Nhóm giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan tư pháp

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Trang 91)

1331 1913 Tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải,

3.4. Nhóm giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan tư pháp

các cơ quan tư pháp

Để giải quyết một cách cơ bản và có hiệu quả vấn đề tội phạm trong đó có tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp không thể giao khoán hoàn toàn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật mà cần phải có sự phối kết hợp được sức mạnh của tất cả các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, kinh tế-xã hội, nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, tích

các ngành, các cấp trong bộ máy Nhà nước tham gia vào công tác phòng, chống tội phạm.

Một giải pháp phòng, ngừa tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp khác cần được kể đến là tăng cường sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của xã hội đối với hoạt động tư pháp. Kinh nghiệm đấu tranh phòng và chống tội phạm cho thấy muốn đạt được hiệu quả cao thì phải biết dựa vào quần chúng nhân dân, phải biết phát huy tính tích cực, chủ động của nhân dân trong việc phát hiện, ngăn chặn tội phạm, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động tư pháp. Điều 25 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm: Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện; phải trả lời kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm cho tổ chức đã báo tin, người đã tố giác tội phạm biết. Các tổ chức, công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.

Hệ thống kiểm tra xã hội sẽ giúp cho hoạt động tư pháp thực hiện đúng pháp luật hơn, làm tăng lòng tin vào các cơ quan tư pháp. Cần huy động sự tham gia rộng rãi và tích cực của nhân dân vào công tác tư pháp, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các tổ chức xã hội và nhân dân đối với việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là của lãnh đạo các cơ quan tư pháp. Giải pháp này có ý nghĩa phát huy tính tích cực xã hội của mọi người, làm dấy lên phong trào quần chúng rộng rãi tham gia vào các hoạt động phòng ngừa và hướng dư luận xã hội vào việc phản đối các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật, ngoài ra nó còn huy động được sức mạnh của toàn xã hội, của hệ thống chính

trị của các cấp, các ngành trong bộ máy Nhà nước và khai thác mọi tiềm năng có sẵn trong xã hội cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của các tổ chức xã hội và của nhân dân đối với công tác tư pháp, tập trung vào việc chấp hành luật trong lĩnh vực bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử, thi hành án và giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tư pháp.

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thì công tác giáo dục pháp luật cho người dân, cho cán bộ, nhân viên làm công tác giáo dục thường xuyên, liên tục cũng có tác dụng phòng ngừa to lớn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có thể tiến hành với nhiều hình thức phong phú, sinh động đối với người dân nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho mỗi công dân, không ngừng nâng cao trình độ dân trí pháp lý, ý thức sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho mọi người dân. Phát động quần chúng, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân nhất là trong phát hiện, tố giác tội phạm. Thông qua việc giáo dục ý thức pháp luật cho họ, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục người dân biết tôn trọng pháp luật, loại trừ thái độ coi thường pháp luật từ đó tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật, xác định được trách nhiệm của mình trong việc tham gia giải quyết các vụ án. Đây là biện pháp phòng ngừa phạm tội đối với những người tham gia tố tụng (những người phải chấp hành án như người che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm, vi phạm việc niêm phong, kể biên tài sản...), những yếu tố khác như vì động cơ tư thù, vụ lợi, không trung thực... được ngăn chặn kịp thời không có khả năng biến thành điều kiện phạm tội xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp. Như vậy, bằng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp

cao hiểu biết pháp luật, các quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội mà còn nâng cao ý thức pháp luật trong mỗi công dân.

Muốn công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tư pháp thực sự phát huy hiệu quả cần xây dựng và thực hiện cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm vai trò chủ động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện đấu tranh ngăn chặn các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Tăng cường sự tham gia vào quá trình tố tụng của các tổ chức như Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên, tập trung làm tốt công tác động viên nhân dân phát hiện những hạn chế, sai sót, khuyết điểm trong hoạt động tư pháp. Nâng cao vai trò của các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội trong công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm.

Đưa pháp luật vào đời sống bằng các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, đặc biệt là thông qua các phiên tòa xét xử lưu động các vụ án hình sự tại địa phương nơi xảy ra tội phạm của Tòa án thông qua đó mỗi người dân có thể tham gia vào việc giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong tuyên truyền cung cấp thông tin về hoạt động tư pháp. Công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện cần phải đi trước một bước, phát huy khả năng tối đa của các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền toàn dân tham gia thực hiện. Các phương tiện thông tin đại chúng cần tích cực tham gia vào việc phát hiện tội phạm, biểu dương những cán bộ tư pháp đã có hành động dũng cảm đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ công lý. Tuy nhiên, khi đưa tin, bình luận về hoạt động của các cơ quan tư pháp phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và phải chịu trách nhiệm về việc đưa tin và bình luận.

Cần coi trọng công tác kiểm tra, đề cao vai trò trách nhiệm của các cá nhân, thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo, kịp thời biểu dương, khen

thưởng những cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Có biện pháp bảo vệ những người phát hiện, tố giác tội phạm, giúp đỡ cơ quan tư pháp bắt giữ kẻ phạm tội. Đồng thời, cần phải xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, vì nếu xử lý không nghiêm, qua loa, đại khái, hay bỏ lọt các hành vi phạm tội sẽ dẫn đến thái độ coi thường pháp luật và góp phần thúc đẩy tội phạm phát sinh.

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)