Tình hình đấu tranh phòng, chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Trang 50)

1331 1913 Tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải,

2.2.Tình hình đấu tranh phòng, chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp

động tư pháp

2.2.1. Những kết quả đạt được trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2000 đến năm 2005

Đất nước ta trong giai đoạn hiện nay đang trên đà đổi mới, nền kinh tế thị trường đang là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng nảy sinh những tiêu cực cho xã hội như tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và có xu hướng diễn biến phức tạp. Đứng trước bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, vấn đề các tội phạm xâm phạm tới hoạt động của các cơ quan tư pháp đang là vấn đề gây nhiều bức xúc trong nhân dân, được dư luận xã hội quan tâm chú ý. Với yêu cầu giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội thì nhiệm vụ hàng đầu là phải kiềm chế được tội phạm, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm. Do vậy, nhiệm vụ nặng nề đối với các cơ quan tư pháp là đấu tranh với các loại tội phạm trong đó có tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, xây dựng một hệ thống các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh. Trong thời gian qua, chúng ta đã tổ chức thực hiện các mặt công tác phòng ngừa tội phạm với hướng cơ bản là giáo dục, tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân trong phát hiện và tố giác tội phạm, nâng cao hiệu quả giám sát của nhân dân đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của các cơ quan tư pháp, qua đó phát huy được sức mạnh tổng hợp của quần chúng trong phòng ngừa tội phạm. Tình hình tội phạm xâm phạm tới hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án những năm qua diễn ra khá phức tạp dẫn đến trật tự, kỷ cương,

pháp luật của nhà nước bị xem nhẹ, gây nhiều dư luận xấu trong nhân dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đứng trước thực trạng đó, nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan bảo vệ pháp luật là phải tìm ra nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm từ đó đề ra biện pháp khắc phục, xây dựng chính sách pháp luật, chương trình quốc gia đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm ngăn chặn và xử lý một cách có hiệu quả đối với loại tội phạm này. Qua thực hiện các biện pháp phòng ngừa các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã thu được những kết quả đáng kể, cụ thể:

- Nhận thức được tính nguy hiểm của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, công tác phòng ngừa tội phạm này đã được triển khai. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ Tám, Khóa VII (1995) đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về tư pháp, làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp như cần xây dựng hoàn chỉnh Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự; sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự cho phù hợp với tình hình mới; sớm hoàn thiện pháp luật thi hành án; sửa đổi bổ sung những văn bản pháp luật liên quan đến toà án, Viện Kiểm sát để đảm bảo cán bộ, nhân viên ngành tư pháp phải nêu gương chấp hành pháp luật, tích cực chống quan liêu, tham nhũng trong xã hội ngay trong các cơ quan tư pháp. Tiếp theo là Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ Ba Khoá VIII đưa ra các yêu cầu về các cơ quan tư pháp phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; nâng cao chất lượng hoạt động của Viện Kiểm sát, Toà án; kiện toàn tổ chức thi hành án; nghiên cứu thành lập cảnh sát tư pháp; củng cố tăng cường các tổ chức bổ trợ tư pháp và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh. Gần đây

số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49 ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 v.v… là những văn bản rất cơ bản chỉ đạo toàn bộ hoạt động tư pháp, có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng ngừa các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.

Để cụ thể đường lối chính sách của Đảng thì Quốc hội và Chính phủ đã thông qua và ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý xã hội nói chung và đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt đọng tư pháp nói riêng. Nhiều văn bản pháp luật được ban hành, bổ sung, sửa đổi như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm, Pháp lệnh Kiểm sát viên v.v… . Hiện Nay Quốc hội đang xem xét về Bộ luật thi hành án. Những văn bản pháp luật này được quy định chặt chẽ hơn, góp phần quan trọng vào phòng ngừa tội phạm này trong thực tiễn hoạt động tư pháp. Trên cơ sở các văn bản pháp luật, các cơ quan tư pháp được củng cố, tăng cường, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã được nâng lên đáng kể, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc từng bước được tăng cường nhằm tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, phòng ngừa đực nhiều vụ phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp.

Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đã có nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục về pháp luật cho đông đảo quần chúng nhân dân và tham gia tích cực vào việc phát hiện những vụ việc xâm phạm hoạt động tư pháp. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp được đẩy mạnh. Với sự nỗ lực chung của toàn xã hội, trong cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, công tác phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng đã đạt được những kết quả đáng kể. Các cấp, các ngành đã chú trọng hơn việc

giáo dục đạo đức, phẩm chất cách mạng cho cán bộ, công chức, đảng viên, đề ra các quy định phòng ngừa để hạn chế các điều kiện dễ nảy sinh tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Các cơ quan tư pháp tăng cường quản lý nội bộ trong cơ quan, đơn vị. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng ngừa tội phạm này trong thực tế hoạt động tư pháp.

- Chất lượng công tác tư pháp trong những năm qua ở các khâu từ điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động bổ trợ tư pháp có nhiều chuyển biến rõ nét theo hướng tôn trọng quyền dân chủ, quyền con người và bảo đảm công bằng xã hội. Việc bắt giam, giữ đã được xem xét cẩn thận trên cơ sở pháp luật, được kiểm tra chặt chẽ, khắc phục một bước việc lạm dụng bắt khẩn cấp, bắt oan, sai [17].

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan điều tra công an nhân dân, cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, kiên quyết tấn công các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, phản ứng kịp thời mỗi khi tội phạm xảy ra. Song song với việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm họat động tư pháp, là nhiệm vụ tập trung đấu tranh có hiệu quả với mọi hành vi phạm tội, trong đó tập trung điều tra làm rõ và đưa ra xử lý kịp thời các vụ án thuộc nhóm tội phạm này, đảm bảo khi có tội phạm xảy ra đều được tiến hành điều tra, khám phá kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo tội phạm không thể trốn tránh được sự trừng phạt của pháp luật.

- Làm tốt công tác xét xử, nhanh chóng giải quyết vụ án. Tòa án phối hợp tốt với các cơ quan tiến hành tố tụng để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án xâm phạm tới hoạt động các cơ quan tư pháp. Trong công tác xét xử các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, về cơ bản Tòa án đã áp dụng đúng quy định của pháp luật, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế

đều được đưa ra xét xử đúng thời hạn quy định của pháp luật. Năm 2000 đã giải quyết được 372 vụ trên tổng số 395 vụ đạt tỷ lệ 94%; năm 2001 đã giải quyết được 262 vụ trên tổng số 304 vụ đạt tỷ lệ 86%; năm 2002 đã giải quyết được 446 vụ trên tổng số 505 vụ đạt tỷ lệ 88,3%; năm 2003 đã giải quyết được 332 vụ trên tổng số 352 vụ đạt tỷ lệ 94%; năm 2004 đã giải quyết được 266 vụ trên tổng số 283 vụ đạt tỷ lệ 94%; năm 2005 đã giải quyết được 208 vụ trên tổng số 227 vụ đạt tỷ lệ 91%.

Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong 6 năm từ năm 2000 đến năm 2005, tổng số vụ án phải xét xử là 2066 vụ, Tòa án đã giải quyết được 1918 vụ, đạt tỷ lệ 92,83% số vụ xảy ra trong 6 năm. Năm có tỷ lệ giải quyết vụ án cao nhất những năm 2000, 2003, 2004 (đạt 94%), và năm 2001 tỷ lệ giải quyết án là 86% đạt thấp nhất.

Viện kiểm sát và Tòa án đã phối hợp chặt chẽ trong việc truy tố và xét xử các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp, mức án đã tuyên thể hiện rõ sự nghiêm minh của pháp luật. Số liệu thống kê xét xử trong 6 năm qua của Tòa án nhân dân tối cao với mức án như sau: có 7 người phạm tội với mức án tù từ 10 năm đến 20 năm (chiếm 0,25%); số người phạm tội có mức án tù từ 10 năm đến 15 năm chiếm 0,28%; số người phạm tội có mức án tù từ 7 năm đến 10 năm tù chiếm 1,14% và 73% có mức án dưới 7 năm tù.

