Thân thế và sự nghiệp của F Nietzsche

Một phần của tài liệu Phê phán đạo đức Kitô giáo và chủ nghĩa phi đạo đức của F Nietzsche (Trang 34)

Friedrich Wilhelm F. Nietzsche sinh ngày 15 tháng 10 năm 1844 ở Roecken, tỉnh Thuringe. Thuringe là trung tâm của tư tưởng tự do, tinh thần phê phán, đối nghịch với các lý tưởng cựu truyền. Đây là nơi sinh của nhà thần học Luther, nơi phát xuất phong trào cải cách. F. Nietzsche sinh ra trong một gia đình Tin Lành giáo, đó chính là môi trường kết hợp một nền văn hóa rộng rãi với thứ luân lý khắt khe và một lòng tôn trọng các đức tin công giáo. Hoàn cảnh và đặc điểm của gia đình có thể làm cho F. Nietzsche kế thừa và phát huy mọi niềm tin đạo đức của tổ tiên, nhưng thực tế không phải như vậy.

F. Nietzsche bị khuyết tật bẩm sinh, ốm yếu, lại bị chứng đau đầu, mắt kém nên ông thường bị mọi người khinh thường và chế nhạo, tâm hồn bé bỏng của ông đã thấy cô đơn, u uất. Không khí đau thương và khổ cực đã phủ lên đầu cậu bé F. Nietzsche khi đó mới chỉ năm tuổi khi lần lượt phải chứng kiến sự ra đi liên tiếp của người thân là bố và cậu em trai của ông. Vì vậy, F. Nietzsche đã sớm nảy sinh sự ngờ vực đối với đời người… chúng ta là ai? Chúng ta từ đâu đến? chúng ta đi đến đâu? Cuộc đời trôi nổi như giấc mộng, sớm sinh tối chết. Vào tuổi này, F. Nietzsche đã tỏ ra là một cậu bé mộ đạo, thông minh, mọi người thường gọi F. Nietzsche là “chú bé mục sư” hay “Giêsu trong đền”. Ngay từ nhỏ và suốt đời niên thiếu, F. Nietzsche đã làm thơ và sáng tác nhạc, những vũ khúc, những giai khúc ca ngợi tổ tiên Ba Lan mình, những bá tước dòng họ Nietzski bị ngược đãi phải trốn khỏi quê hương.

Tuy nhiên chính lòng mộ đạo đến mức thái quá theo truyền thống gia đình và giáo đoàn đã sớm gây ra sự phản đối trong tâm hồn F. Nietzsche. Cậu bé 11 tuổi đã từ chối việc rửa tội. Những suy ngẫm sâu sắc của F. Nietzsche đã đưa ông tới chỗ từ bỏ những giáo lý chính thống và các học thuyết thần học.

Năm 1858, F. Nietzsche vào trường trung học Schulpforta, một nơi nổi tiếng đã từng đào tạo ra Klopstock, Novalis, Fichte và anh em nhà Schlegel. Trong sáu năm học tập ở trường phổ thông, F. Nietzsche đã bộc lộ năng khiếu đối với các bộ môn nhân văn, nhanh chóng nắm bắt được các ngôn ngữ cổ. F. Nietzsche không chỉ nắm bắt giỏi tri thức chuyên môn mà còn có học vấn uyên bác và nhiều kiến giải độc đáo trên nhiều lĩnh vực. Năm 1862, ông đã có bài bình luận ngắn đầu tiên về triết học “Số phận và lịch sử”. Trong thời gian này, F. Nietzsche mất dần niềm tin tưởng vào Thượng đế mà ông cha ông đã tôn thờ. Ban đầu ông vẫn tìm cách giữ

nguyên lòng tin như ở thời thơ ấu, nhưng vô ích. Những nỗi hoài nghi dần dần nảy nở trong lòng ông. Ông không dứt bỏ đột ngột đạo Ki – tô khi không tìm thấy trong tôn giáo của mình chân lý tuyệt đối mà họ đã tin theo. Bởi là người Tin Lành, F. Nietzsche tự xét mình có quyền sáng tạo một niềm tin riêng tư, dựa trên tinh thần tự do phê phán. Nhưng chính lúc tinh thần phê phán càng mạnh mẽ thì niềm tin càng yếu dần rồi mất hẳn. F. Nietzsche dần xa dời Kitô giáo, hoài nghi đối với giáo lý về sự tồn tại của Chúa, linh hồn bất tử, quyền uy của “Kinh thánh”, thần linh, và có ý định đi sâu tìm hiểu.

