Thực trạng tình hình các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2000 đến năm

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Trang 37)

2.1. Thực trạng tình hình các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2000 đến năm 2005 từ năm 2000 đến năm 2005

Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực, xuất hiện rất sớm và tồn tại trong xã hội, có nguồn gốc xã hội và mang tính xã hội. Tội phạm có liên hệ chặt chẽ với các hiện tượng xã hội khác và điều kiện tồn tại của xã hội. Tội phạm do con người trong xã hội gây ra và nó trực tiếp tác động tới từng cá nhân con người với các quan hệ trong xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng phải đặt trong mối liên hệ với các mặt của đời sống xã hội, từ đó mới có thể nhận thức đầy đủ, đúng đắn hiện tượng xã hội này và có cơ sở đề ra các giải pháp tác động làm chuyển biến tình hình tội phạm và tình hình các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp một cách có hiệu quả.

Trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, thực hiện tốt những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, kinh tế phát triển nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững, đấu tranh làm thất bại các âm mưu phá hoại của kẻ thù từ bên ngoài, đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả. Cùng với phát triển kinh tế, các mặt văn hóa-xã hội của đất nước cũng không ngừng phát triển, đời sống mọi mặt của nhân dân biến đổi, số hộ nghèo giảm đi, số hộ giàu tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những vấn đề bức xúc đó là: sự phân hóa giàu nghèo tạo ra mâu thuẫn trong xã hội, các tệ nạn xã hội, tiêu cực trong xã hội gia tăng. Tất cả những đặc điểm và các yếu tố đó đã và đang ảnh hưởng tới tình hình tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta ngoài việc đổi mới kinh tế cũng rất quan tâm đến việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp

và quan trọng. Muốn công tác đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thực sự đạt kết quả thì trước hết chúng ta phải tìm hiểu thực trạng tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, từ đó tìm ra nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm để đề ra các giải pháp phòng ngừa.

2.1.1. Tình hình các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp từ năm 2000 đến năm 2005

Tội phạm là một hiện tượng xã hội, đã và đang hàng ngày hàng giờ diễn ra trong cuộc sống mà khi nghiên cứu về tội phạm, trước tiên phải nắm được số liệu tình hình tội phạm, diễn biến của tội phạm trong từng giai đoạn, tính chất, cơ cấu của tội phạm và những vấn đề liên quan khác. Nắm được những gì liên quan đến tội phạm đã và đang diễn ra mới thấy được thực trạng của tình hình tội phạm, từ đó mới có thể đưa ra được phương hướng giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội [24].

Theo số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân tối cao (thống kê cấp tỉnh + quận/huyện) từ năm 2000 đến năm 2005, trong 6 năm qua ở nước ta xảy ra 269.857 vụ phạm tội, trong đó có 2.066 vụ phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp . Có thể tham khảo nhận định trên theo bảng thống kê dưới đây:

Bảng 1. Năm Tổng số vụ án hình sự đưa ra xét xử sơ thẩm Tổng số vụ án về tội xâm phạm hoạt động tư pháp bị xét xử sơ thẩm Tỷ lệ 2000 41.409 395 0,95% 2001 41.265 304 0,73% 2002 43.012 505 1,17% 2003 45.949 352 0,76% 2004 48.287 283 0,58% 2005 49.935 227 0,45% Tổng 269.857 2.066 0,77%

Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy, nếu so sánh các vụ án hình sự về tội xâm phạm hoạt động tư pháp bị đưa ra xét xử sơ thẩm hàng năm, thì dễ dàng nhận thấy, các tội phạm này chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tình hình các tội phạm bị đưa ra xét xử nói chung. Tổng số các vụ án hình sự về tội xâm phạm hoạt động tư pháp được đưa ra xét xử sơ thẩm trong 5 năm là 2.066 vụ , chiếm 0,77% so với tổng số vụ án hình sự bị đưa ra xét xử sơ thẩm. Nếu chia trung bình thì mỗi năm có 413 vụ về tội phạm này bị đưa ra xét xử. Nếu chia trung bình cho 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì trung bình mỗi địa phương, mỗi năm có 6,4 vụ án hình sự về tội phạm này được đưa ra xét xử. Rõ ràng, số lượng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp bị phát hiện và xử lý chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số tội phạm xảy ra.

