hoạt động tư pháp
1.2.1. Cơ sở xây dựng biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
Đấu tranh phòng chống tội phạm có hai nội dung cơ bản. Thứ nhất là phòng ngừa tội phạm, không để cho tội phạm xảy ra gây nguy hại cho xã hội. Thứ hai là phát hiện, xử lý tội phạm. Tuy nhiên, trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, phòng ngừa tội phạm được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản và đặc biệt quan trọng. Đây là quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng và Nhà nước ta. Trong các công trình kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Mác và Ănghen đều cho rằng: phòng ngừa tội phạm quan trọng hơn việc trừng phạt nó. Chính C.Mác đã viết: “Nhà làm luật thông thái sẽ phòng ngừa tội phạm để không phải thực hiện hình phạt với họ”. V.I. Lê nin luôn khẳng định sự cần thiết quan điểm tổng thể trong vấn đề phòng ngừa tội phạm, nhất là trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, hoạt động phòng ngừa sẽ trở thành phương hướng chính của cuộc đấu tranh chống tội phạm, và là con đường dẫn đến giai đoạn loại trừ hiện tượng phạm tội trong đời sống xã hội. Quan điểm này được vận dụng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Trong tất cả các công trình nghiên cứu tội phạm các tác giả đều xuất phát từ quan điểm: nghiên cứu tội
phạm, cá nhân con người phạm tội và những vấn đề khác trong lĩnh vực này không chỉ nhằm mục đích nghiên cứu lý luận mà là nhằm tạo tiền đề soạn thảo các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Những văn bản, Nghị quyết chính trị các Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam là cương lĩnh quyết định sự phát triển tội phạm học xã hội chủ nghĩa nói chung và lý luận phòng ngừa tội phạm nói riêng đều xác định, phòng ngừa tội phạm là cơ bản, trọng yếu, là nhiệm vụ chính của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Đại hội lần thứ VIII, IX, X Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện một sự quan tâm lớn đến công tác phòng ngừa tội phạm, yêu cầu phải phòng ngừa tội phạm để không xảy ra các hiện tượng này và phải xây dựng chương trình quốc gia về phòng, chống tội phạm. Đảng cộng sản Việt Nam trong khi vạch ra phương hướng mới của sự hoàn thiện xã hội ta trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã khẳng định sự cần thiết đặc biệt của cuộc đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực khác nhau và xác định phương hướng mới trong công tác phòng ngừa nó. Tuy nhiên, hiểu như thế nào là phòng ngừa tội phạm và việc phòng ngừa tội phạm được thực hiện như thế nào đang còn là vấn đền phải bàn. Theo lý luận khoa học nghiên cứu tội phạm, phòng ngừa tội phạm nói chung, trước hết đó là cải tạo các quan hệ xã hội nhằm mục đích loại trừ các nguyên nhân tội phạm, loại trừ các điều kiện tạo thuận lợi phát sinh ra các hành vi tội phạm, hạn chế hoặc cô lập các nhân tố tội phạm hoặc có ảnh hưởng đến sự hình thành các đặc điểm chống xã hội của con người phạm tội. Trong cuộc sống thực tế phòng ngừa tội phạm hoạt động thể hiện như là một phương thức hoàn thiện những quan hệ xã hội nhằm mục đích ngăn chặn trực tiếp những tội phạm cụ thể và giáo dục các hành vi, ý thức, thói quen, nhu cầu, khuynh hướng giá trị của con người phạm tội. Mục đích cuối cùng của phòng ngừa tội phạm là ngăn chặn tình trạng phạm tội trong xã
hội, không cho tội phạm phát triển, từng bước kiềm chế, đẩy lùi và tiến tới loại trừ tội phạm trong xã hội.
Khi đề cập đến phòng ngừa tội phạm nói chung, quan điểm của nhiều nhà khoa học cho rằng, phát hiện xử lý tội phạm, đảm bảo không tội phạm nào không bị phát hiện là một trong những biện pháp phòng ngừa. Thông qua phát hiện xử lý tội phạm góp phần giáo dục ý thức công dân. Do vậy, khi nghiên cứu về đấu tranh phòng chống tội phạm cũng có nghĩa tập trung vào công tác phòng ngừa tội phạm. Luận văn “Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp” cũng đi theo hướng này.
