thế Việt Nam luôn chú trọng tới mặt hàng này. Đối với hàng may mặc, năm 1996 Việt Nam xuất sang Thái Lan chỉ đạt 0,8 triệu USD đến năm 2000 là 2,4 triệu USD, đến năm 2003 đạt 5,1 triệu USD, năm 2005 giảm còn 2,1 triệu USD. Về hàng giày dép năm 1996 xuất khẩu sang Thái Lan đạt 0,3 triệu USD đến năm 2005 là 3,4 triệu USD. Với kim ngạch không nhiều nhưng đây có thể là một mặt hàng xuất khẩu cao vào thị trường Thái Lan trong vài năm tới.

Trong 11 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2005 thì thị trường Thái Lan có mặt với 6 mặt hàng. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:

STT Mặt hàng Kim ngạch XK (Triệu $) Tỷ trọng tăng giảm so với năm 2004 (%) 1 Lạc nhân 11 + 8,6

2 Thủy sản 39,1 + 14,8

3 May mặc 2,3 - 6,5

4 Giày dép 3,4 + 12,1

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái Lan từ 1995 đến nay (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w