Nhóm giải pháp về phát hiện, điều tra, khám phá, xử lý

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Trang 95)

1331 1913 Tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải,

3.5.Nhóm giải pháp về phát hiện, điều tra, khám phá, xử lý

Trong giai đoạn hiện này ở Việt Nam, những chính sách của Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện nhằm mục đích phát triển đất nước và hoàn thiện nền kinh tế nước ta trên cơ sở mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, sử dụng tối đa các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa kết hợp chặt chẽ với sự tăng cường kiểm tra của toàn xã hội. Vấn đề tội phạm và các vi phạm pháp luật là những lực cản cho sự phát triển. Việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong đó có tội phạm xâm phạm họat động tư pháp là một yếu tố quan trọng để đưa nước ta tiến tới một xã hội công bằng và văn minh.

Tiếp tục đổi mới và thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật; đối với từng ngành, từng cơ quan phải nâng cao trách nhiệm, phát huy chức năng của mình; từng ngành xây dựng các chương trình hành động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; gắn việc thực hiện phát triển kinh tế-xã hội với phòng, chống tội phạm, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát hiện, điều tra, khám phá và xử lý nghiêm minh đối với các loại tội phạm, đặc biệt là các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp bởi tính chất đặc biệt của nhóm tội phạm này.

động chuyên môn của các cơ quan chuyên trách, đó là các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án. Đây là các biện pháp thể hiện thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của Nhà nước đối với những kẻ phạm tội. Mỗi cơ quan có tính chất chuyên môn riêng biệt:

- Cơ quan Công an có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Hoạt động của ngành Công an trong tổ chức công tác phòng ngừa tội phạm rất rộng bởi lẽ hoạt động này gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của ngành công an gồm các hoạt động như điều tra, khám phá mọi tội phạm xảy ra, đảm bảo người phạm tội không thể trốn tránh được sự trừng phạt của pháp luật, đảm bảo tội phạm không thể tránh khỏi hình phạt; giám sát, giáo dục những người đang phải chấp hành bản án của Tòa án...

- Cơ quan Viện kiểm sát có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các họat động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, qua đó góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể và các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002). Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát còn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việ phòng ngừa tội phạm và giáo dục pháp luật. Trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, Viện kiểm sát phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật của các cơ quan tư pháp, thông qua công tác kiểm sát phát hiện nguyên nhân và điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hôi áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

- Cơ quan Tòa án có nhiệm vụ xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật các vụ án hình sự nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thông qua họat động xét xử làm rõ nguyên nhân và

điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan Nhà nước, các tổ chức áp dung các biện pháp phòng ngừa, nguyên tắc xét xử công khai đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động tư pháp, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội và công dân tham gia vào hoạt động xét xử, nhằm giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của công dân.

Do tính chất chuyên môn đặc biệt vì thế các hoạt động đó được gọi là các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các hoạt động do các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát thực hiện mặc dù là áp dụng đối với các tội phạm đã xảy ra nhưng việc phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, đảm bảo mọi tội phạm đều phải chịu hình phạt không chỉ nhằm giáo dục kẻ phạm tội không phạm tội mới mà còn có tác dụng phòng ngừa chung, giáo dục những người khác không phạm tội. Chính vì vậy, nhóm biện pháp phát hiện, điều tra, khám phá, truy tố, xét xử, giáo dục và cải tạo người phạm tội có tác dụng phòng ngừa tội phạm rất cao.

Có thể khẳng định ngay rằng, trong nhóm các biện pháp đấu tranh, các biện pháp phát hiện và điều tra tội phạm giữ vai trò then chốt, bởi vì chỉ có trên cơ sở làm sáng tỏ mọi tính chất của vụ án thì mới có cơ sở để truy tố, xét xử và áp dụng đúng đắn các biện pháp giáo dục và cải tạo người phạm tội có hiệu quả. Bản thân các biện pháp phát hiện và điều tra trong quá trình áp dụng để khám phá tội phạm đã có ý nghĩa phòng ngừa. Bởi vì, điều đó có ý nghĩa là không để lọt tội phạm và không để xảy ra tội phạm mới [13].