Cho nên, chỉ sau nửa năm bước vào trường Đại học Bonn, F. Nietzsche đã dứt khoát từ bỏ thần học, chuyên học về ngôn ngữ học. Năm sau, ông bỏ Đại học Bonn, chọn Đại học Leipzig để theo người thầy ông thích nhất – giáo sư ngữ học Ritschl. Trong thời gian học đại học (1864 - 1868), ngoài ngôn ngữ học cổ điển F. Nietzsche còn tìm thấy hứng thú đối với triết học và tác phẩm của Schopenhauer đã gây chấn động tâm tư của ông; âm nhạc của Richard Wagner hình như làm cho ông thấy được hi vọng trong việc phục hưng văn hóa châu Âu. Đó là hai người thầy lớn tạo ra sự chuyển biến căn bản trong cuộc đời của F. Nietzsche. Bài viết đầu tiên về triết học của ông là: “Thuyết mục đích từ Kant”. F. Nietzsche còn nghiên cứu nhà triết học chủ nghĩa duy vật cổ Hy Lạp Đemocritos, cho rằng Đemocritos là nhà cách mạng muốn giải phóng loài người khỏi đức tin và nỗi sợ sệt đối với Chúa. Thông qua nghiên cứu triết học, F. Nietzsche nêu rõ: “Chúng ta dùng chủ nghĩa hoài

nghi để đào mồ chôn tư tưởng truyền thống” [Dẫn theo 1, tr. 30]. Đây là mầm

mống tư tưởng sau này của ông đòi đánh giá lại mọi giá trị.

Vào một ngày cuối tháng 10 năm 1865, F. Nietzsche tình cờ khám phá ra tác phẩm Thế giới: ý chí và biểu tượng của Schopenhauer. Ông vội mua về nhà ngay. Trong hai tuần sau đó ông quên ăn quên ngủ để đọc cho

hết cuốn sách của Schopenhauer. Bỗng chốc F. Nietzsche rời bỏ ngữ học để sang triết học và đệ trình một luận án về vài khía cạnh của học thuyết Schopenhauer.

Một biến cố quan trọng khác thuộc lĩnh vực tình cảm xảy ra khi F. Nietzsche 24 tuổi đó là, được hội kiến nhạc sĩ tài danh mà ông hằng ngưỡng mộ, Richar Wagner. Với F. Nietzsche, Wagner là thiên tài vĩ đại nhất và là nhân vật lớn nhất của thời đại chúng ta. Nhà nghệ sỹ lớn và kẻ ngưỡng mộ trẻ tuổi rất tâm đầu ý hợp, vì cả hai cùng say mê triết học Schopenhauer. Chỉ không lâu sau, trong mắt của F. Nietzsche, Wagner trở thành thần tượng thứ hai chỉ kém hơn Schopenhauer mà thôi. F. Nietzsche lúc đó cho rằng, giống như Schopenhauer là nhà triết học vĩ đại nhất từ Plato đến nay, Wagner đại diện đỉnh cao của sự phát triển âm nhạc hiện đại.

Trong thời gian học đại học, F. Nietzsche đã hai lần tham gia chiến tranh thống nhất nước Đức. Trong thời gian tại ngũ, F. Nietzsche tuy tận mắt thấy sự tàn khốc của chiến trạnh và sự đau khổ của thương binh, nhưng ông cũng cảm nhận sự vui mừng của thắng lợi, sự vĩ đại của sức lực con người và cái bi tráng của chiến đấu. F. Nietzsche nhận thấy được sức sống và sự vui thú của đời người và muốn hướng tới một loại triết học nhân sinh hành động.

