74 Thụy Điển có Giết người, tội ác chiến tranh, gián điệp, phá hoại, Không
2.1.2. Các quy định của luật hình sự Việt Nam về hình phạt tù chung thân thời kỳ từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trƣớc khi có
chung thân thời kỳ từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trƣớc khi có Bộ luật Hình sự năm 1985
Thời kỳ này chưa có văn bản pháp luật hình sự nào quy định về hệ thống hình phạt, nhưng căn cứ vào các đạo luật, sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định, thông tư…quy định việc trừng trị các tội phạm đã được ban hành trong thời kỳ này, thì có các loại hình phạt sau đây:
- Hình phạt chính, gồm: Tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn
(từ 6 ngày đến 20 năm), cảnh cáo
- Hình phạt vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt phụ, gồm: Quản chế (từ 1 năm đến 5 năm), phạt tiền
- Hình phạt phụ, gồm: Tước một số quyền lợi công dân, tịch thu tài sản (1 phần hoặc toàn bộ), cư trú bắt buộc và cấm cư trú (từ 1 năm đến 5 năm), cấm thực hành một số nghề nghiệp nhất định hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ có liên quan trực tiếp đến tài sản xã hội chủ nghĩa (từ 2 năm đến 5 năm) [43, tr. 36-37].
Hình phạt tù chung thân đã được quy định trong Thông tư số 498-P4 ngày 31/10/1946 của Bộ Tư pháp như sau: "chung thân cũng là một hình phạt có tính chất đặc biệt. Cũng như hình phạt tử hình, nó có thể được áp dụng đối với một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng".
Ở thời kỳ này, pháp luật hình sự cũng có những quy định về đường lối xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm một số tội như: giết người, cướp của, hiếp dâm. Đối với tội hiếp dâm, Bản tổng kết và hướng dẫn số 329-HS2 ngày 11/2/1967 của Tòa án nhân dân tối cao về đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục đã quy định: Thông thường mức án tối đa đối với các can phạm trong lứa tuổi từ khoảng 16 đến 18 tuổi chỉ vào khoảng 1/2 mức án đối với các can phạm đã lớn tuổi. Có nghĩa là đối với người chưa thành niên phạm tội hiếp dâm thì sẽ không bị áp dụng hình phạt tù chung thân. Còn
đối với tội giết người, Bản tổng kết số 452-HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử loại tội giết người quy định:
Trong thực tiễn xét xử của ta, nhìn chung, các can phạm dưới 14 tuổi tròn, không bị truy tố xét xử về tội giết người… Theo ý chúng tôi, mức hình phạt đối với các can phạm từ 14 tuổi đến 16 tuổi chỉ nên từ khoảng 15 năm tù trở xuống. Đối với các can phạm từ 16 tuổi tròn trở lên, cho đến dưới 18 tuổi một ít, cũng có thể xử nhẹ hơn một phần so với can phạm đã lớn. Và đối với tất cả các loại can phạm này, nói chung, không nên áp dụng mức án tử hình [42]. Theo Bản tổng kết này, chúng ta có thể hiểu đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội giết người không nên áp dụng mức án tử hình, và có thể áp dụng hình phạt tù chung thân.
Thông tư số 73-TTg/LB ngày 11/8/1959 của Liên Bộ Tư pháp, Công an, Viện Công tố Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao quy định điều kiện và thủ tục xử tha tù trước kỳ hạn quy định: Đối với phạm nhân bị án tù chung thân cải tạo tốt nhưng cũng phải ở tù 5 năm thì mới được xét giảm án. Án chung thân lần đầu giảm xuống 20 năm tù, nhưng dù được nhiều lần giảm án, phạm nhân ít nhất cũng phải ở tù 12 năm.Trường hợp phạm nhân bị án tù chung thân có nhiều thành tích cải tạo hoặc lập công như giúp đỡ trại cải tạo kịp thời khám phá những tổ chức phản động, những tổ chức vượt ngục hay bạo động trong trại… trường hợp phạm nhân già yếu, có bệnh nặng, trường hợp phụ nữ đông con… thì có thể hạ số năm phải ở tù xuống dưới 12 năm như 10 năm chẳng hạn. Đặc biệt đối với những người 60 tuổi trở lên mới bị kết án chung thân thì có thể hạ số năm phải ở tù xuống dưới 10 năm, nhưng không thể hạ xuống dưới 5 năm.
Ở thời kỳ này, các tội phạm mà pháp luật quy định mức hình phạt bị áp dụng là hình phạt tù chung thân được quy định rải rác ở rất nhiều văn bản pháp luật hình sự khác nhau. Cụ thể như sau:
* Thời kỳ từ Cách mạng Tháng tám đến năm 1954
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân non trẻ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Pháp luật hình sự trước kia là công cụ để bọn đế quốc, thực dân cai trị nhân dân ta, nay đã góp phần rất lớn trong việc trấn áp bọn phản cách mạng của chính phủ mới. Đối với các tội phạm có áp dụng hình phạt tù chung thân (khổ sai chung thân) được quy định trong các Bộ luật Hình sự cũ mà Pháp đã sử dụng trước kia ở nước ta, không đi ngược lại lợi ích của cách mạng, "không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa" vẫn tiếp tục có hiệu lực (Sắc lệnh số 47-SL, ngày 10/10/1945).
