Khái niệm phi đạo đức về giá trị

Một phần của tài liệu Phê phán đạo đức Kitô giáo và chủ nghĩa phi đạo đức của F Nietzsche (Trang 82)

F. Nietzsche cho rằng, lịch sử đạo đức học đã đẩy đạo đức vào bế tắc. Lối thoát ra khỏi bế tắc ấy đó không phải là tiến lên phía trước với những lý tưởng tốt đẹp, mà là quay trở lại quá khứ, với những cảm xúc và cảm giác sinh lý. Theo F. Nietzsche, hoặc là thuyết duy tiến bộ (tiến bộ giáo), đạo đức mới chiều theo đại chúng, hoặc là thuyết chống duy tiến bộ, quay lại mãi mãi với cùng một cái, chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa phi đạo đức, sự giải phóng kiểu quý tộc khỏi mọi thứ và mọi người, không có cái thứ ba. F. Nietzsche kiên quyết đứng trên lập trường thứ hai.

Do trung thành với cảm giác sinh lý, F. Nietzsche khẳng định:

“Luận điểm cơ bản của tôi là: không có những hiện tượng đạo đức, mà chỉ có sự lý giải về những hiện tượng ấy trên phương diện đạo đức. Bản

thân sự lý giải này không có cội nguồn đạo đức”. Ông viết tiếp: “Lý giải

là dấu hiệu của các trạng thái sinh lý xác định, là một cấp độ tinh thần xác định của những ý kiến đang thống trị: vậy ai lý giải – cảm xúc của

chúng ta” [Dẫn theo 21, tr. 369]. F. Nietzsche đánh giá phán đoán đạo

đức là những dấu hiệu và hệ thống ký hiệu biểu thị những hiện tượng sinh lý phát triển hay suy thoái. Tư tưởng của F. Nietzsche về phán đoán đạo đức như hệ thống ký hiệu cho phép lý giải hoạt động sống của con người mang tính cách tân. Nhưng, chủ thể lý giải ở đây không phải là con người đang suy ngẫm và thực hiện những hành vi ngôn ngữ, mà là cảm xúc và thậm chí là các giác quan.

Việc phủ định đạo đức và cùng với nó là lĩnh vực lý tính đã buộc F. Nietzsche phải suy luận: Khát vọng quyền lực lý giải, xác lập ranh giới, quy định mức độ, những khác biệt về quyền lực. Những khác biệt đơn giản về quyền lực không thể cảm nhận thấy đúng như chúng tồn tại trên thực tế. Ở đây cần có một cái gì đó lý giải mọi cái khác cũng mong muốn phát triển về mặt giá trị. Trên thực tế, bản thân sự lý giải chỉ là phương tiện đạt tới sự thống trị đối với một cái gì đó. Theo F. Nietzsche, lý giải không phải là một quá trình suy lý – nhận thức, mà là một quá trình thể chất, đi liền với sự sống, bản năng tự do, khát vọng quyền lực. Nó được thực hiện chính như là sự quay trở lại vĩnh hằng, vì nó không thể dẫn tới đâu cả.

F. Nietzsche là người theo chủ nghĩa phi đạo đức, nhưng ông cũng là người theo chủ nghĩa phi hư vô. Khác với kẻ theo chủ nghĩa hư vô, ông hoàn toàn không phủ định tất cả mọi thứ. Ngược lại, ông tuyệt đối đề cao

“khát vọng quyền lực”. Sau khi bác bỏ những định hướng có mục đích, vì chúng là những bịa đặt, F. Nietzsche hướng nhãn quan của mình vào những con người hiện thực. Vì cái tầm thường là cái không chấp nhận được đối với F. Nietzsche và nó lại đang thống trị trong các cộng đồng người, nên cần phải nói tới những con người riêng biệt, những con người không thể bị hy sinh cho xã hội vì bất kỳ lý do nào. Triết học của ông dựa vững chắc trên khát vọng quyền lực. Triển khai tư tưởng này, ông đã đi đến kết luận: khát vọng quyền lực là một hiện tượng của vũ trụ, hoàn toàn không phải là đặc quyền của những cá thể riêng biệt.

