74 Thụy Điển có Giết người, tội ác chiến tranh, gián điệp, phá hoại, Không
2.1.3. Các quy định của luật hình sự Việt Nam về hình phạt tù chung thân thời kỳ từ 1985 đến
chung thân thời kỳ từ 1985 đến 1999
Ngày 27/6/1985, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VII, Bộ luật Hình sự năm 1985 được thông qua, và có hiệu lực ngày 01/01/1986. Bộ luật Hình sự này
kế thừa và phát triển các quy định về hình sự của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám, tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở nước ta trong mấy chục năm. Theo đó, những quy định liên quan đến hình phạt tù chung thân được các nhà lập pháp quy định khá đầy đủ, cụ thể
trong Bộ luật Hình sự năm 1985. Điều 26 Bộ luật Hình sự 1985 quy định: "Tù
chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội" [31].
Phần các tội phạm, Bộ luật Hình sự năm 1985 khi mới thông qua đã có 38 điều (trong số 195 điều quy định về tội phạm) để quy định các hành vi phạm tội có thể áp dụng hình phạt tù chung thân. Đó là các hành vi: Tội phản bội Tổ quốc (Điều 72); Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 73); Tội gián điệp (Điều 74); Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 75); Tội bạo loạn (Điều 76); Tội hoạt động phỉ (Điều 77); Tội khủng bố (Điều 78); Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (Điều 79); Tội chống phá trại giam (Điều 84) Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước
ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 85); Tội chiếm đoạt máy bay,
tàu thủy (Điều 87); Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 94); Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 95); Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ (Điều 96); Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 97); Tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá hủy tiền tệ (Điều 98); Tội giết người (Điều 101); Tội hiếp dâm (Điều 112); Tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 129); Tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 132); Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa
(Điều 133); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 134); Tội
hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 138); Tội cướp tài sản của công dân (Điều 151); Tội đầu cơ (Điều 165); Tội làm hàng giả, tội
buôn bán hàng giả (Điều 167); Tội chiếm đoạt tem, phiếu, tội làm hoặc lưu hành tem, phiếu, giấy tờ giả dùng vào việc phân phối (Điều 172); Tội dừng xe lửa hoặc làm dừng xe lửa trái phép (Điều 189); Tội nhận hối lộ (Điều 226);
Tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ (Điều 227); Tội chống mệnh lệnh (Điều
250); Tội đầu hàng địch (Điều 256); Tội bỏ vị trí chiến đấu (Điều 258); Tội hủy hoại vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 269); Tội phá hoại hòa bình gây chiến tranh xâm lược (Điều 277); Tội chống loài người (Điều 278); Tội phạm chiến tranh (Điều 279); Tội tuyển mộ lính đánh thuê, tội làm lính đánh thuê (Điều 280). Trong số 38 điều luật trên thì có 9 điều quy định các hành vi phạm tội có mức án cao nhất là tù chung thân, đó là: Điều 85, Điều 96, Điều 97, Điều 134, Điều 165, Điều 172, Điều 189, Điều 226, Điều 227.
Ngày 28/12/1989, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985, có thêm một tội mới quy định có áp dụng hình phạt tù chung thân, đó là: Tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy (Điều 96a). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985 lần thứ 2, ngày 12/8/1991 đã nâng mức hình phạt đối với hai hành vi phạm tội lên tù chung thân. Đó là: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 135) (mức hình phạt cao nhất cũ là hai mươi năm tù); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân (Điều 157) (mức hình phạt cao nhất cũ là 15 năm tù). Với lần sửa đổi thứ 2 này, Bộ luật Hình sự 1985 đã có 41 điều luật quy định các hành vi phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù chung thân. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1985 lần thứ 3, ngày 22/12/1992, những quy định về hình phạt tù chung thân không có gì thay đổi. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1995 lần thứ 4, ngày 10/5/1997, có thêm 8 tội mới quy định có áp dụng hình phạt tù chung thân, gồm: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa (Điều 134a); Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 221a); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi (Điều 228a); Tội chiếm đoạt
chất ma túy (Điều 185e); Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 185g); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 185i); Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 185m); Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (Điều 185n). Và sửa đổi lần này đã nâng mức hình phạt lên đến tù chung thân đối với 3 hành vi phạm tội, gồm: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của công dân (Điều 156) (khi Bộ luật Hình sự 1985 mới ban hành, hành vi phạm tội này có mức hình phạt cao nhất là 12 năm tù, lần sửa đổi thứ 3 có mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù); Tội giả mạo trong công tác (Điều 224) (mức hình phạt cao nhất cũ là bảy năm tù); Tội chứa mãi dâm, tội môi giới mãi dâm (Điều 202) (mức hình phạt cao nhất cũ là mười năm tù). Ngoài ra, các nhà làm luật cũng đã tách Điều 96a quy định các hành vi sản xuất trái phép chất ma túy, tàng trữ trái phép chất ma túy, vận chuyển trái phép chất ma túy, mua bán trái phép chất ma túy thành bốn điều luật riêng (Điều 185b, 185c, 185d, 185đ) và vẫn giữ nguyên hình phạt tù chung thân đối với các hành vi phạm tội này. Đối với hành vi hiếp dâm trẻ em (Khoản 4 Điều 112), các nhà làm luật đã tách thành Điều 112a cũng giữ nguyên hình phạt tù chung thân. Đối với hành vi cưỡng dâm (Đoạn 2 Khoản 1 Điều 113), các nhà làm luật cũng đã tách thành Điều 113a và có thể áp dụng hình phạt tù chung thân trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 113a. Như vậy, từ 38 điều luật ban đầu, qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, Bộ luật Hình sự năm 1985 đã có 57 điều luật quy định các hành vi phạm tội có thể áp dụng hình phạt tù chung thân (tăng gấp rưới số điều luật quy định tội phạ có chế tài là hình phạt tù chung thân so với Bộ luật Hình sự năm 1985 khi mới ban hành).
Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam. Theo đó, nhiều vấn đề hình hình sự đã được thể chế hóa thành các chế định cụ thể, đảm bảo pháp chế, hạn chế được sự tùy tiện trong áp dụng. Trong số những chế định đó, hệ thống
hình phạt nói chung và hình phạt tù chung thân nói riêng đã trở thành công cụ sắc bén bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, chống mọi hành vi phạm tội giáo dục mọi người dân ý thức tôn trọng và tuân theo pháp luật.