Để phục vụ các nhiệm vụ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bọn tay sai, Nhà nước ta đã quy định nghĩa vụ kháng chiến và ban hành Sắc lệnh số 106-SL ngày 15/6/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định việc trừng trị những tội làm chậm trễ hay ngăn trở việc thi hành nghĩa vụ quân sự và lệnh tòng quân: Những người tuyên truyền bằng lời nói hay việc làm để người khác trốn nghĩa vụ quân sự hay trốn tòng quân; Những người đã rủ nhau và cùng nhau trốn nghĩa vụ quân sự hay trốn tòng quân sẽ bị phạt từ 5 năm tù đến tử hình, tịch thu một phần hay toàn thể gia sản và bị tước tất cả quyền công dân.
Căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ mới, dựa trên việc sơ kết rút kinh nghiệm đấu tranh với bọn phản cách mạng của các cơ quan chuyên chính, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 133-SL của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 20/1/1953 quy định 12 hành vi phạm tội nhằm trừng trị các loại Việt gian, phản động và xét xử những âm mưu và hành động phản quốc (Điều 1 Sắc lệnh). Trong số 12 hành vi phạm tội quy định trong Sắc lệnh số 133-SL thì có 11 hành vi có thể bị xử với mức án phạt tù chung thân đối với những kẻ phạm tội với vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy. Ngoài ra, Điều 18 Sắc lệnh này còn quy định: "Kẻ nào phạm tội phản quốc khác mà chưa quy định trong Sắc lệnh này sẽ chiểu theo tội tương tự mà xét xử".
Bên cạnh hoạt động đấu tranh chống thực dân Pháp cùng bọn tay sai, phản động, Nhà nước ta còn hết sức chú trọng việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong kháng chiến: Các hành vi cướp bóc, nhũng nhiễu dân chúng trong khi có chiến sự đều bị Tòa án binh xử nặng như các tội gián điệp, phản quốc và có thể bị tuyên đến tù chung thân, tử hình (Thông lệnh số 60-TT ngày 23/5/1947 của liên bộ Quốc phòng - Tư pháp). Sắc lệnh số 12-SL ngày 12/3/1949 quy định trừng trị rất nặng tội trộm cắp vặt, tội trộm cắp tài sản của nhà binh: đối với các trường hợp nghiêm trọng có thể xử phạt khổ sai chung thân hoặc tử hình.
Nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế trong vùng giải phóng, Nhà nước ta ban hành: Sắc lệnh số 68-SL ngày 18/6/1949 về việc cấm phá hoại các công trình thủy nông. Điều 8 Sắc lệnh này quy định những người đào đất, trồng cây, xăm cọc, làm nhà, cho súc vật dẫm phá gần đê, đập, kênh và cầu cống phụ thuộc trong một địa phận bảo vệ, do Bộ Giao thông Công chính ấn định hoặc làm hư hỏng bằng một cách nào khác các công trình thủy nông; nếu thiệt hại cho nhân dân nhiều tỉnh sẽ bị phạt từ 3 năm đến tù chung thân, tử hình.
Nhằm đảm bảo thắng lợi của cuộc cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của bọn địa chủ phong kiến, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 151-SL ngày 12/4/4953 về việc trừng trị địa chủ chống pháp luật trong khi và ở những nơi phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất: Điều 6 Sắc lệnh này quy định địa chủ nào phạm một trong những tội: Câu kết với đế quốc, ngụy quyền, gián điệp, thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến, làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên; câu kết với đế quốc, ngụy quyền, thành lập hay cầm đầu những tổ chức vũ trang để bạo động; đánh bị thương, đánh chết, ám sát nông dân, cán bộ và nhân viên; đốt phá nhà cửa, kho tàng, lương thực, hoa mầu, công trình thủy lợi; xúi giục hoặc cầm đầu một số người để gây phiến loạn thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc bị xử tử hình, phải bồi thường thiệt hại cho nông dân, bị tịch thu một phần hay tất cả tài sản.
* Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975)
Năm 1954, khi đất nước chia thành hai miền, ở Miền Bắc, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước; ở Miền Nam, tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhằm giải phóng Miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà. Pháp luật hình sự thời kỳ này phải phục vụ thực hiện thắng lợi hai chiến lược cách mạng đó. Nhà nước ta đã tiếp tục ban hành một số văn bản pháp luật hình sự, một mặt khẳng định việc chấm dứt áp dụng luật lệ của chế độ cũ, mặt khác hoàn thiện các quy định về tội phạm và hình phạt để có cơ sở xử lý các hành vi phạm tội, trong đó những hành vi nào gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản trên có thể sẽ bị xử tù chung thân hoặc tử hình.
Để chính thức hóa việc chấm dứt áp dụng luật lệ của chế độ cũ, Thông tư số 19-VHH ngày 30/6/1955 của Bộ Tư pháp đã yêu cầu các tòa án không áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến nữa.
