NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CHUNG THÂN

Một phần của tài liệu Hình phạt tù chung thân trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 80)

344 Tội tuyển mộ lính đánh thuê, tội làm lính

3.2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CHUNG THÂN

3.2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CHUNG THÂN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙ CHUNG THÂN

Hiện nay, tình hình tội phạm diễn ra trong xã hội ngày càng phức tạp và đa dạng. Vì vậy, trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến hình phạt tù chung thân không tránh khỏi việc nảy sinh một số vướng mắc. Những vướng mắc này có thể do nhiều nguyên nhân, song về cơ bản được xác định những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, quy định về đối tượng áp dụng hình phạt tù chung thân

trong Bộ luật Hình sự hiện hành vừa không linh hoạt, vừa chưa đầy đủ.

- Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, những năm gần đây tồn tại một số ý kiến về việc quy định không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người chưa thành niên tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội là chưa phù hợp với tình hình thực tiễn xã hội hiện nay. Bởi vì, trong những năm gần đây, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở nước ta ngày một gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ của tội phạm ngày càng đặc biệt nghiêm trọng và nguy hiểm. Năm 2007, toàn quốc có 10.361 vụ, gồm 15.589 em. Sáu tháng đầu năm 2008 đã xảy ra

5.746 vụ với 9.000 em (tăng 2% số vụ). Đến năm 2010, trên địa bàn cả nước

có 13.572 đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên, tăng nhiều lần so với những năm trước cả về số lượng phạm tội lẫn các vụ trọng án.Số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm khoảng 20% tổng số vụ án hình sự. Độ tuổi của

người chưa thành niên phạm tội ngày càng được trẻ hóa. Lứa tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội cao nhất, chiếm khoảng 60%, từ 14 đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32%, dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện. Về cơ cấu tội phạm, theo thống kê mới nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, thì hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự con người, một số tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng. Trong đó, tội danh trộm cắp tài sản chiếm 38%, cố ý gây thương tích chiếm 11%, đặc biệt là giết người chiếm 1,4% trong tổng số tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Hơn nữa tình trạng người chưa thành niên sử dụng vũ khí và hung khí nguy hiểm như dao, lê, mã tấu để đâm chém nhau, gây rối trật tự công cộng diễn ra ngày càng phức tạp. Một số em đã phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, phá hủy các công trình quốc gia. Nhiều đối tượng phạm tội nhiều lần mà lần phạm tội sau có mức độ nghiêm trọng hơn lần trước, thậm chí có những đối tượng lần đầu phạm tội nhưng hành vi hết sức tàn bạo. Ngoài ra, có nhiều bị cáo chỉ kém một vài ngày đủ 18 tuổi, Tòa án cũng phải vận dụng cho được hưởng chính sách hình phạt như bị cáo dưới 16 tuổi. Trong một số vụ án đồng phạm, có bị cáo chỉ kém một vài ngày tuổi đủ 18 tuổi, có bị cáo vừa bước qua tuổi 18 được vài ngày thì đã có mức hình phạt hoàn toàn khác nhau, mặc dù nhận thức của họ về hành vi nguy hiểm cho xã hội là như nhau.

Khi xét xử một số vụ án do người chưa thành niên gây ra (nhất là một số vụ trọng án) trong thời gian gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng hình phạt dành cho các bị cáo là người chưa thành niên chưa tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội. Chúng tôi xin đưa ra hai ví dụ cụ thể về các vụ án do người chưa thành niên gây ra trong thời gian gần đây:

* Vụ án thứ nhất: Ngày 10/6/2011, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử vụ án Đào Thị Thu Hương (tức My sói) sinh năm 1996 (15 tuổi) ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và đồng bọn về tội "hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản". Đồng bọn của My sói là các đồng phạm Trịnh Thăng Long (sinh năm 1992) ở xã Công Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Nguyễn Xuân Thắng (sinh năm 1993) ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội, Nguyễn Đức Hoàng (sinh năm 1992) ở phường Điện Biên, Đống Đa, Hà Nội; Lê Quang Vinh (sinh năm 1991) ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và Trần Hoàng Nam (sinh năm 1992) ở quận Long Biên, Hà Nội. Do cần tiền tiêu xài, Đào Thị Thu Hương và Trịnh Thăng Long (là người tình của Hương) nảy ra ý định lừa các phụ nữ đưa vào nhà nghỉ nhằm mục đích hiếp dâm và cướp tài sản. Để thực hiện, nhóm này lên mạng internet để "chat" làm quen với các với bé gái rồi rủ họ đi chơi. Chỉ cần gặp mặt được nạn nhân, nhóm này dùng vũ lực ép đi theo, sau đó đánh đập, đe dọa, khống chế đưa đến các nhà nghỉ để tổ chức hiếp dâm tập thể, cướp tài sản. My sói có lên mạng và quen với Phạm Thị Triều, sau khi hẹn gặp cô gái này, nhóm của My sói đã ép nạn nhân về một nhà nghỉ gần ga Giáp Bát để hiếp dâm. Sau đó nhóm của My sói tiếp tục cướp 1 sợi dây chuyền vàng trị giá hơn 600 nghìn đồng của lễ tân nhà nghỉ. Liên tục lên mạng chat và tìm các cô gái nhẹ dạ My sói và đồng bọn lại tiếp tục gây ra bốn vụ nữa. Khi cướp điện thoại của hai cô bé sinh năm 1995 và đưa vào nhà nghỉ thì nhóm của My sói bị Công an quận Đống Đa bắt giữ. Từ ngày 16/7/2010 đến ngày 20/7/2010, nhóm này đã gây ra tổng cộng 5 vụ cướp tài sản, tổng giá trị trên 30 triệu đồng; 02 vụ hiếp dâm và 01 vụ hiếp dâm trẻ em. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt: Trịnh Thăng Long 30 năm tù, Đào Thị Thu Hương 12 năm tù, Nguyễn Xuân Thắng 18 năm tù, Nguyễn Đức Hoàng 18 năm tù, Lê Quang Vinh 30 năm tù, Âu Thế Toàn 18 năm tù, Hoàng Trọng Đạt 30 năm tù và Trân Hoàng Nam 4 năm tù.

Ngày 20/8/2011, Lê Văn Luyện (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) nhờ bạn đưa lên thị trấn Chũ mua ba lô, đèn pin và con dao phớ. Hôm sau, anh ta mua thêm dao gấp và lang thang tại huyện Lục Nam quan sát các cửa hàng vàng nhằm mục đích cướp tài sản. Tại phố Sàn, đối tượng Lê Văn Luyên quan sát thấy tiệm vàng Ngọc Bích có thanh sắt trang trí nằm ngang giống bậc thang có thể dễ dàng trèo lên tầng 3 đột nhập. Tối 22/8, Luyện quanh quẩn ở khu vực tiệm vàng Ngọc Bích chờ cơ hội, song do quán ăn bên cạnh mở cửa quá khuya, âm mưu này không thực hiện được. Khoảng 3h ngày 24/8, khi trời bắt đầu nổi gió và mưa, Luyện trèo theo cây, leo lên ban công tầng 3 của tiệm Ngọc Bích. Cậy được cửa, hắn đi vào lục tìm tài sản ở một số phòng nhưng không phát hiện được gì. Phát hiện hiện camera, chuông báo động chống trộm, cầu dao điện, anh ta ngắt cầu dao, rút dây camera. Luyện định cậy phá tủ trưng bày vàng nhưng sợ gây tiếng động, bị lộ nên quay lên tầng 3. Hắn chờ chủ nhà ra khỏi phòng ngủ sẽ bất ngờ giết chết từng người để dễ dàng cướp tài sản. Đến khoảng 6h sáng, nghe thấy tiếng động, Luyện phát hiện anh Ngọc đang bê chậu quần áo lên tầng 3 nên bám theo. Luyện cầm dao tấn công ông chủ nhà... Nạn nhân giằng co với Luyện. Chị Chín đang ở tầng 2 nghe thấy tiếng kêu của chồng chạy lên tầng 3 hô hoán đồng thời xông vào cứu chồng. Trong quá trình giằng co, chị Chín và Luyện bị trơn trượt ngã xuống sàn nhà, anh Ngọc giằng được con dao... Nhưng chủ nhà do bị thương quá nhiều cũng không chống lại được Luyện. Hắn sau đó giết chết đôi vợ chồng này. Biết trong nhà còn người, Luyện chạy xuống tầng 2, thấy cháu Bích (con gái lớn của chủ tiệm vàng đang học lớp 3) đang cầm điện thoại, hắn tiếp tục vung dao chém vào đứa trẻ. Tưởng Bích đã chết, Luyện bỏ đi và sát hại tiếp con gái út mới 18 tháng tuổi của chủ nhà đang nằm trên giường ngủ. Sau đó đối tượng phá tủ kính tủ lấy toàn bộ số vàng, gọi anh họ Trương Thanh Hồng đến đón. Luyện bỏ trốn tới Lạng Sơn, ngày 31/8 thì bị bắt giữ. Cơ quan điều tra cho biết, Luyện đã cướp hơn 200 chỉ vàng ta, gần 153 chỉ vàng tây, một điện thoại di động. Tổng giá trị tài sản hơn 1,27 tỷ đồng. Với hành vi giết chết

