Quá trình F Nietzsche đi đến phê phán đạo đức Kitô giáo

Một phần của tài liệu Phê phán đạo đức Kitô giáo và chủ nghĩa phi đạo đức của F Nietzsche (Trang 46)

Trước hết cần tìm hiểu xem F. Nietzsche quan điểm như thế nào về phê phán, triết học phê phán và mục đích của công việc đó là gì?

Dự định tổng quát nhất của F. Nietzsche đó là đưa vào triết học các khái niệm ý nghĩa và giá trị. Triết học về ý nghĩa và giá trị theo đúng cách ông xây dựng và quan niệm, “phải là một sự phê phán”, là “tiến hành phê phán một cách thực sự”, là cách duy nhất để “tiến hành phê phán toàn diện”, có nghĩa là làm triết học với “những nhát búa”. Trên thực tế, bản thân khái niệm “giá trị” đã bao hàm sự lật đổ mang tính phê phán. Một mặt, các giá trị xuất hiện, hoặc tự bộc lộ như là các nguyên tắc: một sự đánh giá giả định các giá trị, dựa trên các giá trị này mà đánh giá các hiện tượng. Mặt khác, chính các giá trị giả định các cách đánh giá, giả định các “quan điểm đánh giá” mà từ đó hình thành nên chính bản thân các giá trị. Vấn đề phê phán là cách đánh giá từ đó hình thành nên các giá trị, đó chính là vấn đề sáng tạo ra các giá trị. Sự đánh giá được định nghĩa như là yếu tố khu biệt các giá trị tương ứng: yếu tố vừa mang tính phê phán vừa mang tính sáng tạo. Các đánh giá khi bị quy về yếu tố thì không phải là các giá trị, mà là các phương thức tồn tại, các hình thức tồn tại của những người phán xét, bằng cách lấy các giá trị làm nguyên tắc để dựa vào đó mà đánh giá. Cái cao và cái thấp, cái cao cả và cái đê hèn không phải là các giá trị, nhưng chúng là yếu tố khu biệt, từ đó phái sinh ra giá trị của chính các giá trị.

Triết học phê phán có hai vận động không thể tách rời: quy mọi vật, mọi nguồn gốc của giá trị nào đó về các giá trị; đồng thời cũng quy các giá

trị này về cái gì đó như là nguồn gốc của chúng, và quyết định giá trị của chúng. F. Nietzsche chống lại những người tách giá trị ra khỏi phê phán, bằng lòng với việc thống kê các giá trị có sẵn hoặc phê phán sự việc nhân danh các giá trị đã được thiết lập. Ông đồng thời chống lại những người phê phán, hoặc tôn trọng các giá trị bằng cách xây dựng chúng từ các sự kiện đơn giản được cho là khách quan. Viết về điều này, Deleuze trong

Nietzsche và triết học viết: “Nietzsche vừa chống lại ý tưởng cho rằng các

giá trị không phân biệt với chính nguồn gốc của chúng, vừa chống lại ý tưởng về một quan hệ phái sinh nhân quả đơn giản, ấn định một nguồn gốc

không phân biệt của các giá trị” [4, tr. 2 – 3].

Trên cơ sở này, F. Nietzsche tạo ra quan niệm mới về phả hệ. Theo ông, triết gia là một nhà phả hệ học. Phả hệ có nghĩa là giá trị của nguồn gốc, đồng thời là nguồn gốc của giá trị. Phả hệ biểu thị yếu tố khu biệt của các giá trị mà từ đó hình thành chính bản thân các giá trị. Phả hệ có nghĩa là nguồn gốc phát sinh, nhưng cũng là sự khu biệt hoặc sự gián cách trong nguồn gốc. Như vậy, ““phả hệ học” của Nietzsche là tiến thành một tự phê phán toàn diện bằng cách truy nguyên nguồn gốc của bản thân những giá

trị, truy nguyên cái môi trường từ đó chúng được rút ra” [3, tr. Xxi] . Nói

cách khác, ta phải tìm ra “tiêu chuẩn khu biệt” cho phép ta phân biệt nguồn gốc sản sinh ra các giá trị. Từ đó, sự phê phán của F. Nietzsche nhằm vào việc đảo hóa mọi giá trị: sáng tạo nên những khái niệm và phát kiến những khá thể mới mẻ của đời sống.