F. Nietzsche vào trường đại học mang theo sự lo lắng đối với cuộc sống, bất chấp sự phản đối của người nhà, bỏ thần học, chuyên học ngôn ngữ học. Trong sự phân vân ấy ông đã phát hiện ra chiếc gương phản ảnh thế giới nội tâm của mình, thể nghiệm được sự dũng cảm và chiến đấu càng có ý nghĩa hơn sự suy sụp tiêu cực, làm quen với người thầy lớn đại diện cho đỉnh cao của sự phát triển âm nhạc. Những sự kiện trên là những mốc căn bản của cuộc sống của F. Nietzsche, làm cho ông ấp ủ ý thức về sứ mệnh tìm tòi cuộc sống chân thực.

Vào dịp này trường đại học của hạt Basel ở Thụy Sĩ đang tìm một giáo sư dạy tiếng Hy lạp và La tinh. Ritschl – người thầy giáo của F. Nietzsche, đã viết lá thư đề cử ông cho trường Đại học Basel, dù bấy giờ F. Nietzsche mới 24 tuổi, nhưng Ritschl viết: “Đó là một thiên tài”. F. Nietzsche đã được trường đại học này phong cho chức giáo sư ngôn ngữ học cổ điển trong khi ông còn chưa lấy được bằng tiến sĩ. Đó là một việc chưa từng có ở giới học thuật tại Đức. Không bao lâu sau, trường Đại học Leipzig ở Đức lại cấp cho ông học vị tiến sĩ trong khi ông chưa trải qua một kỳ thi, thậm chí chưa nộp luận văn của học vị này.

Năm 1870, F. Nietzsche nghe được tin về cuộc chiến tranh Pháp – Đức. Ban đầu ông phẫn uất lên án bọn xâm lược, bọn “thú dữ Pháp”. Khi này mặc dù F. Nietzsche đã nhập quốc tịch Thụy Sĩ nhưng ông vẫn tình nguyện phục vụ trong đoàn cứu thương, đưa các thương binh về Đức. Song chẳng bao lâu, F. Nietzsche khám phá ra rằng cuộc chiến tranh, bề ngoài là phòng thủ, được người Đức theo đuổi, trên thực tế lại là cuộc “chiến tranh chinh phục”. Ông sợ hãi cái nguy hiểm của giấc mộng bá chủ của đế quốc Phổ chạy theo nền “văn hóa Đức” thực sự. Bởi vậy, F. Nietzsche liền quay trở về Basel, sau khi đã mắc bệnh. Từ đây, sức khỏe của ông suy sụp và chẳng bao giờ phục hồi được như cũ.

Vào đầu năm 1872, F. Nietzsche ấn hành tác phẩm đầu tiên – Khởi

nguyên bi kịch Hy Lạp từ tinh thần âm nhạc (Die Geburt der Tragõdie aus

dem Geiste der Musik). Trong giai đoạn 1873 đến 1876, F. Nietzsche cho xuất bản bốn bài viết dài: David Strauss: Kẻ tín ngưỡng và nhà văn (David Strauss, der Bekenner und Schriftsteller) (1873), Về cách sử dụng và lạm

dụng lịch sử cho cuộc sống (1874), Schopenhauer, nhà giáo dục (1874) và

Richard Wagner ở Bayreuth (1876). Bốn bài viết này sau này xuất hiện

chung của các bài viết này là cùng có hướng của một bài phê phán về văn hóa, thách thức sự phát triển của văn hóa Đức dọc theo các hướng đề nghị bởi Schopenhauer và Wagner.

Với những bản văn đầu tay, F. Nietzsche bị các nhà ngôn ngữ học chính truyền công kích, đến mùa hè 1873, tại đại học Basel, F. Nietzsche không còn sinh viên đều đặn nữa, cũng không còn ngay cả người dự nghe. Từ năm 1874, sức khỏe của ông ngày càng tệ. Những cơn đau đầu, chứng đau bao tử kinh hồn, những lần nôn mửa luôn hành hạ thân xác ông. Mùa hè 1876, F. Nietzsche rời Đại học Basel lên đường dưỡng bệnh . F. Nietzsche từ Thụy Sĩ đến Ý, thăm Gêne, Pise, Naples và sống sáu tháng tại Sorrente cùng người bạn gái quý tộc lớn tuổi, cô Malwida von Mey senbug. Đây chính là thời gian êm ả nhất mà F. Nietzsche được sống trên cõi đời. Tại Sorrente, F. Nietzsche định hình những đường nét lớn cho học thuyết mới của mình. Chính vào thời kỳ này, các nhà tư tưởng Pháp đã gây ảnh hưởng rất lớn đến ông. F. Nietzsche thích cái thông minh chói sáng của Montaigne. Ông nhìn thấy ở Pascal là kẻ “theo Kitô hợp lẽ”. Năm 35 tuổi, F. Nietzsche vui sướng khám phá ra tác phẩm Đỏ và Đen