Kết quả giải quyết thành công các vụ án lớn được dư luận xã hội hoan nghêng, củng cố niềm tin của nhân dân với các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong những năm qua các ngành, các cấp đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp đã góp phần kiềm chế sự gia tăng của tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.

- Những người tiến hành tố tụng như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án trong hoạt động tố tụng được pháp

luật quy định chặt chẽ về trách nghiệm, nghĩa vụ và quyền hạn, tạo khả năng cho việc hoàn thành nhiệm vụ và trách được những sơ hở, sai sót trong hoạt động tư pháp. Công tác cải cách tư pháp thời gian qua đã được sự quan tâm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thực hiện với quyết tâm cao, đạt được nhiều kết quả. Phần lớn cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững được phẩm chất chính trị, nhận thức được trách nhiệm lớn lao của mình, có tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết đúng đắn các vụ án, hoàn thành nhiệm vụ. Trong cuộc đấu tranh chống tội phạm nhiều đồng chí đã tận tụy với công việc, thậm chí có những đồng chí đã hy sinh cả tính mạng.

Kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật những vụ án mà chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm) theo yêu cầu bức xúc của tình hình mà nhiều năm qua dư luận nhân dân phản ánh. Ví dụ như vụ án "Ra quyết định trái pháp luật" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại phòng thi hành án tỉnh Khánh Hòa, khởi tố và bắt tạm giam Lê Quang Tăng - Chấp hành viên phòng thi hành án vì có hành vi ra quyết định trái pháp luật và nhận hối lộ. Khởi tố Lê Công Thắng - Phó giám đốc Sở tư pháp kiêm trưởng phòng thi hành án về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Khởi tố và bắt tạm giam Đào Thị Ngọc Sương (đối tượng ngoài xã hội) về tội "Đưa hối lộ"; hoặc vụ án "Ra quyết định trái pháp luật" và "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh, khởi tố bắt tạm giam bị can Nguyễn Hữu Cảnh là Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh về hành vi ra quyết định tạm đình chỉ vụ án dân sự trái pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự, nhiều lần lạm dụng quyền hạn chiếm đọat tài sản của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án v.v… .

đã xác định được trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp. Việc trừng trị, xử lý kịp thời, nghiêm minh, không bỏ lọt những hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp cùng với việc thực hiện đúng pháp luật trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng đã làm cho lòng tin của nhân dân vào các cơ quan tư pháp được tăng lên.

Tuy nhiên, những kết quả trên mới chỉ là bước đầu, tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp tuy giảm, nhưng chưa cơ bản, một số loại tội phạm được thực hiện bởi chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp còn diễn biến phức tạp.

2.2.2. Những tồn tại trong đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2000 đến 2005.

Mặt dù đã đạt được những kết quả nhất định, công tác phòng ngừa các tội xâm phạm hoạt đọng tư pháp vẫn còn có những hạn chế, tồn tại. Đánh giá về thực trạng các cơ quan tư pháp và bảo vệ pháp luật, Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu: "Công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy, tổ chức lãnh đạo và tổ chức thực hiện với những quyết tâm cao, đạt được nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm đối với công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước... . Tuy nhiên, những kết quả đó mới chỉ là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế, Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một số bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một số cán

bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vấn còn tình trạng oan, sai... Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu...". Qua những phân tích về tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp ở trên có thể thấy được tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, thế nhưng số vụ án được khởi tố, điều tra và đưa ra truy tố, xét xử chưa phản ánh đúng tình hình thực tế. Tội phạm còn bị bỏ lọt nhiều, trong quá trình giải quyết, các cơ quan bảo vệ pháp luật còn nương nhẹ, chưa xử lý nghiêm khắc, thậm chí xử lý tội phạm bằng các

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Trang 50)