Hiểu theo cách này thì sự phê phán đồng thời là yếu tố tích cực nhất. Đấy là lý do tại sao sự phê phán không bao giờ được F. Nietzsche quan niệm như một phản ứng, mà như một hành động. F. Nietzsche đối lập hành động phê phán với sự trả thù, với sự thù oán, hay sự phẫn hận. Phê phán là một hành động chủ động, người phê phán luôn hướng đến sự cải biến, hoàn

thiện cuộc sống, hướng đến cái mới tốt đẹp hơn, có giá trị hơn. Với mục đích tốt đẹp ấy, chúng ta có thể hiểu được quan niệm của F. Nietzsche:

“Phê phán không phải là một phản ứng của sự phẫn hận, mà là biểu hiện tích cực của một lối sống tích cực: tấn công nhưng không phải trả thù: tính xâm hấn tự nhiên của một phương thức tồn tại, sự độc ác thần thánh mà

không có nó ta không thể hình dung được sự hoàn thiện” [4, tr. 3]. Phương

thức tồn tại này là phương thức tồn tại của triết gia, bởi vì ông ta định sử dụng một cách chính xác yếu tố khu biệt như là yếu tố phê phán và sáng tạo, nghĩa là như một nhát búa.

Do vậy, với F. Nietzsche, phê phán cũng đồng nghĩa với sáng tạo và niềm vui. Quá trình phủ định, phá vỡ cái cũ, tạo lập – khẳng định cái mới là một sự quy hồi vĩnh cữu, là yếu tố không thể thiếu trong mọi lĩnh vực, mọi thời đại. Quá trình chuyển vận ấy là cốt lõi của phê phán, là điều kiện cần cho tiến trình phát triển. F. Nietzsche cho rằng sự sáng tạo, niềm vui là những giá trị đích thực mà phê phán cần vươn đến.

Do vậy, trong những dự án triết học mà F. Nietzsche say mê theo đuổi, không một tảng đá tư tưởng, định chế hay giá trị nào của con người mà không bị F. Nietzsche lật dỡ, xem xét và tra hỏi đến tận cùng nền tảng. Ông tìm những lý tưởng giả mạo, những chân lý nửa vời, trút bỏ, làm sạch chúng để thay bằng cái mới. Thay bằng gì thì ông chưa thật rõ, nhưng biết chắc một điều: con đường đến với chân lý đòi hỏi phải đập vỡ những gì phản chân lý hay ngụy chân lý. Đối với F. Nietzsche, đã có quá nhiều giả định. Các triết gia đã mặc nhiên thừa nhận mọi chân lý như đã có sẵn, đã hiện hữu; hành trình triết học và chức năng của họ là để khám phá và triển khai nội dung của chúng qua quan năng của lý tính. Đó là truyền thống triết học duy lý của hơn hai ngàn năm cho tới nay, khởi đi từ Socrates cho tới Kant, Hegel: coi lý tính là nền tảng và công cụ duy nhất để đạt tới chân lý,

sự thật. Một nền triết học phân tích như thế là không chính danh và đích thực vì nó chỉ qui giảm vào những khái niệm trừu tượng, hay “lý luận về nhận thức”; “chấp nhận sự thể (thực tại) đúng như hiện trạng”, thay vì nhằm vào việc cải đổi thực tại và đời sống. “Theo Nietzsche, sứ mệnh triết học không chỉ điều tra và lý giải thể tính của thực tại nhưng còn phải phục

vụ và thăng tiến đời sống conngười” [Xem 38].

Bởi vậy, F. Nietzsche khẳng định hạt nhân sống động đích thực của mỗi một triết học đó là tạo thành các mục đích đạo đức hay phi đạo đức của nó. Trong tác phẩm Bên kia thiện ác, ông viết: “Dần dà tôi nhận ra thực chất mọi triết thuyết lớn cho đến ngày nay là như thế nào: đó là sự tự thú nhận của chính tác giả của nó, một kiểu memoire ngoài ý muốn và không ý thức; và mục đích luân lý (hoặc phi luân lý) của mọi thứ triết học đã tạo nên

cái hạt nhân thực sự của đời sống” [31, tr. 17]. F. Nietzsche cho rằng, các

nhà triết học trước đây đều không nhận thấy điều quan trọng nhất trong triết học – vấn đề giá trị của đạo đức với tư cách là giá trị tối cao, giá trị của mọi giá trị, ông nói: “Làm sáng tỏ cho bản thân và chỉ ra vấn đề đạo đức, - tôi coi đó là nhiệm vụ mới và quan trọng nhất. Tôi không cho rằng nhiệm vụ ấy

đã được giải quyết trong triết học đạo đức trước kia” [Dẫn theo 21, tr. 365].