F. Nietzsche rơi vào tình huống có vấn đề. “Thực chất thì cái gì đã diễn ra? Sự vắng mặt của mọi giá trị đã được ý thức, khi con người nhận thấy rõ ràng, tính chất chung của tồn tại không thể được lý giải thông qua

khái niệm “mục đích”, khái niệm “thống nhất”, khái niệm “chân lý” [Dẫn

theo 21, tr. 371]. F. Nietzsche rất kiên định: ông khước từ các khái niệm “mục đích”, “thống nhất”, “chân lý” và chỉ giữ lại thuật ngữ “giá trị”, những cũng xem xét lại nghĩa của nó. Hiện tượng “khát vọng quyền lực” được thay thế cho các khái niệm bị bác bỏ.

Khát vọng quyền lực không phải là mong muốn, ý thích, định hướng vào mục đích, mà đây là biểu hiện của sức mạnh, cảm xúc ra lệnh, tính tích cực, sự trưởng thành tự phát. Bản thân sức mạnh vô danh của quyền lực lý giải thế giới mà không cần đến một sự trợ giúp nào, nhất là của các nhà khoa học hay thiên về những cái đơn điệu và giống nhau. Khát vọng quyền lực là đặc điểm của vạn vật, của mọi người, mạnh cũng như yếu.

Đên đây, một lần nữa F. Nietzsche bị đặt trước một sự lựa chọn nan giải. Đề cao cái gì trên phương diện triết học: khát vọng quyền lực nói chung (do vậy, đánh giá đúng người yếu và người mạnh), hay là khát vọng

quyền lực của những người yếu (giống như những người theo chủ nghĩa duy luân lý, trong đó có Schopenhauer mà F. Nietzsche coi như người thầy của mình, người bảo vệ đạo đức trắc ẩn), hay là khát vọng quyền lực của những người mạnh, như Zarathustra, Napoleon, Goethe? F. Nietzsche hoàn toàn đứng về phía khát vọng quyền lực của những người mạnh.

F. Nietzsche rơi vào mâu thuẫn đó là: với tư cách là người theo chủ nghĩa phi đạo đức, ông bác bỏ mọi đạo đức và những phạm trù nằm ngoài đạo đức (như mục đích, giá trị, đánh giá), nhưng ông lại thừa nhận khát vọng quyền lực của những người mạnh là giá trị lớn hơn khát vọng quyền lực của những kẻ yếu. Điều đó có nghĩa, F. Nietzsche vừa chống, vừa ủng hộ giá trị. Cố gắng thoát ra khỏi mâu thuẫn, ông đã xem xét lại hiện tượng “giá trị”. Ông khẳng định: cái bị bác bỏ là các giá trị đạo đức, còn những giá trị phi đạo đức được ca tụng.

Vậy, tại sao F. Nietzsche lại xét lại chính khái niệm “giá trị”, chứ không phải là các khái niệm “mục đích”, “chân lý”, “đánh giá”? Lẽ nào việc khước từ đạo đức lại thực sự dung hợp được với việc giữ lại khái niệm “giá trị”? Thái độ đối với khái niệm “giá trị” thể hiện chính thực chất của chủ nghĩa phi đạo đức ông. Vậy, F. Nietzsche đã phủ định giá trị và, sau đó, đưa nó vào triết học như thế nào?

Theo F. Nietzsche, giá trị của hành vi phụ thuộc vào cái tồn tại trước hành vi ấy ở trong ý thức, vào những hệ quả của nó. Nhưng, điều này, là không đúng, vì ý thức là những hậu quả của hành vi đi sau cái đó, chứ không tồn tại trước nó. F. Nietzsche khẳng định: “Chúng ta không biết đến nguồn gốc, không biết đến hậu quả. Do vậy, hành vi nói chung có một giá

trị nào không?” [Dẫn theo 21, tr. 373]. Kết luận của F. Nietzsche là hoàn

các nhà triết học ngây thơ, chẳng hạn như những người theo chủ nghĩa vị lợi, phát triển.