Số lượng các vụ án về tội xâm phạm hoạt động tư pháp được đưa ra xét xử hàng năm không đều nhau. Nếu như năm 2000 có 395 vụ án hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được đưa ra xét xử, thì năm 2002, số lượng các vụ án loại này tăng lên 505 vụ. Nhưng năm 2005 giảm xuống chỉ còn 227 vụ. Việc tăng giảm không đều về số lượng tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp được đưa ra xét xử hàng năm cho thấy việc kiểm soát tình hình tội phạm này trong thực tế của các cơ quan tư pháp còn rất yếu, chưa vững chắc. Mặt khác, từ năm 2000 đến năm 2005, trong khi tình hình tội phạm có xu hướng tăng dần lên hàng năm (năm 2001 xấp xỉ năm 2000 nhưng sang năm 2002 đến năm 2005 tình hình tội phạm lại tăng và năm 2005 ở mức cao nhất), nhưng tình hình các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trên phạm vi toàn lại giảm tỷ lệ thuận với sự tăng của tình hình tội phạm nói chung. Trong khi tình hình tội phạm nói chung tăng dần thì tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp lại giảm dần. Có thể giải thích hiện tượng này ở chỗ, trong những năm gần đây, nhất là kể từ khi Nhà nước tiến hành công cuộc cải

của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, các cơ quan tư pháp nói chung tăng cường công tác quản lý đội ngũ cán bộ tư pháp. Cho nên, tình hình tội phạm này có giảm xuống. Tuy nhiên, những cơ sở đánh giá tình hình tội phạm này chưa chắc chắn vì mới chỉ giảm trong 3 năm gần đây từ năm 2003 đến 2005. Nhưng có thể thấy, xét về tương quan giữa tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng, diễn biến của tình hình các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong thời gian qua là rất phức tạp, không ổn định, tăng giảm thất thường, diễn biến tăng giảm không giống như diễn biến của tình hình tội phạm.

Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, xem xét tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong mối tương quan với số bị cáo bị đưa ra xét xử về tất cả các loại tội phạm trên phạm vi toàn quốc cho thấy số bị cáo phạm các tội xâm phạm hoạt động tư pháp bị đưa ra xét sử sơ thẩm chiếm tỷ lệ 0,66%. Nhưng tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử trong 6 năm gần đây cũng chiếm số lượng không nhỏ: 2.688 người. Có thể tham khảo số liệu này theo bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2

Năm Tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử

Số bị cáo phạm các tội xâm phạm họat động tư pháp bị đưa ra xét xử Tỷ lệ 2000 61491 529 0,86% 2001 58221 441 0,75% 2002 61256 664 1,14% 2003 68365 444 0,64% 2004 75453 381 0,5% 2005 79318 292 0,36% Tổng 404104 2667 0,66%

(Nguồn Tòa án nhân dân Tối cao)

Như vậy, năm số lượng bị cáo bị đưa ra xét xử về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nhiều nhất là năm 2002: 664 người. Năm ít nhất là năm 2005 với 292 người. Tính trung bình, mỗi năm có 448 người bị đưa ra xét xử về tội phạm này. Trong vòng 6 năm qua (2000 - 2005), Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử 2066 bị cáo về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, cụ thể như sau:

Bảng 3

Tội danh Số vụ Số bị cáo

Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 293)

1 1

Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 295) 2 2

Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 296) 4 6 Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật (Điều

297)

1 2

Tội dùng nhục hình (Điều 298) 1 2

Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án (Điều 300) 4 8

Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn (Điều 301)

11 21

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật (Điều 303)

6 13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tội không chấp hành án (Điều 304) 233 271

Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật (Điều 307)

5 12

Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu (Điều 308)

1 1

Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản (Điều 310) 287 230 Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải,

đang bị xét xử (Điều 311)

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Trang 37)