Các nhà triết học khác thực ra cũng góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu những vấn đề đạo đức học nhờ xuất phát từ luận điểm về vị trí trung tâm của đạo đức trong triết học. Nhưng, F. Nietzsche đã đi theo một hướng khác. Ông nhanh chóng phát hiện ra khiếm khuyết của đạo đức, dù là bất kỳ đạo đức nào. Nó thể hiện ở việc hạn chế sức mạnh và vẻ đẹp tuyệt vời của con người. Đạo đức không cho phép con người triển khai tự do bẩm sinh của mình một cách toàn diện. Ông khẳng định kết luận này của mình trong Phả hệ học đạo đức, tức thông qua sự phân tích kĩ lưỡng lịch sử đạo đức, và đã đi đến các kết luận thú vị. Từ đó, F. Nietzsche bắt đầu lĩnh hội

đạo đức như là mối nguy hiểm lớn nhất, “mối nguy hiểm của mọi mối nguy hiểm”. Đạo đức là trung tâm của triết học, nhưng là trung tâm thối nát, vì vậy, cả đạo đức, lẫn triết học đều xứng đáng bị “giải phẫu”.

Những cái mốc cơ bản trong quá trình suy ngẫm về triết học đạo đức của F. Nietzsche là như sau: phê phán đạo đức đương thời với ông, chủ nghĩa phi đạo đức và chủ nghĩa hư vô xuất hiện trên cơ sở đó; lý giải lại tất cả mọi giá trị chủ yếu hiện có cùng với sự tập trung vào khát vọng quyền lực của con người; coi việc quay lại vĩnh viễn với cái khởi thủy là nội dung của khát vọng quyền lực; mô tả con người tương lai.

Trước khi phê phán nền luân lý xơ cứng, giáo điều của Kitô giáo kinh viện, trước khi phê phán cả phiên bản “Phật học châu Âu” dẫn đến chủ nghĩa hư vô, phủ nhận mọi giá trị và chân lý khách quan, F. Nietzsche “gõ” vào chủ nghĩa nhị nguyên kiểu Platon, phân đôi “Thượng đế” và “thế gian”, dẫn đến chỗ khinh ghét, thù địch những gì là “tự nhiên”, là “trần thế”. F. Nietzsche cho rằng truyền thống văn hóa phương Tây phát xuất từ đó là “mục nát” hay “suy mạt”; phê phán thái độ độc đoán của Socrates coi lý tính như mô thức độc nhất của tư duy thay vì bao gồm cả trực giác như Heraclitus; phê phán việc triết học duy lý phương Tây truyền thống đã vạch ra một cái hố sâu không thể vượt qua giữa hai thế giới: thế giới hiện tượng hay biểu hiện và thế giới bản thể.

F. Nietzsche khẳng định mặc dù Plato hay Socrates khai sinh ra nền triết học nhị nguyên như thế, nhưng trên thực tế, chính Parmenides là người thiết lập hữu thể học mà Plato lấy làm nền tảng. Về mặt hữu thể học, triết học của Parmenides là phản đề của Heraclitus: giữa hữu thể và dịch thể; tĩnh năng và động năng; giữa vô thường và thường hằng. Mô hình thực tại mà F. Nietzsche đồng tình là mô hình nhất thể luận của Heraclitus. Đối với

Heraclitus, vạn thể, tất cả là một thế giới hỗn loạn, thay đổi, chuyển dịch; không có thực tại nào ở dạng thức tĩnh cả.

Với Parmenides, vũ trụ duy nhất chỉ có một thực tại (hữu thể) thực tồn và vô thể là khái niệm bất khả thể - không ai có thể suy tưởng. Thực tại duy nhất đó bất động và bất biến; thế giới hiện tượng chỉ là biểu thể của thực tại này. Socrates và Plato cho rằng cả luận thuyết của Heraclitus và Parmenides đều phiến diện, nếu không muốn nói là cực đoan. Plato đã đưa ra giải pháp dung hòa giữa hai thái cực trên. Plato khẳng định rằng có sự tồn hữu của cả hai thực tại ở trên - hữu thể và dịch thể. Qua sự dung hòa này, Plato đã thay nền triết học nhất nguyên luận ở trên bằng nền triết học nhị nguyên luận, phân chia thế giới thành hai cõi: thế giới bản thể và thế giới biểu hiện. F. Nietzsche kết luận: truyền thống kinh điển duy lý của phương Tây khởi nguyên từ đó; theo sau, Descartes khẳng định; Kant củng cố; và Kitô giáo (qua thần học) duy trì, phổ biến và bảo vệ.