Về công tác xét xử, cần phải tiếp tục triển khai sâu rộng việc đổi mới thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa, bảo đảm để các phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa. Từng bước thực hiện công khai hóa các bản án, xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Tòa án có hiệu

Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tác dụng phòng ngừa trực tiếp của việc tổ chức cải tạo, giáo dục người phạm tội là rất to lớn. Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự, mục đích của hình phạt như sau: Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội là thể hiện sự đánh giá tiêu cực từ phía Nhà nước đối với người phạm tội. Về nguyên tắc, hình phạt không có mục đích gây đau đớn về thể chất hay hạ thấp nhân phẩm của con người, sự trừng trị kẻ phạm tội là một đặc điểm của hình phạt nhưng sự trừng trị ở đây không phải là mục đích tối cao mà chỉ là phương tiện để nhằm mục đích khác là giáo dục và cải tạo họ thành những công dân có ích cho xã hội, không tái phạm và mục đích cuối cùng là loại trừ nguyên nhân và điều kiện phạm tội từ đó loại trừ tội phạm.

Ý nghĩa phòng ngừa trực tiếp của biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội là nhằm cách ly họ ra khỏi xã hội, không để họ còn có điều kiện và môi trường tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội hoặc làm ảnh hưởng xấu đến người khác; việc áp dụng hình phạt đối với họ cho họ thấy được thái độ của Nhà nước đối với hành vi phạm tội; đồng thời, giáo dục họ thông qua lao động, học tập, chấp hành kỷ luật của trại giam là biện pháp làm cho họ tỉnh ngộ, nhận thức được sai lầm của mình từ đó quyết tâm rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội, và sau khi trở về với xã hội thì từ bỏ ý định tiếp tục quay lại con đường phạm tội.

Công tác đấu tranh phòng, ngừa tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thực sự đạt được hiệu quả cao, cần tiến hành rà soát lại hệ thống hình phạt được áp dụng đối với nhóm tội phạm này, cần xem xét từ góc độ xã hội học

về tác dụng và hiệu quả của từng loại hình phạt tương ứng với từng loại tội phạm cụ thể trong nhóm tội phạm xâm phạm họat động tư pháp để có cơ sở xây dựng và áp dụng mức (loại) hình phạt hợp lý.

Căn cứ vào phân tích diễn biến tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong giai đoạn vừa qua, đối với nhóm tội phạm này, một mặt cần nâng mức tối thiểu của hình phạt tù, mặt khác rút ngắn hơn nữa khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt để tránh khó khăn hay những biểu hiện tùy tiện khi quyết định hình phạt. Đặc biệt, riêng đối với tội Trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử (Điều 311 Bộ luật hình sự) thì thiết nghĩ việc nâng mức tối đa của hình phạt tù đối với tội phạm này là cần thiết vì những kẻ phạm tội này là những kẻ chống đối pháp luật rất quyết liệt, với mức hình phạt như hiện nay vẫn còn thấp, chưa đủ để ngăn chặn tội phạm nên thực tế cho thấy loại tội phạm này ngày càng gia tăng và thủ đoạn tinh vi hơn.

Để công cuộc đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp đạt kết quả cần phải có sự phối kết hợp của tất cả các cấp, các ban ngành và toàn thể nhân dân. Cần thực hiện một lọat các biện pháp như xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, đổi mới công tác đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho cán bộ tư pháp, tăng cường vai trò công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý công bằng và nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp đặc biệt là những người có chức vụ quyền hạn, cán bộ có nhiệm vụ tiến hành tố tụng. Bên cạnh việc thực hiện các giải pháp trên cần kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ và nhân dân, tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất và các điều kiện, phương tiện hoạt động của các

một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, đủ sức đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của đất nước trước tình hình mới, có như thế mới đảm bảo hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng và phòng chống tội phạm nói chung.

