Thực trạng của công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội - vấn đề và giải pháp (Trang 44)

thống cho học sinh Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của nó.

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ, đặc biệt là cho học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, xem đây là vấn đề có tính chiến lược, là vấn đề sống còn của dân tộc. Hiện nay, nhành giáo dục cả nước nói chung và hệ thống TCCN ở Hà Nội nói riêng đều có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh. Hầu hết các trường TCCN ở Hà Nội đều có chủ trương và kế hoạch nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh. Cụ thể:

Hàng năm, ngay từ đầu năm học, các nhà trường trên cơ sở kế hoạch chỉ đạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo và Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội bao giờ cũng dành một tuần đầu tiên để làm công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh. Nội dung của tuần sinh hoạt chính trị tư tưởng này nhằm trang bị cho các em một cái nhìn tổng quát về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, của Thủ đô trong giai đoạn hiện nay; trang bị cho các em hệ thống kiến thức cơ bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; về quy chế học tập, thi cử. Khơi dậy ở học sinh những truyền thống quý báu của dân tộc mà các em đã được trang bị ở các cấp học trước, những truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến và cung cấp thêm cho các em những truyền thống vẻ vang của nhà trường trong quá trình xây dựng và phát triển. Từ đó, học sinh có ý thức về quyền và nghĩa vụ của mình, trau dồi phẩm chất, nhân cách, kỹ năng nghề nghiệp để viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc, của Thủ đô và của Nhà trường. Mặc dù hầu hết các trường đều chưa có cán bộ chuyên trách công tác này, song dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường và sự hoạt động tích cực của Tổ chức Đoàn, công tác giáo dục đạo đức truyền thống trong các trường TCCN ở Hà Nội trong thời gian qua cũng đã đạt được những thành quả đáng kể.

Chúng ta biết rằng, trong các trường học, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức, tập hợp và giáo dục đoàn viên – học sinh. Trong thời gian qua, ở hầu hết các trường, Tổ chức Đoàn thường phối kết hợp với các ban và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong trường tiến hành các hoạt động nhằm giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh. Thông thường, trong trường, Đoàn Thanh niên thường phối hợp với Ban văn - thể, Ban quản lý ký túc xá, Phòng công tác học sinh, Giáo viên chủ nhiệm cùng thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh. Hình thức phổ biến được áp dụng để tuyên truyền giáo dục là bằng các khẩu hiệu, băng-rôn, panô, áp-phích, tranh ảnh… dán ở những nơi mà học sinh dễ tiếp cận. Thông qua hệ thống loa đài, phát thanh tuyên truyền về những truyền thống quý báu của dân tộc, của Thủ đô và của nhà trường nhân những ngày lễ lớn để các em hiểu được cội nguồn những ngày lễ truyền thống qua đó giúp các em viết tiếp những trang sử vẻ vang hào hùng của dân tộc, của Thủ đô và của nhà trường trong thời kỳ mới. Thông qua các hoạt động thể dục thể thao với khẩu hiệu “Thể thao đẩy lùi ma túy” cũng đã góp phần lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. Hàng năm, vào dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc như ngày Học sinh, sinh viên (9/1); ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2); ngày thành Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3); ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4); ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5); ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7); ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9); ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)… và ngày thành lập trường, các trường thường tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ, những buổi toạ đàm, những cuộc thi tìm hiểu về chủ đề những ngày truyền thống.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với vị trí trung gian luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc phối kết hợp với các phòng, ban trong nhà trường; phối kết hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở trường khác trên địa bàn Hà Nội, hưởng ứng các

hoạt động do Đoàn cấp trên (Quận Đoàn, Thành Đoàn) phát động và tổ chức. Các cuộc thi “Tìm hiểu 60 năm ngày Toàn quốc kháng chiến”; Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”… được giáo viên, học sinh các trường hưởng ứng nhiệt tình từ cấp Trường, cấp Quận đến cấp Thành phố. Các hoạt động tình nguyện như “Tiếp sức mùa thi”, “Ánh sáng văn hóa hè”, “Hiến máu nhân đạo”… được tổ chức hàng năm cũng thu hút được một lực lượng đông đảo cả học sinh và giáo viên tham gia. Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách” như thăm và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng; quyên góp tiền của, quần áo, sách vở… tặng trẻ em nghèo, ủng hộ đồng bào lũ lụt cũng được triển khai rộng rãi tới mọi đối tượng trong các trường TCCN.

Đóng trên địa bàn Hà Nội – nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường còn thường xuyên hoặc độc lập hoặc phối hợp tổ chức cho học sinh giao lưu, tham quan dã ngoại, tìm hiểu truyền thống hào hùng của dân tộc tại các di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng đó.

Chúng ta biết rằng, di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng là tượng trưng cho nét đẹp của quá khứ, là minh chứng hùng hồn sống động của lịch sử. Tham quan các di tích đó góp phần cung cấp những kiến thức lịch sử văn hóa, làm xúc động và dấy lên lòng tự hào dân tộc trong các em. Một số trường còn tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa tại các điểm di tích đó. Ví dụ như trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội, hàng năm thường tổ chức cho học sinh đi viếng Lăng Bác, thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh và tổ chức lễ kết nạp Đoàn viên tại những nơi có ý nghĩa lịch sử đó… Tất cả các hoạt động trên đã có tác động đến học sinh trong việc giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc cho các em; tạo điều kiện cho các học sinh nhận thức thực hiện tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó là mặt mạnh trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống ở các trường TCCN ở Hà Nội.

