Một số nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu Phê phán đạo đức Kitô giáo và chủ nghĩa phi đạo đức của F Nietzsche (Trang 90)

F. Nietzsche cho rằng, từ Socrates đến nay, tư tưởng và văn hóa do chủ nghĩa lý tính chi phối đã hạn chế cuộc sống và bản năng phi lý tính của con người. Những khái niệm triết học trước đây chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lý tính đều là hư cấu và sai lầm, che lấp bản năng cuộc sống con người. Để làm cho khả năng con người không bị ràng buộc, để cuộc sống và hành động đạo đức con người có giá trị chân chính, thì phải phá bỏ các quan niệm cũ.

F. Nietzsche xây dựng một loại triết học có thể phát hiện và biểu đạt cái tồn tại sâu kín của con người. Ông tìm sự phản ánh của triết học ấy từ trong các nhân vật thần thoại Hy Lạp như thần rượu Dionysos. F. Nietzsche đã bác bỏ quan niệm triết học phái lý tính truyền thống, lấy nhận thức luận làm trung tâm, mà triết học thì nên lấy cuộc sống và hành động con người làm trung tâm, làm cho triết học trở thành thực tiễn về mặt ý nghĩa luân lý. Nhà triết học này đã hướng lý luận đi vào thực tiễn, có gắn với thực tiễn, lý luận mới thực sự là cái được nhào nặn có nghĩa.

F. Nietzsche khẳng định, vấn đề thế giới có liên quan chặt chẽ với vấn đề con người, chỉ có xuất phát từ con người mới có thể giải quyết vấn đề nhận thức đối với thế giới. Sai lầm căn bản của nhận thức luận phái lý tính, theo F. Nietzsche, là xem nhận thức là quá trình khép kín, không có quan hệ đến cái lợi và cái hại của con người, xem chân lý trừu tượng, thuần túy là nhân tố và nền tảng quyết định nhận thức và mọi hoạt động của loài người. Tuy nhiên, trong sự phê phán này, F. Nietzsche đã thổi phồng quá mức tác dụng chủ quan của con người. Từ đó, ông đã đi đến chủ nghĩa chủ quan cực đoan.

Công trình phê phán của F. Nietzsche đã phá hủy mọi định kiến cũ, mọi quan niệm siêu hình và luân lý xưa. Nhà tiên tri Zarathoustra của F. Nietzsche là người của sự khinh bỉ lớn lao và yêu thương lớn lao, đã mang đến những quy luật sống mới đối nghịch với các điểm chính yếu với các bộ phận cổ truyền. Điều này tạo nên một điểm nhấn, phát sáng trong triết học Nietzsche, cũng như là giá trị to lớn của một triết gia.

F. Nietzsche phê phán Kitô giáo và những quan niệm đạo đức truyền thống có liên quan với Kitô giáo. Theo ông, chúng làm mất sức sống và sự xung động bản năng ban đầu vốn có đặc biệt của mỗi con người, làm mất tự do và cá tính của con người, tính sáng tạo của con người, làm cho con người tiêu cực, giảm sút ý chí. Cần phải chống lại quan niệm đạo đức cũ đó và thay thế quan niệm đạo đức mới. Theo Nietzsche, một triết học xứng danh là triết học phải có đủ cả hai chất Apollo và Dionysos, sinh hoạt đậm đà và nhận định đích xác, và trong hai tính chất đó, chất Dionysus phải giữ vai trò trọng yếu.

Từ những quan điểm tích cực của ông, những triết thuyết mà F. Nietzsche đề xướng giải đáp cho thách thức của riêng mình đã có một ảnh hưởng đáng kể trong gần nửa thế kỷ. Nhà triết học người Đức này có cái nhìn sắc bén, đã phân biệt được mọi thứ đạo đức giả, yếu hèn, không kín đáo, độc đoán lẫn lộn…

Chính F. Nietzsche dựa vào một truyền thống, bởi ông đã khám phá ra “nền luân lý chủ ông” chính từ trong quá khứ. Ông đối nghịch nó với “luân lý nô lệ” và đề nghị quay về nó bằng “cuộc đảo các giá trị”. Có lẽ thích hợp hơn cho một cái nhìn đúng thực về quá khứ, khi rút từ đó một truyền thống chung. Mọi thời và mọi nơi, rõ rệt nhiều hay ít, khuyến báo vừa sự phát triển các phẩm tính cá nhân vừa sự đào luyện các đức lý xã hội,

nghị lực, can trường và lòng tốt. Tuy chưa thoát khỏi khuôn sáo duy tâm cho tinh thần, quá phát huy sức sống của cá nhân (ý chí quyền lực), đồng hóa người khác, nhưng thuyết ý chí và quyền lực của F. Nietzsche đã nhấn mạnh sự phát huy, cải thiện, phát triển, sức sống của con người. Chống lại lối mòn hời hợt, khuyến khích sự phấn đấu vươn lên, chống lại sự suy đắm vào thế giới bên kia, nhấn mạnh giá trị và ý nghĩa của cuộc sống hiện thực, đồng thời đem lại ý nghĩa và giá trị cho con người.