Vậy còn khái niệm phi đạo đức về giá trị thì sao? Có thể khẳng định, F. Nietzsche không thể bỏ qua khái niệm “giá trị”, vì khi đó, ông không thể phân định giữa khát vọng quyền lực của người mạnh và khát vọng quyền lực của kẻ yếu. Khái niệm mới về giá trị là không áp dụng được ở đâu nói về toàn bộ thế giới, về việc đánh giá các mục đích của con người, về việc phát triển ý thức, mong muốn, về việc khắc phục sự hỗn loạn và sự chuyển hóa nó thành trật tự. Giá trị mới có mặt ở nơi chúng ta nói tới quyền lực, việc tăng hay giảm các trung tâm quyền lực… Do vậy, có thể đưa ra khái niệm mới về giá trị như sau: “Giá trị là số lượng tối đa mà con người có

khả năng sở hữu, con người, chứ không phải là loài người!” [Dẫn theo 21,

tr. 374]. Như vậy, F. Nietzsche không những thừa nhận hiện tượng “giá trị” mà còn xác định nó về mặt lượng, tức hiểu nó như là cường độ cảm xúc. Những khái niệm mới về giá trị cho phép biểu thị hoài vọng về siêu nhân của F. Nietzsche. Ông cho rằng con người là một cái gì cần phải siêu việt hóa. Với ông thì mện lệnh của siêu nhân với tư cách là con người của tương lai là “Hãy cứng rắn hơn nữa”.

Qua đây, ta nhận thấy rằng, F. Nietzsche hiểu tất cả mọi hệ thống đạo đức là tư duy bằng những giá trị. Ông đánh giá toàn bộ triết học phương Tây từ lập trường giá trị. Ông hiểu khát vọng quyền lực là sự hình thành một số trung tâm thống trị và gọi chính chúng là những giá trị. Ông phủ định những giá trị bịa đặt, hư ảo, không hiện thực. Vì vậy, ông phê phán kịch liệt các hệ thống đạo đức hiện tồn. Bởi vậy, F. Nietzsche có thái độ phê phán đối với toàn bộ văn hóa triết học và khoa học phương Tây, cho dù chúng cũng dựng lên một số trung tâm khát vọng quyền lực, nhưng có

nội dung thấp hèn. F. Nietzsche hướng đến các trung tâm khát vọng quyền lực có nội dung giá trị cao cả, mà đó chính là khát vọng quyền lực của kẻ mạnh. Giá trị là một khái niệm ghi nhận tính tương đối của các trung tâm quyền lực. Bản chất của nó là khác nhau (duy lý, duy cảm), nhưng không bao giờ bị những khuyết tật của con người làm cho bị vấy bẩn.

Giá trị có tính chất hợp lý. Né tránh hoàn toàn lĩnh vực những hành vi hiện thực, lý tính có khả năng tự huyễn hoặc bản thân, mà chính là tự biến mình với tư cách một kẻ yếu đuối và ngây thơ thành thước đo của khát vọng quyền lực thâm nhập toàn bộ lĩnh vực hiện tại. Lý tính không thờ ơ đối với khát vọng quyền lực, khát vọng ấy bộc lộ trong lý tính, nhưng bị xuyên tạc rất nhiều. F. Nietzsche cho rằng, khoa học có khiếm khuyết là sự buồn rầu, sự không tin tưởng, sự thiếu hụt tình yêu cao cả, khát vọng.

Thả mình từ lý tính xuống cuộc sống hiện thực, con người rơi vào lĩnh vực tình cảm và cảm xúc, nói cách khác là lĩnh vực nghệ thuật và những giá trị đạo đức. Theo F. Nietzsche, chỉ bây giờ, giá trị mới có ý nghĩa cấp bách đối với con người, con người không còn tìm kiếm chúng nữa, con người có được triển vọng cho một cuộc sống chân chính, để chuyển từ khát vọng quyền lực của kẻ yếu sang khát vọng của người mạnh. Những giá trị cảm tính hợp lý sẽ trực tiếp biểu thị những giá trị, các trung tâm giá trị cơ bản. Con người sẽ kết liễu thói đạo đức giả, việc xua đuổi một cách vô cớ những giá trị của cuộc sống hiện thực vào lĩnh vực tâm tính chưa được điều tiết.

Sự cách tân của F. Nietzsche thể hiện ở chỗ, thứ nhất, ông đem lại cho giá trị ý nghĩa chủ đạo cả đối với triết học, lẫn đối với đạo đức học; thứ hai, ông làm sáng tỏ bản chất của giá trị (là khái niệm mang tính lý giải); thứ ba, ông nhận thấy bản chất hiện thực của giá trị không phải ở trong lý

tính và tâm tính con người, mà ở cuộc sống hiện thực, ở khát vọng quyền lực của con người.

