0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nhóm giải pháp về công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP (Trang 85 -85 )

1331 1913 Tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải,

3.3. Nhóm giải pháp về công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp

Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, các cơ quan thi hành án, cơ quan tư pháp... là các cơ quan thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm, các cơ quan này giữ vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ pháp luật, là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng. Các cơ quan này thực hiện được nhiệm vụ của mình bằng cách thông qua hoạt động của những con người cụ thể. Họ là các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thư ký tòa án, hội thẩm nhân dân, chấp hành viên, luật sư, giám định viên.v.v...

Một trong những nguyên nhân làm cho tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp gia tăng một phần là do lỗi của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan tư pháp trong việc nắm bắt quản lý giáo dục cán bộ, nhân viên, để các cán bộ có năng lực yếu kém, cán bộ thoái hóa biến chất, thiếu trách nhiệm trong công tác, cố tình làm trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án vì những mục đích cá nhân, tư lợi. Trong giai đoạn phát triển và đổi mới đất nước như hiện nay, bộ phận những cán bộ yếu kém trình độ chuyên môn, sa sút cả về phẩm chất đạo đức cũng chính là nguyên nhân kìm hãm công cuộc đổi mới đất nước, cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Những điều này làm gây nguy hại cho sự bền vững của chế độ chính trị Nhà nước ta.

nghĩa của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được tiến hành một cách khách quan, vô tư, chính xác, đồng thời củng cố lòng tin của nhân dân vào sự công minh của các cơ quan bảo vệ pháp luật, vào tính khách quan, vô tư của các cán bộ cơ quan tư pháp. Trong quá trình đi tìm sự thật của vụ án, xác định khách quan, chính xác đòi hỏi các chủ thể tiến hành hoạt động tố tụng gồm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án,... phải thực sự vô tư trong khi làm nhiệm vụ của mình. Họ phải tôn trọng sự thật khách quan của vụ án, phải tôn trọng pháp luật, phải thực sự công tâm, khách quan, vô tư trong quá trình tiến hành công việc của mình, không được vì mục đích tư lợi, không được để những quan hệ tình cảm cá nhân, thiên vị hay định kiến riêng tư chi phối công việc.

Vì vậy, công tác cán bộ cơ quan tư pháp cũng cần được quan tâm, đây là một trong những giải pháp làm hạn chế tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Để khắc phục và loại trừ nguyên nhân và điều kiện phạm tội của những cán bộ, nhân viên cơ quan tư pháp trong hoạt động tư pháp cần xây dựng được đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh.

Trước hết phải củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ tư pháp, xây dựng đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Chấp hành viên, luật sư,...có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp, chí công vô tư, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Cần tăng cường năng lực cho cán bộ tư pháp, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, nâng cao chất lượng đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên bằng biện pháp đổi mới công tác đào tạo cán bộ có chức danh tư pháp. ở một số ngành bảo vệ pháp luật pháp luật có quy định người giữ chức danh tư pháp bắt buộc phải qua một đợt đào tạo chuyên ngành

mình làm. Xây dựng đề án thành lập cơ quan thống nhất đầu mối đào tạo nghề nghiệp cho cán bộ có chức danh tư pháp và nghiên cứu khoa học tư pháp. Cán bộ có chức danh tư pháp phải có trình độ đại học luật và được đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ tư pháp theo chức danh.

Đối với các Điều tra viên bắt buộc phải qua đào tạo nghiệp vụ tại các trường Đại học cảnh sát nhân dân, hay trường Đại học An ninh nhân dân thuộc Bộ công an đào tạo. Đối với ngành kiểm sát, kiểm sát viên nhất là những kiểm sát ngồi tòa giữ quyền công tố cần bắt buộc phải qua trường đào tạo chức danh tư pháp. Đối với Hội thẩm nhân dân: Hội thẩm nhân dân là người làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án, tham gia xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Vì vậy, cần hoàn thiện cơ chế lựa chọn, bầu cử, bồi dưỡng, quản lý Hội thẩm nhân dân nhằm đề cao trách nhiệm và vai trò của Hội thẩm trong xét xử. Cần phải có quy định đối với những người là Hội thẩm nhân dân bắt buộc phải tốt nghiệp đại học Luật và phải qua trường đào tạo chức danh tư pháp chứ không chỉ có quy định một cách chung chung "có kiến thức pháp lý" như hiện nay.

Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu tăng thẩm quyền cho các cơ quan tư pháp cấp huyện. Cần tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho độ ngũ cán bộ tư pháp. Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, từng bước đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cơ quan tư pháp và chức danh cán bộ quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, trình độ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước nói chung và hiệu quả bộ

bảo vệ pháp luật. Phương thức đào tạo không chỉ dừng lại ở việc trang bị những kiến thức cơ bản mà việc đào tạo cũng cần phải chú ý đến đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn. Bên cạnh đó cần thường xuyên tổ chức nhiều lớp tập huấn các văn bản pháp luật mới cho các cán bộ, công chức của từng ngành. Tạo điều kiện cũng như đảm bảo kinh phí cho cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp theo học các lớp cao cấp lý luận chính trị, đào tạo sau đại học, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ và quản lý Nhà nước... Trọng tâm của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là tiếp tục đa dạng hóa và đẩy nhanh tiến độ chuẩn hóa trình độ cán bộ, tập trung đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước và quản lý chuyên ngành, từng bước gắn kết quả học tập, giá trị văn bằng, chứng chỉ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong quy trình nhận xét, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện các chính sách về cán bộ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ quan tư pháp.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước sự cám dỗ của đồng tiền, về đề đạo đức tư pháp rất cần được quan tâm. Các phạm trù của đạo đức như: lẽ sống, nghĩa vụ đạo đức, lương tâm, thiện và ác, nhân đạo, công bằng... có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật. Song song với quá trình bồi dưỡng, đào tạo trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, cần chú trọng vấn đề đạo đức trong lĩnh vực tư pháp của cán bộ, nhân viên các cơ quan tư pháp. Bố trí, lựa chọn và giáo dục chính trị, tư tưởng cũng như phẩm chất đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa cho đội ngũ cán bộ tư pháp phải là việc làm thường xuyên, không được coi nhẹ. Nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của các cán bộ tư pháp là một công cụ thiết thực đảm bảo tiêu chuẩn về văn minh nghề nghiệp cho cán bộ tư pháp. Đây là một

trong những biện pháp góp phần ngăn chặn và khắc phục những điều kiện cụ thể thúc đẩy cán bộ tư pháp phạm tội.

Từng bước bảo đảm tuyển chọn, có cơ chế thu hút những người có tâm huyết, đủ đức, đủ tài vào làm việc ở các cơ quan tư pháp. Nghiên cứu tiến tới thực hiện việc thi sát hạch trước khi bổ nhiệm các chức danh tư pháp. Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan tư pháp ở Trung ương và địa phương cần đề bạt số cán bộ có quan điểm chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đã được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm trong thực tiễn công tác để đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo các cơ quan tư pháp.

Kiện toàn tổ chức cán bộ, rà soát lại đội ngũ cán bộ tư pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, kiên quyết đưa ra khỏi ngành bảo vệ pháp luật hoặc ra khỏi vị trí công tác những người không đủ phẩm chất đạo đức, những người không đủ năng lực trình độ, chuyên môn yếu kém. Tiến hành nhận xét, đánh giá hàng năm về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ của cán bộ có chức danh tư pháp để xem xét việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phân công nhiệm vụ hoặc miễn nhiệm, xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ yếu kém, vi phạm pháp luật. Lựa chọn những người thực sự "có công, có tài" vào đội ngũ cán bộ tư pháp. Công là công tâm trong công tác, không xuê xoa vì bạn bè, đồng nghiệp, người thân mà xử lý không nghiêm những hành vi vi phạm. Tài là tài trí, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn.