Triết học F. Nietzsche đòi hỏi đánh giá lại mọi giá trị, phát huy cao độ sức sống của cá nhân, đem lại một ý nghĩa tích cực. Vì vậy, về sau F. Nietzsche được nhiều người tán thưởng, trong đó có những người tiến bộ. Nhưng cũng phải thấy rằng, triết học Nietzsche lấy ý chí quyền lựctriết

học siêu nhân là hạt nhân nên đã thổi phồng đời sống và bản năng của cá

nhân đến tột độ. Ông đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm cực đoan, những người ủng hộ chế độ áp bức bóc lột, giai cấp phản động thường xem ông là người phát ngôn của họ. Ngoài việc công khai đề xướng cái gọi là đạo đức ông chủ, đã kích và phủ nhận cái gọi là đạo đức nô lệ, ông luôn luôn công khai cổ vũ dùng bạo lực tàn khốc để bảo vệ áp bức, bóc lột của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Ông cho rằng, nguyên tắc của cuộc đời là sử dụng bạo lực, cướp đoạt, chinh phục và chà đạp lên người khác – kẻ yếu, xem người khác là công cụ để mình phát triển và giành địa vị tốt đẹp. Người bóc lột người, áp bức người không phải là không đạo đức và sa đọa, mà nó phù hợp với bản chất đời sống, phù hợp với ý chí quyền lực và bản chất của con người. Ông nói: “bóc lột” không thuộc về xã hội sa đọa, không hoàn chỉnh và nguyên thủy; nó là chức năng hữu cơ cơ bản thuộc bản tính sự vật, là kết quả của ý chí quyền lực nội tại. Theo quan điểm này, mỗi người đánh giá hành động của mình để giành lấy quyền lực là tiêu chuẩn cao nhất. Ý chí có lợi cho bản thân mình không hề chịu sự ràng buộc của xã hội. Để có quyền lực, để

đạt được mục đích, có thể và cần phải không trừ bất kỳ thủ đoạn nào để đối phó với người khác. Chế độ quốc xã đã gây nên những tội ác ghê sợ, chính quyền Hitler đã sát hại bốn trăm triệu người vô tội (đàn bà, trẻ em), cũng chính những người này đã trao tay nhau những trang sách của F. Nietzsche. Trong cuốn Ý chí quyền lực, Nietzsche nêu lên một loạt quan điểm chính trị - xã hội khẳng định chế độ đẳng cấp của xã hội, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chống lại chủ nghĩa dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Những quan điểm này có lẽ do em gái ông, với lập trường chính trị phản động cực đoan đã thêm vào khi sửa lại học thuyết của ông.

Mussolini, cha đẻ của chủ nghĩa phát xít, nghiên cứu F. Nietzsche rất kỹ. Hitler từng tặng cho Mussolini món quà là những tác phẩm tuyển chọn của Nietzsche tại cuộc họp lịch sử trên đèo Brenner vào năm 1938. Bản thân chủ nghĩa quốc xã, trong đường lối tuyên truyền của nó, không ngừng sử dụng ngôn từ của F. Nietzsche, như “siêu nhân” và “ý chí vươn tới quyền lực”. Ngôn từ của ông thậm chí được cả những người phát xít và kẻ thù của nó coi là tiếng nói đại diện của học thuyết phát xít nhiều thế hệ sau đó. Điều này đã ngăn cản những người thù ghét chủ nghĩa phát xít thừa nhận giá trị đích thực triết học của ông.

Hầu hết, những cuốn sách của F. Nietzsche đều là những tác phẩm độc đáo, mới lạ, biết “khơi những nguồn chưa ai khơi”, sáng tạo, mở thêm cho con người những con đường mới đi vào cuộc sống. Trong 16 năm, ông cho ra đời những tác phẩm tương đối khó hiểu nhưng có giá trị.F. Nietzsche không được đánh giá cao bởi những người đương thời trong suốt cuộc đời của ông, nhưng đầu thế kỉ XX, ông đã được giới trí thức ở Đức, Pháp và Anh công nhận. Ông bắt đầu bị mang tiếng xấu tiếng khi Đảng Quốc xã của Đức chọn ông là một tiền bối, mặc dù F. Nietzsche có quan điểm chống chủ nghĩa bài Do

Thái và chủ nghĩa dân tộc Đức. Sau Thế chiến thứ hai, triết gia Walter Kaufmann bắt đầu một cố gắng bền bỉ nhằm khôi phục lại danh tiếng của F. Nietzsche trong các nước nóitiếng Anh, và vào nửa sau của thế kỉ XX. F. Nietzsche đã được xem là một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng lớn trong triết học hiện đại.