vợ chồng anh Ngọc, cùng con gái mới 18 tháng tuổi, gây thương tật 76% cho bé Bích, Luyện bị đề nghị truy tố về các tội: giết người, cướp tài sản, lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều tra xác định, Luyện là thủ

phạm duy nhất gây án giết người. Khi thực hiện hành vi phạm tội, Lê Văn Luyện còn thiếu hơn 1 tháng mới đủ 18 tuổi. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã xét xử Lê Văn Luyện 18 năm tù về tội giết người, cướp tài sản và tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Vụ án đã đặt ra một vấn đề cho các nhà làm luật cũng như các cơ quan áp dụng pháp luật là áp dụng hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành: 12 năm tù đối với bị cáo Đào Thị Thu Hương, 18 năm tù đối với bị cáo Lê Văn Luyện có tương xứng với tính chất nguy hiểm đặc biệt lớn của hành vi mà bị cáo đã thực hiện, và áp dụng như vậy có đảm bảo nguyên tắc công bằng trong Luật Hình sự hay không?

Vì những lẽ trên, tôi nghĩ rằng cần nghiên cứu thật kỹ lại chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, đặc biệt ở lứa tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi. Nên có những quy định có tính chất tùy nghi có thể áp dụng hình phạt tù chung thân đối với những trường hợp người chưa thành niên từ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội có tính chất đặc biệt nghiêm trọng.

- Theo kết quả Bộ Y tế nước ta đưa ra ngày 02/01/2006, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 71,3 tuổi. Tuổi thọ này là của những người sống trong môi trường xã hội bình thường. Còn đối với những người trên 70 tuổi lại ở tù thì cũng khó sống thọ lâu hơn được. Như vậy, việc áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người trên 70 tuổi chưa thể hiện được tính nhân đạo của pháp luật hình sự và làm cho mục đích của hình phạt không đạt được một cách trọn vẹn. Do đó, có nhiều ý kiến đề nghị cần bổ sung vào đối tượng không áp dụng hình phạt tù chung thân là những người trên 70 tuổi phạm tội.

Thứ hai, quy định về thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết tù

túng, dễ dẫn đến tùy tiện trong áp dụng: Khoản 4 Điều 55 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định: "việc áp dụng thời hiệu đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, sau khi đã qua thời hạn mười lăm năm, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao…" [33]. Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ có toàn quyền quyết định là có áp dụng hay không áp dụng thời hiệu đối với bản án áp dụng hình phạt tù chung thân theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao mà không cần phải dựa theo một căn cứ cụ thể nào.