Qua nghiên cứu tình hình, diễn biến và nguyên nhân điều kiện của các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp ở nước ta từ năm 2000 đến năm 2005 có thể thấy rằng tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp ngày càng có chiều hướng gia tăng, nguy hiểm hơn nữa là các loại tình hình tội phạm mở rộng, phạm tội có tổ chức và có sự tiếp tay của không ít cán bộ có chức có

cán bộ, nhân viên tư pháp đã lợi dụng nghề nghiệp của mình mà phạm tội hoặc sử dụng những nghiệp vụ mà che chắn, ngụy trang cho hành vi phạm tội của mình. Vì vậy, để giữ gìn trật tự, kỷ cương đất nước, tăng cường pháp chế, giữ được lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật, đối với các tội phạm xâm phạm họat động tư pháp mà chủ thể là cán bộ, nhân viên tư pháp thực hiện cần phải kiên quyết xử lý thật nghiêm, không được xử lý qua loa, không thể để "một con sâu làm dầu nồi canh", cần phải loại trừ ra khỏi hàng ngũ của Đảng những con người suy thoái phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Có chính sách tiền lương, phụ cấp và chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ tư pháp, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ có thành tích, chiến công trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ công lý. Tổ chức đại hội thi đua trong từng ngành nhằm biểu dương các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua của toàn ngành và phát động phong trào thi đua để động viên, khuyến khích cán bộ, công chức nỗ lực phấn đấu lập nhiều thành tích, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Công tác thi đua phải gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ để tạo động lực thúc đẩy đối với việc thực hiện nhiệm vụ.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm cho các cơ quan tư pháp có đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ. Tăng đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện làm việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa các cơ quan tư pháp. Cần tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trụ sở làm việc cho các cơ quan Tư pháp cấp huyện, chú trọng những đơn vị đã được tăng thẩm quyền. Tổng hợp, đánh giá nhu cầu để xác định trọng điểm đầu tư xây dựng trụ sở mới những nơi cần nâng cấp, sửa chữa cấp bách, từ đó chọn ra trọng điểm để đầu tư xây dựng trụ sở các cơ quan tư pháp.

Ví dụ để phòng ngừa tội trốn khỏi nơi giam cần ngăn chặn những nguyên nhân và điều kiện từ bên ngoài dẫn đến hành vi trốn khỏi nơi giam như thường xuyên kiểm tra các trại giam, tạm giữ, xây dựng và thực tập các phương án phòng, chống trốn. Đồng thời phải xác định rõ trách nhiệm của các cán bộ, chiến sỹ công an trong các trường hợp để phạm nhân trốn và xử lý nghiêm khắc. Điều kiện cơ sở vật chất giam giữ ở các trại tạm giam, nhà tạm giữ quá khó khăn thiếu thốn, số lượng đối tượng tạm giam, tạm giữ nhiều, do thiếu cán bộ làm công tác quản giáo, nhiều trại không bố trí được cán bộ quản giáo làm việc theo ca đảm bảo 24/24 giờ ngày. Mặt khác có những cán bộ quản giáo chưa có kinh nghiệm, thiếu ý thức cảnh giác, một số cán bộ lãnh đạo trại giam và quản giáo do trình độ năng lực kém, thờ ơ với công việc, chưa chuyên sâu công tác quản lý nên buông lỏng không quản lý chặt chẽ các trại. Do đó biện pháp quan trọng để phòng ngừa tội trốn khỏi nơi giam là cần phải củng cố các trại giam, nhà tạm giữ, tăng cường vật chất cho các trại, bố trí lực lượng quản giáo 24/24 giờ cho tất cả các trại tạm giam, nhà tạm giữ, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, pháp luật và trình độ cho cán bộ lãnh đạo các trại, cho lực lượng quản giáo canh gác và dẫn giải ở các trại. Đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu năng lực để phạm nhân trốn.

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP (Trang 85 -85 )

×