Tư tưởng của F. Nietzsche đã gây nên ảnh hưởng sâu đậm trong thế kỷ XX, nhất là tại lục địa châu Âu. Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như F. Nietzsche.

F. Nietzsche luôn bị hoài nghi bởi các triết gia cổ điển cho rằng F. Nietzsche không phải là một triết gia “hợp thức” bởi ông đã không sử dụng phương pháp lý luận theo truyền thống của triết học; phê phán lối hành văn của F. Nietzsche là “ngôn ngữ của văn chương”; ngược lại, giới văn chương cũng không chấp nhận những tác phẩm của F. Nietzsche mang giá trị văn chương bởi chúng nặng nề lý luận “triết lý”. Những phê phán còn nghiêm ngặt và đi xa hơn thế nữa về mặt tiêu cực. Chẳng hạn, F. Nietzsche bị ngờ vực coi là triết gia cổ võ thuyết “vô chính phủ”, “hư vô chủ nghĩa”, “kẻ vô luân” bài xích tôn giáo và luân thường đạo lý, người chống chế độ dân chủ và xã hội chủ nghĩa, bài trừ Do thái, cổ xúy tư tưởng phát-xít, người duy tự nhiên…Nhưng cùng lúc, F. Nietzsche được ca ngợi, nhất là giới triết gia lục địa ở châu Âu coi như là đại trụ của đủ mọi phong trào, xu hướng: F. Nietzsche là ông tổ của chủ nghĩa Hiện sinh, tiền thân của chủ nghĩa Hậu hiện đại; người mở đường cho Phân tâm học của Freud sau này.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Từ thái độ phê phán đối với đạo đức truyền thống, mà nền tảng của nó là đạo đức Kitô giáo, F. Nietzsche kêu gọi: “Chúng ta cần tìm ra những giá trị

mới ở một lúc nào đó”. Ông có khát vọng hoàn thiện đạo đức truyền thống,

bằng việc xây dựng một đạo đức mới – đạo đức của “siêu nhân”. Tuy nhiên khi F. Nietzsche nêu lên lý tưởng siêu nhân đồng thời ông lại than thở rằng siêu nhân chẳng qua là ảo mộng không bao giờ đạt tới. Vì theo ông, vạn vật là tuyệt đối nhưng mãi xuất hiện tuần hoàn, chính trong sự luân hồi vĩnh hằng này lại đoạn tuyệt khả năng vượt qua và sáng tạo. Đến đây, F. Nietzsche chỉ rõ rằng, không nên tự ràng buộc mình với cái gọi là đạo đức, vì đó là những lược đồ bịa đặt, tầm thường, được gán ghép cho hiện thực một cách trái ngược với bản chất của nó. Do đó, cần phải trở thành người theo chủ nghĩa phi đạo đức để nó cho phép chúng ta né tránh được những sự bịa đặt trống rỗng, làm cho con người trở nên bất lực.

KẾT LUẬN

F. Nietzsche đã khẳng định được vị trí cao trong nền triết học thế giới bởi hệ thống tư tưởng giàu sức sống của mình. Đó là sự kết tinh của những tầng ý nghĩagiá trị, là sự sáng tạo tự do và khát khao không ngừng để vươn tới cái thực, cái mới. Những trang viết của ông không dừng lại ở địa vực lý thuyết khô khan, phức tạp mà khi soi chiếu vào đó chúng ta sẽ bắt gặp giá trị thực tiễn lớn lao. Những hiện tượng, những sự kiện của cuộc sống thực tại không ngừng chuyển động dưới lăng kính của tư tưởng F. Nietzsche.