Việc tách rời thế giới các biểu hiện với thế giới bản thể - cái mà người ta coi là thực tại sâu thẳm, dù theo cách của Kitô giáo hay theo cách của Kant, với F. Nietzsche chỉ mục nát – một triệu chứng của đời sống sa đọa, triệu chứng của suy đồi. Đối với F. Nietzsche sự phân chia đó là ngụy cấu, tưởng tượng. Bởi theo ông chính sự lo âu đến thế giới bên kia làm chúng ta xa dần thế giới các biểu hiện, là thế giới độc nhất có thực. Do đó, trong nhiều thế kỷ thái độ triết học được ca ngợi nhất là thái độ khổ hạnh, con người khinh bỉ hiện tại, xa lánh thế gian, chối từ cuộc sống, xem thường hiện hữu. Theo F. Nietzsche, chính với quan niệm phân chia thành hai thế giới như trên của siêu hình học truyền thống như trên đã đưa đến những tư tưởng sai lầm về đạo đức trần thế. Chúng ta phải biết chấm dứt khinh miệt cảnh vật rạng rỡ chung quanh ta. Cái trong ta và quanh ta nói lên biết bao nhiêu màu sắc, bao nhiêu vẻ đẹp, ý nghĩa, huyền bí.

Trong Hãy xem con người ấy, F. Nietzsche tuyên bố: “Đánh giá lại mọi giá trị là công thức hành động nhận thức mình của loài người mà tôi đem lại, nó đã trở thành cái thiên bẩm và máu thịt trong trái tim tôi”

[Dẫn theo 1, tr. 106]. F. Nietzsche nêu lên công thức này vì ông không thỏa mãn đối với văn minh châu Âu, ông cho rằng khuyết tật lớn nhất của văn minh này là mang nọc độc chống lại sự sống, phủ định cuộc sống. Từ phong trào Phục Hưng đến nay, tín ngưỡng Kitô của người châu Âu đã giải thể, giá trị truyền thống đang đi đến bờ tan rã. F. Nietzsche cho rằng, người phương Tây từ thời kỳ một em bé hai ba tuổi đã tin tưởng Kitô giáo là trụ cột tinh thần của mình và là nơi nương tựa của cuộc sống, dùng quan niệm đạo đức thiêng liêng để đánh giá mọi giá trị. Hiện nay Chúa đã chết, sự tan rã của giá trị Kitô giáo, tất nhiên làm cho mọi giá trị truyền thống, bao gồm tôn giáo, đạo đức, triết học, khoa học, văn hóa, nghệ thuật… tất cả đều xảy ra sự đảo lộn khủng khiếp. Trọng điểm của đánh giá lại mọi giá trị là phê phán đạo đức truyền thống tức đạo đức của Kitô giáo. F. Nietzsche cho rằng, bộ mặt tinh thần của một thời đại, một dân tộc, thậm chí cả loài người về cơ bản là do quan niệm đạo đức, tức sự đánh giá về cái thiện và cái ác quyết định, vì vậy Kitô giáo trở thành người đối địch lớn nhất của F. Nietzsche.

Tư tưởng phê phán Kitô giáo của F. Nietzsche có thể chia ra làm ba thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là giữ “im lặng về ý thức thù địch” đối với Kitô giáo. F. Nietzsche viết: “Màu sắc đặc biệt của cả cuốn Nguồn gốc của bi

kịch là thể hiện sự im lặng có ý thù địch nặng nề đối với Kitô giáo” [Dẫn

theo 1, tr. 107 ]. Thời kỳ thứ hai, phê phán sự phản khoa học của Kitô giáo và giáo lý cơ bản của Kitô giáo, chủ yếu thể hiện trong các tác phẩm Con

người, ồ! Quá đỗi con ngườiTri thức hoan say. Thời kỳ thứ ba là triển

biệt đả kích quan niệm đạo đức của Kitô giáo với các tác phẩm Kẻ phản

Chúa, Zarathoustra đã nói như thế. Kẻ phản Chúa ở đây không phải là tên

gọi một nhân vật, một ngôi vị, mà đúng hơn là kẻ phê phán một thứ luân lý đã bị định chế hoá đến xơ cứng, đã biến giá trị thành cái vô giá trị, biến chân lý thành dối trá, biến sự cương trực thành sự đớn hèn. Trong tác phẩm này, F. Nietzsche đã công kích toàn diện văn hóa Kitô giáo. Ông không chỉ phê phán tín ngưỡng giả tạo, nhân sinh quan suy đồi và thế giới quan trốn tránh thế giới của Kitô giáo, mà còn chú trọng phê phán quan điểm đạo đức của Kitô giáo. F. Nietzsche tuyên bố: “Chúa đã chết” cũng như việc phê phán và phủ định quan điểm giá trị của Kitô giáo, đã làm lung lay tư tưởng

Một phần của tài liệu Phê phán đạo đức Kitô giáo và chủ nghĩa phi đạo đức của F Nietzsche (Trang 46)