KẾT LUẬN

Hoạt động của các Cơ quan tư pháp nhằm mục đích là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ công lý, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thông qua nghiên cứu tình hình diễn biến các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp cho thấy, trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của tội phạm nói chung, các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp ngày càng có diễn biến phức tạp gây tác hại xấu đến mọi mặt của đời sống xã hội, làm mất trật tự an toàn xã hội. Tình hình loại tội phạm này ngày càng gia tăng về số lượng, nghiêm trọng về tính chất cũng như mức độ nguy hiểm. Tính chất nghiêm trọng của nhóm tội phạm này thể hiện ở chỗ chúng không những làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung mà còn gây mất lòng tin của quần chúng nhân dân, làm giảm sút uy tín của Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp nhất là khi Việt Nam đang thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm họat động tư pháp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và luôn là đòi hỏi cấp bách.

Để công tác tư pháp có những chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng công tác tư pháp đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về "Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", tiếp đến là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" nhằm thực hiện mục tiêu "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt

Công tác tư pháp thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể. Từ những kết quả nghiên cứu và khảo sát thực trạng tình hình các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2000 đến năm 2005 cho thấy về tổng thể, tội phạm xâm phạm họat động tư pháp qua xét xử trong mấy năm gần đây (cụ thể từ năm 2003 trở lại đây) có chiều hướng giảm dần. Tuy nhiên, trong cơ cấu nội tại của nhóm tội phạm này lại có sự không tương xứng, các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp xảy ra có tính chất nghiêm trọng hơn, thủ đọan phạm tội tinh vi hơn, đặc biệt là tình hình tội phạm ẩn của nhóm tội phạm này đang là vấn đề nan giải, việc phát hiện, điều tra, khám phá, xét xử các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể thực hiện tội phạm là người có chức vụ quyền hạn, là cán bộ, nhân viên các cơ quan tư pháp còn rất ít, không phản ánh đúng tình hình tội phạm diễn ra trên thực tiễn.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích số liệu các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp được điều tra, khám phá, xét xử từ năm 2000 đến năm 2005, sự tăng giảm của các tội phạm này theo từng năm, từ đó đánh giá thực trạng tình hình loại tội phạm này, đánh giá những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân gây nên những tồn tại đó trong công tác đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm họat động tư pháp để đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống nhóm tội phạm này trong thời gian tới.

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án trên thực tế cho thấy diễn biến của loại tội phạm này rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh loại tội phạm này, nhưng tựu trung lại do sự nhận thức về tầm quan trọng của công tác đấu tranh tội phạm ở một số cơ quan bảo vệ pháp luật chưa đúng. Hoạt động tư pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng do đó bắt buộc mọi cán bộ, công chức nói chung làm việc trong các cơ quan này phải tuyệt đối và nghiêm

chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, thể hiện "cái tâm" trong sáng để cống hiến và phục vụ, không vì bất kỳ một động cơ nào mà phải làm trái pháp luật, nhưng đã có một số ít cán bộ trong ngành bảo vệ pháp luật vì lợi ích vật chất, vì mục đích tư thù, thành tích cá nhân mà đánh mất bản lĩnh chính trị, tha hóa biến chất, đánh mất đạo đức nghề nghiệp trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội hoặc tiếp tay, dung túng cho kẻ khác phạm tội.

Vai trò cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa thực sự phát huy được hiệu quả. Thời gian qua, nhiều ngành, nhiều cấp có những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực hoặc có những vi phạm chính sách pháp luật, tội phạm một cách nghiêm trọng nhưng đã không bị phát hiện.

Do đó, muốn công tác đấu tranh với tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp đạt được hiệu quả cao cần tìm ra những giải pháp nhằm loại bỏ nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Trang 95)