Phòng ngừa các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp cũng chịu sự chi phối chung của phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, như phần trên đã trình bày, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án được thực hiện bởi những người trong các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng và những người khác gây thiết hại cho quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, mà phòng ngừa các tội phạm này cũng nằm trong yêu cầu chung của Nhà nước và phải áp dụng đồng bộ, hệ thống các biện pháp có quan hệ tác động lẫn nhau hướng vào việc thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Điều này có nghĩa rằng, để có thể phòng ngừa các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp cần thiết không chỉ hoàn chỉnh hệ thống pháp luật hình sự, phải đảm bảo tính khả thi của các quy phạm tố tụng đối với mọi hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, những khung hình phạt tương ứng đảm bảo cho việc trừng trị chúng một cách thích đáng, mà còn thiết lập những thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án một cách chặt chẽ, đảm bảo những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng và những người khác không thể thực hiện được các hành vi nguy hiểm, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các
cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Ngoài ra, phải chấn chỉnh và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, thanh tra, kiểm sát chặt chẽ hoạt động tư pháp nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp.
1.2.2. Các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp
Đấu tranh phòng, chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là một bộ phận của đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và là phương hướng chính của cuộc đấu tranh chống loại tội phạm này. Trong cuộc đấu tranh này, phòng ngừa tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp là chủ đạo. Công tác phòng ngừa các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp luôn mang tính chủ động và được thực hiện theo hai hướng cơ bản: thứ nhất, tập trung vào việc giải quyết tiến tới dần dần thủ tiêu những hiện tượng xã hội tiêu cực là nguyên nhân và điều kiện của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Chỉ có trên cơ sở đó chúng ta mới có thể giải quyết được một cách cơ bản tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Đây là phương hướng cơ bản nhất, vừa hạn chế được mức thấp nhất hậu quả pháp lý do tội phạm gây ra (tiết kiệm được sức lực, tiền của chi phí cho việc phát hiện, điều tra, xét xử và cải tạo phạm nhân...), vừa đáp ứng được mong muốn chung của toàn xã hội.
Thứ hai của việc phòng ngừa là bằng mọi cách kịp thời ngăn chặn các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đang xảy ra, phát hiện kịp thời, xử lý kiên quyết các trường hợp phạm tội. Đây là hướng ngăn chặn trực tiếp của tội xâm phạm hoạt động tư pháp, trừng trị kẻ phạm tội nhằm mục đích thông qua trừng trị để răn đe chính kẻ phạm tội và giáo dục những đối tượng có nguy cơ phạm tội không đi vào con đường phạm tội. Hướng phòng ngừa này không chỉ tác động
tới cá nhân kẻ phạm tội mà còn thông qua đó tác động tới các cá nhân khác làm cho họ từ bỏ ý định phạm tội nếu có.
Tội phạm học Mácxít chia các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung thành biện pháp chung và biện pháp riêng. Các biện pháp chung nhằm thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu trong việc phát triển xã hội để loại trừ những hiện tượng xã hội tiêu cực. Các biện pháp phòng ngừa riêng nhằm trực tiếp phòng ngừa loại tội phạm này bằng cách khắc phục, loại trừ nguyên nhân và điều kiện phát sinh loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong cuộc sống xã hội.
Các biện pháp phòng ngừa chung là các biện pháp tác động đến nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tình trạng phạm tội, hạn chế hoặc loại trừ các yếu tố tiêu cực làm nảy sinh hiện tương phạm tội. Mục đích của các biện pháp phòng ngừa chung là tạo một môi trường làm việc, điều kiện sống, sinh hoạt, cơ sở vật chất cho mọi công dân trong xã hội, khắc phục tận gốc những nhân tố làm phát sinh tội phạm tiến tới từng bước đẩy lùi tội pham ra khỏi đời sống xã hội. Các biện pháp phòng ngừa chung này bao gồm các biện pháp: biện pháp kinh tế, biện pháp văn hóa - xã hội, biện pháp chính trị tư tưởng, biện pháp tổ chức quản lý, biện pháp giáo dục và pháp luật. Các biện pháp này mang tính chất lâu dài, cơ bản, tác động bao trùm lên nhiều đối tượng trên một không gian rộng lớn không chỉ riêng các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà nó còn bao quát tất cả các tội phạm khác. Nhóm biện pháp này cần tập trung vào việc phát triển kinh tế, nâng cao cơ sở vật chất, đời sống kinh tế cho mỗi người dân; nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động tư pháp; nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế các mặt tiêu cực nhằm phát huy phẩm chất của mỗi công dân. Nhóm những biện pháp phòng ngừa chung bao gồm các biện pháp chung nhất giải quyết những nhiệm vụ chung của xã hội được thực hiện bởi Đảng, Nhà nước, các cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội và toàn thể công dân nhằm phát triển xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao trình độ văn hóa, tính tích cực, tính tự giác của công dân. Đây là nhóm các biện pháp cơ bản, lâu dài, chiến lược không phải thực hiện trong thời gian nhất định mà trong cả quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Những biện pháp này được thực hiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị, tư tưởng, tổ chức quản lý v.v... Và thực hiện tốt các biện pháp đó sẽ tạo ra cơ sở, tiền đề khách quan đối với việc phòng ngừa tội phạm.