của Stendhal. F. Nietzsche thấy ở Stendhal “nhà tâm lý học sau chót”, ông thích cái thông minh trong sáng và tinh thần tự do hoàn toàn của Stendhal.

Năm 1877, F. Nietzsche rời Sorrente quay về Basel. Tại đây, ông ở với người em gái, Lisbeth đến năm 1878. Năm 1878, ông hoàn tất bản thảo mang nhan đề Con người, ồ! Quá đỗi con người. Đây là một cuốn sách với tính cách ngôn trên các chủ đề từ siêu hình học đến đạo đức và từ tôn giáo đến giới tính, sự xa rời của F. Nietzsche đối với triết lý của Wagner và Schopenhauer trở nên rõ ràng. F. Nietzsche trong cuốn Ecce Homo gọi tác phầm này là công trình mang một sự kỷ luật khắt khe nhất,

bởi kỷ luật đó mà tôi cắt đứt mọi thứ duy tâm, cuồng nhiệt thiêng liêng, tình cảm đẹp đẽ và mọi thứ nữ tính khác.

Từ đây, F. Nietzsche thương xuyên bị bệnh, ông phải nộp đơn xin từ chức giáo sư đại học vì không thể đi dạy được. Ông không còn đọc được nữa, chính bạn bè phải đọc, chép lại, ghi chú và sửa bản thảo cho ông. Nhờ có số tiền hưu trí do Hội đồng hạt Basel, trường Đại học Basel cùng Hội Hàn lâm cấp mà F. Nietzsche có thể sống một cuộc sống giản dị. F. Nietzsche thường xuyên đi du lịch, và sống cho đến năm 1889 như là một tác giả độc lập trong nhiều thành phố khác nhau. Thỉnh thoảng ông quay về Naumburg để ghé thăm gia đình, và đặc biệt trong thời gian này, ông và chị ông luôn có những giai đoạn cãi vã và giải hoà. Một người học trò cũ của ông, Peter Gast (tên thật Heinrich Köselitz), trở thành như là thư ký riêng của F. Nietzsche.

Từ đây trở về sau, trong mười lăm liên tiếp từ năm 1879 đến năm 1889, năm nào F. Nietzsche cũng cho ra đời một tác phẩm mới, các tác phẩm này đều do bạn bè của ông chép lại ghi chú và chữa bản thảo giúp ông. Năm 1879, F. Nietzsche cho xuất bản cuốn Quan điểm và phương

ngôn (Vermischte Meinungen und Sprũche) như là phần Phụ lục của cuốn

Con người, ồ! Quá đỗi con người. Năm 1880, ông xuất bản Kẻ lang thang

phiêu bạt và chiếc bóng (Der Wanderer und sein Schatten), được xem như

phần Phụ lục thứ hai và là phấn cuối của cuốn Con người, ồ! Quá đỗi con (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

người. Năm 1881, ông xuất bản cuốn Bình minh (Die Morgenrõte), suy

nghĩ về các thành kiến luân lý.

Năm 1882, F. Nietzsche hoàn thành cuốn Tri thức hoan say (Die Frõhliche Wissenschaft). Cuốn sách này là một chuyển tiếp từ thời kỳ duy trí sang thời kỳ tác phẩm Zarathoustra. Vào trang cuối của quyển thứ tư –

F. Nietzsche viết trong Ecce Homo“Một tia sáng kim cương rực rỡ về

những lời đầu tiên của Zarathoustra” [Dẫn theo 2, tr. 30].