Thông tư số 442/TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: Đối với hành vi cố ý giết người có dự mưu thì có thể phạt đến tù chung thân, tử hình. Thông tư số 556/TTg ngày 29/6/1955 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định: "không cẩn thận hay không theo luật lệ giao thông mà…trường hợp gây ra tai nạn lớn làm chết nhiều người và thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân thì có thể phạt đến tù chung thân hay tử hình".
Để bảo vệ sự nghiệp xây dựng kinh tế và văn hóa, chống lại những âm mưu, hành động phá hoại, làm thiệt hại đến tài sản Nhà nước, tập thể và công dân và cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch nhà nước, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 267-SL ngày 15/6/1956 quy định hàng loạt hành vi phạm tội như: trộm cắp, lãng phí, làm hỏng, hủy hoại, cướp bóc tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân (Điều 2); tiết lộ, đánh cắp, mua
bán, dò thám bí mật nhà nước (Điều 3); làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch kinh tế và văn hóa của Nhà nước bằng bất cứ hình thức nào (Điều 4). Nếu những hành vi trên được thực hiện vì mục đích phá hoại (Điều 5) hoặc vì mục đích tham lam, tư lợi (Điều 8) mà thuộc một trong những trường hợp là người chủ mưu, cầm đầu; gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng; dùng thủ đoạn, phương pháp cực kỳ gian ác hay đã phá hoại những công trình lợi ích công cộng quan hệ trực tiếp đến đời sống của nhân dân thì có thể bị phạt tù chung thân. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân đã được quy định tại Điều 10 Sắc lệnh này và bị can có thể bị phạt đến tù chung thân và phải bồi thường thiệt hại nếu gây ra thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng.
Thông tư số 3887-VHH/HS ngày 02/11/1957 của Bộ Tư pháp về trừng trị những hành động chống thuế nông nghiệp quy định:
Trường hợp chống, phá thuế lại có hành động đánh cán bộ bị thương nặng, đánh chết cán bộ, hoặc có hành động phá phách trụ sở cơ quan, đốt hay đập pháp kho thóc, gây đột xuất… thì những kẻ chủ mưu, cầm đầu và những tên hung hãn nhất có thể bị xử phạt đến tù chung thân hoặc tử hình [3].
Năm 1964, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại Miền Bắc, tăng cường các hoạt động tình báo, gián điệp, chiến tranh tâm lý nhằm thực hiện âm mưu xâm lược của chúng. Trước những yêu cầu của tình hình mới, các văn bản quy phạm pháp luật hình sự quy định các tội xâm phạm an ninh quốc gia được ban hành trước đây đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, ngày 30/10/1967, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng. Pháp lệnh là cơ sở pháp lý và là công cụ sắc bén để tăng cường chuyên chính đối với kẻ thù của dân tộc ta. Pháp lệnh đã quy định 15 loại tội phản cách mạng, trong đó có 11 loại tội được quy định là có thể áp
dụng hình phạt tù chung thân. Đó là các tội: Tội phản quốc (Điều 3), Tội âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 4), Tội gián điệp (Điều 5), Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 6), Tội bạo loạn (Điều 7), Tội hoạt động phỉ (Điều 8), Tội trốn theo địch hoặc vì mục đích phản cách mạng mà trốn ra nước ngoài (Điều 9), Tội giết người, đánh người, gây thương tích, bắt giữ người, dọa giết người vì mục đích phản cách mạng (Điều 10), Tội phá hoại (Điều 11), Tội chống lại hoặc phá hoại việc thực hiện các chính sách và pháp luật của Nhà nước (Điều 13), Tội phá trại giam, đánh cướp can phạm, tổ chức vượt trại giam, trốn tù (Điều 16).
Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục số 329-HS2 ngày 11/5/1967 của Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ rõ: "Nếu hiếp dâm làm chết người (hiếp dâm có thể là nguyên nhân chủ yếu hoặc thứ yếu làm nạn nhân chết) hoặc làm nạn nhân tự sát, xử phạt từ 5 năm đến 20 năm tù. Trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể xử đến chung thân hoặc tử hình" [43].
Công văn số 107-HS2 ngày 20/2/1969 của Tòa án nhân dân tối cao gửi các tòa án địa phương Bản tổng kết và hướng dẫn đường lỗi xét xử tội đầu cơ đã chỉ rõ:
Đối với những vụ đầu cơ có tác hại rất lớn, kèm theo lại có những tình tiết rất nghiêm trọng, có thể xử trên mức 5 năm tù và thông thường không vượt quá 10 năm tù nếu chỉ riêng có một tội đầu cơ. Nếu tội đầu cơ lại kèm theo những tội phạm nghiêm trọng hơn như tham ô, trộm cắp, lừa đảo của công… trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có thể xử đến mức tù chung thân hoặc tử hình [43].
Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự quy định việc trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Nhà nước ta cũng quan tâm đến việc bảo vệ các tài sản
riêng của công dân. Nhưng do yêu cầu khách quan tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngày 21/10/1970, Nhà nước ta đã thông qua hai pháp lệnh mới