Do đặc điểm của nhóm tội phạm xâm phạm hoạt đông tư pháp còn cần phải áp dụng các biện pháp đấu tranh phòng, chống mang tính chất đặc thù riêng cho loại tội phạm này. Các biện pháp này có tác động trực tiếp đến tội phạm và người phạm tội xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Hệ thống các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp một mặt nhằm xóa bỏ các nguyên nhân - điều kiện dẫn đến gia tăng tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, mặt khác tạo điều kiện cho hoạt động tư pháp hoạt động đúng theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, hôn nhân và gia đình..., bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức xã hội, công dân. Các biện pháp phòng ngừa riêng là các biện pháp được xây dựng dựa trên những đặc điểm của nhóm tội phạm và từng tội phạm cụ thể xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, nó có tác dụng trực tiếp tới tội phạm và người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Có thể kể đến một số biện pháp phòng ngừa riêng cơ bản sau đây:
- Phải xây dựng đồng bộ và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến đấu tranh phòng, chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nhằm
sinh các tội phạm này trong hoạt động tư pháp. Những văn bản pháp luật tập trung vào hoàn thiện là hệ thống pháp luật về hoạt động tư pháp như pháp luật dân sự, hình sự; pháp luật tố tụng dân sự, hình sự; pháp luật về tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp v.v… ;
- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về hoạt động tư pháp thông qua kiểm tra, giám sát, kiểm sát hoạt động tư pháp về điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong hoạt động này để áp dụng các biện pháp ngăn ngừa; tăng cường vai trong giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức đảng, đoàn thể đối với đội ngũ những người tiến hành tố tụng nhằm phát hiện, tố giác các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, hoặc bất kỳ hành vi của bất kỳ người nào có biưêủ hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp;
- Quan tâm giáo dục, rèn luyện nhận thức tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ hoạt động trong các cơ quan tư pháp. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức và lối sống trong sạch cho đội ngũ cán bộ tư pháp để họ có lập trường kiên định, vững vàng, không bị lung lay ý chí nên không thể bị mua chuộc, bị cám dỗ bởi những hiện tượng tiêu cực xã hội, làm ảnh hưởng đến hoạt đọng tư pháp mà họ trực tiếp thực hiện;
- Đổi mới và tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ quan tư pháp, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Chấp hành viên... Tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp sao cho đảm bảo tính khoa học và hoạt động đạt hiệu quả cao. Kiện toàn tổ chức cán bộ không chỉ nắm vững nghiệp vụ mà còn có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có lối sống trong sạch, lành mạnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, trung
thành, tận tụy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân là vấn đè rất quan trọng trong phòng ngừa các tội xâm phạm hoạt đọng tư pháp. Chế độ tuyển dụng, thăng tiến, kỷ luật, khen thưởng phải cụ thể, rõ ràng. Phải có chế độ quản lấpcns bộ tư pháp chặt chẽ, nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ này, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tinh thần tôn trọng và phục vụ nhân dân. Ngoài ra, còn phải chú trọng chăm lo đời sống cho họ, có chế độ khen thưởng đãi ngộ và mức lương thích hợp để duy trì và đảm bảo cuộc sống ổn định cho bản thân và gia đình họ là rất quan trọng trong phòng ngừa các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
- Xử lý nghiêm minh và kịp thời đối với những người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã phát hiện. Thông qua việc xử lý này có thể phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong hoạt động tư pháp để có biện pháp khắc phục và ngăn ngừa;
- Thu hút đông đảo quần chúng tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tạo ra cơ chế dân chủ để nhân dân tố giác, phát hiện hành vi phạm tội tư pháp; có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời thích đáng đối với những người có công trong việc phát hiện các tội phạm này;
Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm họat động tư pháp được thực