F. Nietzsche qua đời vào năm chót của thế kỷ XIX, thuở sinh thời, kiệt tác Zarathustra đã nói như thế chỉ bản được có 7 bản sách và chỉ được một nhóm thân hữu ít ỏi biết đến. Tuy nhiên, từ đó đến nay, tầm vóc tư tưởng và ảnh hưởng của F. Nietzsche ngày càng tỏa sâu rộng trên toàn thế giới và mọi lãnh vực. Triết học, thần học, tâm lý học của thế kỷ XX không thể hiểu được nếu không xét đến tư tưởng của F. Nietzsche. Các triết gia Đức như Max Scheler, Karl Jaspers, và Martin Heidegger làm việc trong sự mắc nợ với F. Nietzsche, cũng như các triết gia Pháp Albert Camus, Jacques Derridan và Michel Foucault. Những trào lưu Hiện sinh, Giải cấu trúc, cả trong triết học và phê bình văn học, chịu ơn của F. Nietzsche rất nhiều. Các nhà thần học Paul Tillich và Lev Shestov thừa nhận món nợ của họ, cũng như nhà thần học “Chúa đã chết!”. J. J. Altizer; và Martin Buber, nhà tư tưởng lớn nhất thế kỷ 20 của Do thái giáo, kể Nietzsche là một trong ba ảnh hưởng lớn nhất đời ông và dịch phần đầu của cuốn Zarathustra ra tiếng Ba Lan. Các nhà tâm lý học trong trường phái phân tích chiều sâu như Alfred Adler và Carl Jung chịu ảnh hưởng sâu xa của ông cũng như Sigmund Freud, đã nói về F. Nietzsche rằng ông là người có hiểu biết sâu

sắc về tự thân hơn hết những ai đã từng sống và có thể sau này có sống. Những nhà tiểu thuyết như Thomas Mann, Hermann Hesse, André Malraux, André Gide, và John Gardner cùng vô số nghệ sĩ khác lấy cảm hứng từ ông và viết về ông cũng như những nhà thơ và nhà viết kịch George Bernard Shaw, Rainer Maria Rilke, William Butler Yeats, trong số những người khác. F. Nietzsche chắc chắn là một trong những triết gia ảnh hưởng nhất từng sống.

Triết học của Nietzsche có tính tranh luận ở một tầm quan trọng, nó tạo ra một kiểu phản biện chứng pháp tuyệt đối, nó dự định tố cáo tất cả mọi huyễn hoặc tìm thấy chỗ ẩn náu cuối cùng trong biện chứng pháp. Điều mà Schopenhauer mơ ước, nhưng không thực hiện được, vì ông bị bó buộc trong tấm lưới của chủ nghĩa Kant và của chủ nghĩa bi quan, thì Nietzsche biến thành của mình, bất chấp việc ông cắt đứt với Schopenhauer. Dựng lên một hình ảnh mới của tư duy, giải phóng tư duy khỏi những gánh nặng đè bẹp nó. Ba ý niệm xác định nên biện chứng pháp: ý niệm về quyền lực phủ định với tư cách là nguyên tắc lý luận biểu hiện trong đối lập và mâu thuẫn; ý niệm về giá trị của nỗi đau và nỗi buồn, sự tăng giá trị của “những đam mê buồn bã”, với tư cách là nguyên tắc thực hành biểu hiện trong sự chia tách, trong nỗi vò xé; ý niệm về tính thực chứng với tư cách là sản phẩm lý luận và thực hành của phủ định. Toàn bộ triết học Nietzsche, trong ý nghĩa tranh luận của nó, vạch trần cả ba ý niệm này.

Nietzsche đã đặt ra những vấn đề trọng yếu của triết học nhân sinh, với tham vọng lột bỏ được nếp tư tưởng chịu ảnh hưởng nặng nề của luân lý truyền thống. Tuy nhiên, những gì mà ông làm được mới dừng lại ở mức độ một nhà tư tưởng chưa thoát ly được địa vị và giai cấp của mình.

Chúng ta có thể thấy sự trăn trở của nhà tư tưởng Đức cuối thế kỉ XIX trước sự suy thoái về văn hóa, tinh thần, giá trị của con người phương Tây lúc bấy giờ, đã trở thành một xu hướng được các triết gia phương Tây sau đó tiếp tục và là một nội dung lớn trong triết học phương Tây hiện đại. Việc nghiên cứu tư tưởng của ông trên thế giới cho đến nay vẫn còn được tiếp tục, điều đó nói lên sức sống của học thuyết triết học F. Nietzsche.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lưu Căn Báo (2004), Phridrich Nítsơ, Dịch giả: Quang Lâm, Nxb Thuận Hóa, Huế.

2. Challaye F. (2007), Nietzsche cuộc đời và triết lý, Dịch giả: Mạnh Tường, Nxb Văn nghệ, TP. HCM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Quang Chiến (2000), Chân dung triết gia Đức, Viện Triết học, Hà Nội

4. Deleuze G. (2010), Nietzsche và triết học, Dịch giả: Nguyễn Thị Từ Huy,

Một phần của tài liệu Phê phán đạo đức Kitô giáo và chủ nghĩa phi đạo đức của F Nietzsche (Trang 90)