F. Nietzsche không khước từ một cái gì có tính người, ông đơn giản mong muốn quá nhiều cái có tính người, cái siêu nhiên. F. Nietzsche kêu gọi mỗi người hãy trực tiếp trở thành giá trị, trở thành người phát ngôn, tư duy, cảm nhận, hành động nhờ xuất phát từ nó. Không nên nói về giá trị mà nên nói ra nó, không nên tư duy về giá trị mà nên tư duy ra nó, không nên cảm nhận về giá trị mà nên trực tiếp cảm nhận nó.

F. Nietzsche đã phân bổ trọng tâm hoàn toàn khác so với các nhà đạo đức khác, nhưng hệ vấn đề vẫn không thay đổi, trung tâm của nó vẫn là những giá trị. F. Nietzsche vẫn làm một công việc giống như các nhà đạo đức học khác – đó là đánh giá hành vi của con người dựa trên những giá trị. Do vậy, ông là một nhà đạo đức học, suy lý của ông là suy lý đạo đức học, nhưng không phải là suy lý khoa học.

F. Nietzsche chế nhạo chân lý được ông hiểu là giá trị cơ bản của khoa học. Nhưng, thứ nhất, F. Nietzsche không thể chứng minh được chân lý thực sự là giá trị; thứ hai, khi chúng ta nói tới đạo đức học, chúng ta đề cập tới khái niệm “hiệu quả”. Khái niệm này hiện diện trên mỗi trang viết của F. Nietzsche. Ông muốn dạy con người một lối sống đúng, giống như Zarathustra đã nói, mà điều này có nghĩa là trải nghiệm giá trị của khát vọng quyền lực. đạo đức học với tư cách một khoa học có mặt trong sáng tạo của F. Nietzsche.

Những vấn đề mới đưa chúng ta quay trở lại với hiện tượng “giá trị”. Một thế kỷ sau F. Nietzsche, người ta vẫn không phát hiện ra được giá trị trong tự nhiên. Nhờ F. Nietzsche mà chúng ta biết được giá trị là một khái

niệm mang tính lý giải, trái ngược với nó, tự nhiên không lý giải. Giá trị bao giờ cũng là đặc quyền của bản thân con người bị F. Nietzsche chế nhạo do sự ngây thơ quá mức của nó. Tuy nhiên, với tư cách người sáng lập đạo đức học giá trị. F. Nietzsche đã có quan niệm sai lầm về bản chất của giá trị khi coi giá trị là một cái gì đó độc lập và thậm chí là cái vốn có của các vật thể vật chất. Có thể coi quan niệm như vậy là quan niệm tự nhiên chủ nghĩa và lạc hậu.

F. Nietzsche đã không nhận thấy rằng những giá trị do con người sáng tạo ra không làm cho nó xa lánh tự nhiên, mà hình thành nên mối liên hệ sống động với tự nhiên. Giá trị thể hiện là quan hệ giữa người với người và giữa con người với tự nhiên. Nhờ quan hệ đó mà con người giám sát có hiệu quả cơ sở tự nhiên của mình, tính đến những đặc điểm của nó. F. Nietzsche xem giá trị không phải là quan hệ của con người với tự nhiên, mà là quan hệ giữa các khát vọng của con người với tư cách một sinh thể.

F. Nietzsche đã không muốn kế tục lịch sử, rốt cuộc, ông đã quan tâm đến những cơ sở sinh lý của con người. Theo ông, điều đó có nghĩa là quay lại với các nguồn gốc của lịch sử. Ông áp đặt sự tầm thường hiện tồn của cuộc sống vào tương lai. Nhưng, tiến bộ không đơn tuyến mà phi đơn tuyến. Không nên bỏ mặc lịch sử cùng với quá khứ và hiện tại của nó. F. Nietzsche đã không nhận thấy sức mạnh ngày một tăng của thời hiện tại trong lịch sử, và đây là một sai lầm về phương diện triết học. F. Nietzsche rõ ràng đã coi nhẹ sự chỉnh lý giá trị một cách phù hợp với những thành quả sinh hoạt. Trái ngược với quan niệm như vậy, con người kiên trì tăng cường hoạt động có mục đích của mình và khi đó, hoàn toàn không suy yếu. Rõ ràng là F. Nietzsche đã sai lầm khi quá hạ thấp vai trò của khoa học mà lại quá đề cao vai trò của nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Phê phán đạo đức Kitô giáo và chủ nghĩa phi đạo đức của F Nietzsche (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)