Năm 1883, F. Nietzsche cho xuất bản cuốn Bên kia thiện ác (Jenseits von Gut und Bõse). Mùa đông năm này, F. Nietzsche bắt đầu viết phần thứ nhất của bản trường thi Zarathustra đã nói như thế. Đến mùa đông năm 1885, F. Nietzsche đã hoàn tất tác phẩm này. Zarathustra đã nói như thế

của F. Nietzsche vừa là một tác phẩm triết học, vừa là một thiên anh hùng ca bằng văn xuôi và, như Andler nói, là một thứ Phúc Âm. F. Nietzsche viết cho nhà xuất bản: “Đó là cuốn Phúc âm thứ năm “; và viết cho Peter Gast “Đó là việc tốt đẹp nhất tôi đã làm được. . .Tôi chẳng còn gì nặng nề

và vui thích hơn nữa”, và ông viết trong Ecce Homo: “Tác phầm này tuyệt

đối là một tác phẩm riêng biệt...Chưa hề có gì được sáng tạo bằng sức lực phong phú đến thế...Với cuốn Zarathoustra, tôi đã cống hiến cho loài người quà tặng đẹp đẽ nhất, món quà họ chưa bao giờ nhận được nơi ai”

[Dẫn theo 2, 36].

Năm 1887, F. Nietzsche cho ra đời cuốn Phả hệ học đạo đức (Zur Genealogie der Morl). Đây là cuốn sách mà ông giới thiệu trong tập Ecce Homo như là một tác phẩm bút chiến “phần phụ thuộc của cuốn Bên kia

thiện và ác”. Năm 1888 là cực điểm sáng suốt và sáng tạo của F.

Nietzsche, đồng thời cũng là cực độ đau khổ và cô đơn của ông. Kết quả là năm tác phẩm cuối cùng, chín muồi nhất, mãnh liệt nhất của F.

Nietzsche hoàn thành trong năm này: Trường hợp Wagner, Hoàn hôn của

những thần tượng, Kẻ phản Chúa, Nietzsche chống Wagner, Ecce Homo và tụng ca Dionysos.

Cuốn Hoàng hôn của những ngẫu tượng là tác phẩm có phụ chú Tiếng Anh: triết lý bằng nhát rìu như thế nào, một nỗ lực tiếp tục phá hủy những tư tưởng tôn giáo và luân lý cổ truyền. Cùng một cảm hứng đó đưa

đến tác phẩm Kẻ phản Chúa, nó làm thành quyển đầu tiên của tác phẩm lớn mà ở đó ông suy nghiệm về Lật đổ tất cả các giá trị.

Tất cả các ghi chú khác được sửa chữa từ năm 1886 đến năm 1888, cho tác phẩm dang dở này được xuất bản vào tháng chín năm 1901 dưới nhan đề Ý chí quyền lực (Der Wille Zur Macht), tiểu luận về việc đảo tất cả các giá trị. Những trang sâu thẳm nhất của F. Nietzsche được tìm thấy trong tác phẩm này.

Sau mười năm giảng dạy tại đại học, tiếp đến mười năm ẩn dạt sáng tác, năm 1889 mở ra một giai đoạn mười năm mới trong cuộc đời F. Nietzsche. Đầu năm 1889, khi chứng kiến cảnh một người phu xe đánh đập tàn nhẫn vào đầu một con ngựa ngoài đường phố Turin, ông chạy đến quỳ gối xuống ôm con ngựa, dịu dàng hôn lên nó, rồi xây xẩm ngã lăn ra. Từ đó, F. Nietzsche sống trong tình trạng tê liệt hoàn toàn về thân xác lẫn tâm hồn, cho đến khi từ giã cõi đời tại Weimar, kinh đô của Goethe và Schiller vào ngày 25 tháng Tám năm 1900.

Phần lớn các nhà nghiên cứu (chẳng hạn như René Berthelot, William Salter…) thường chia sự nghiệp sáng tạo khoa học của F.

Một phần của tài liệu Phê phán đạo đức Kitô giáo và chủ nghĩa phi đạo đức của F Nietzsche (Trang 34)