Thứ ba, quy định nhiều chế tài trong phần các tội phạm của Bộ luật

Hình sự ở các tội phạm có quy định áp dụng hình phạt tù chung thân chưa thật sự hoàn thiện.

Ví dụ Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định: "Người

nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười

hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình...". Việc quy định một

tình huống phạm tội và liệt kê một số trường hợp có thể áp dụng một trong ba loại hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân và hình phạt tử hình như Điều 93 Bộ luật Hình sự là không đảm bảo hữu hiệu quyền và lợi ích của người bị kết án. Bởi vì việc lựa chọn loại hình phạt nào đối với người bị kết án là do người tiến hành tố tụng quyết định. Hơn nữa, mặc dù việc quyết định hình phạt bắt buộc phải dựa trên những nguyên tắc và những căn cứ quyết định hình phạt mà pháp luật đã quy định, nhưng ranh giới về điều kiện áp dụng giữa hình phạt tù 20 năm, hình phạt tù chung thân và tử hình là không rõ ràng, rành mạch. Nên chỉ một sự tùy tiện của người quyết định hình phạt sẽ không đạt được mục đích phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng của việc áp dụng hình phạt hoặc sẽ trả giá bằng cả cuộc đời của người bị kết án. Vì vậy, cần tạo ra một cơ chế tương đối cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng có thể "tùy tiện" trong việc áp dụng hình phạt.

Thứ tư, trong khi quyết định hình phạt đối với vụ án cụ thể, do tâm lý

nguy hiểm của hành vi phạm tội gây ra, chưa mạnh dạn áp dụng hình phạt tối đa của khung hình phạt, đặc biệt là hai hình phạt tử hình và tù chung thân. Vì vậy, cần phải tạo ra được sự đổi mới tư duy đối với cán bộ xét xử để có sự chuyển biến trong việc áp dụng hình phạt đối với bị cáo trong từng vụ án để có thể đáp ứng được yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay.

Mặt khác, về vấn đề quyết định hình phạt không đúng so với yêu cầu của pháp luật, tại phiên họp thứ 29 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 19/3/2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã thẳng thắn thừa nhận: chất lượng xét xử chưa cao, trình độ năng lực của thẩm phán tiếp tục là vấn đề đáng quan ngại.

Vụ án cụ thể sau đây là một ví dụ khá rõ về vấn đề này:

Nội dung vụ án: Nguyễn Khánh Hùng quen biết với chị Đoàn Thị Nhung, là người cùng thuê phòng với chị Trương Thị Mỹ Dung. Ngày 09-8- 2006, do biết chị Nhung về quê ở Bình Phước, chị Dung ở nhà một mình, nên Hùng đã nảy sinh ý định giết chị Dung để lấy tài sản bán trả nợ cho anh Nguyễn Đức Hoan. Khoảng 21 giờ ngày 10-8-2006, Hùng đến phòng trọ của chị Dung tại số 30 Đoàn Giỏi, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú. Khi Hùng đến thì có anh Huỳnh Văn An đang ngồi nói chuyện với chị Dung trong phòng. Khoảng 30 phút sau, anh An đi về, Hùng tiếp tục ngồi lại nói chuyện với lý do chờ tạnh mưa, mục đích là cố ý chờ đêm khuya, mọi người xung quanh ngủ hết mới hành động. Đến 01 giờ ngày 11-8-2006, không còn người qua lại, thấy chị Dung đang đứng đối diện ăn trái cây, Hùng giả vờ cất cuốn sách lên kệ rồi bất ngờ đưa tay trái vòng ra trước siết cổ chị Dung. Chị Dung chặn lại được, vùng ra và đẩy Hùng ngã trúng cạnh tường, làm Hùng bị trầy da ở hông trái. Hùng đứng dậy tiếp tục dùng hai tay bóp cổ chị Dung. Chị Dung kêu cứu, giằng co và cào cấu Hùng, thì Hùng càng bóp mạnh rồi đập đầu chị

Một phần của tài liệu Hình phạt tù chung thân trong Luật hình sự Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)