Tuy nhiên, trong thực tế, công tác này cũng còn những hạn chế và yếu kém. Một mặt, công tác giáo dục giá trị đạo đức đã được Ban lãnh đạo hầu hết các trường quan tâm, có kế hoạch cụ thể. Mặc khác, công tác này ở các trường lại gần như phó mặc cho Đoàn Thanh niên nên chất lượng, hiệu quả chưa cao. Hình thức và phương pháp thực hiện thì có vẻ như phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu là những hình thức, phương pháp cũ, tác động và đưa thông tin đến học sinh một cách thụ động, một chiều. Những buổi toạ đàm, hội thảo đã có tổ chức nhưng số lượng còn quá ít, phương thức tổ chức đơn điệu, nhàm chán, nội dung nghèo nàn nên chưa hấp dẫn đối với học sinh. Khi được hỏi: Tại sao nhà trường lại tổ chức được ít buổi toạ đàm, thảo luận nhằm giáo dục đạo đức truyền thống cho các em như vậy? Một số cán bộ Đoàn và cán bộ lãnh đạo Nhà trường đã nêu ra một số lý do như: do thiếu kinh phí hoạt động; cơ sở vật chất phục vụ công tác này còn hạn chế... Hơn nữa, ở các trường hầu như không có cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác này. Có nhiều trường rất muốn tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh bằng việc tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận nhưng vì thiếu cán bộ chuyên trách nên còn nhiều lúng túng và ngần ngại.

Nội dung các giá trị đạo đức truyền thống giáo dục cho học sinh chủ yếu là truyền thống yêu nước; truyền thống đoàn kết; truyền thống cần cù, sáng tạo; truyền thống nhân ái – yêu thương con người… Về cơ bản, những nội dung, những truyền thống này là cần thiết, cần giáo dục.

Tuy nhiên, khi đi sâu tìm hiểu nội dung của công tác giáo dục đạo đức truyền thống ở các trường TCCN, chúng tôi thấy rằng, về thực chất, công tác này ở một số trường còn chưa được tiến hành trên những cơ sở vững chắc theo những kế hoạch chi tiết, khoa học. Đôi khi công tác này còn được tiến hành một cách hết sức ngẫu hứng. Có trường, công tác giáo dục đạo đức truyền thống được tiến hành theo sự phát động phong trào từ trên xuống. Nghĩa là nếu như có một đợt phát động từ cơ quan cấp trên như Sở Giáo dục – Đào tạo, Thành Đoàn, Quận Đoàn… thì trường mới có hoạt động triển khai

như tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của các danh nhân cách mạng, các tổ chức, đoàn thể cách mạng… Chẳng hạn như cuộc thi “Tìm hiểu 60 năm ngày Toàn quốc kháng chiến”; Cuộc thi tìm hiểu về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại… Thông thường những đợt phát động phong trào như thế này chỉ phục vụ cho mục đích có tính thời sự ngắn hạn, không mang tính chiến lược lâu dài, do đó hiệu quả không cao. Nội dung công tác giáo dục đạo đức truyền thống ở nhiều trường cũng mới chỉ dừng lại ở phạm vi tìm hiểu sự kiện, diễn biến, ý nghĩa của các phong trào cách mạng, yêu nước… mà chưa có sự mở rộng, liên hệ với thực tế tình hình thế giới và trong nước hiện nay. Những phong trào như thế này mặc dù có thể thu hút được một lực lượng đông đảo học sinh tham gia nhưng tính tích cực, tính tự giác chưa hẳn đã cao. Ở một số trường còn có biểu hiện chú trọng, chạy đua về mặt thành tích, danh hiệu; tham gia các cuộc thi chỉ cốt lấy các con số, sự kiện để báo cáo chứ chưa chú ý đến thực chất, nội dung, hiệu quả của công tác giáo dục truyền thống. Những hạn chế này trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống cần phải sớm được khắc phục.

Một thực trạng nữa cần nói đến ở đây trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh là môi trường giáo dục. Mỗi người đều sống, học tập và làm việc trong những môi trường nhất định. Môi trường đó có ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, lối sống, tư tưởng, tình cảm của mỗi người. Hiện nay, chúng ta muốn đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh thì trước hết chúng ta phải tạo dựng được môi trường giáo dục lành mạnh. Song thực tế cho thấy, môi trường giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh đang bị "ô nhiễm". Liệu chúng ta có thể có được một thế hệ kế tục vừa có tài năng, vừa là lớp người có trách nhiệm, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc để tiếp tục sứ mệnh trao truyền cho lớp sau trong tiến trình lịch sử nếu môi trường giáo dục không được bảo đảm?

Học sinh TCCN, ngoài thời gian học tập, sinh hoạt ở lớp, ở trường các em còn tham gia sinh hoạt, công tác ở gia đình và ngoài xã hội. Hiện nay, môi trường tổng quát để giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc cho các em đang

có biểu hiện bị "ô nhiễm" nghiêm trọng, đã và đang gây ảnh hưởng, tác động xấu đến đạo đức, lối sống của các em. Tình trạng thiếu việc làm, tham nhũng, buôn gian bán lận, những tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc… đang diễn ra tràn lan trong thực tế và được nêu hàng ngày trên mặt báo. Sự tràn ngập các kênh thông tin, sự thâm nhập của lối sống thực dụng kiểu phương Tây cộng với lối sống buông thả, chạy theo đồng tiền lạnh lùng, sòng phẳng… đã và đang làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức của dân tộc và hàng ngày hàng giờ tác động đến lớp trẻ hôm nay.

Trong nhà trường, bên cạnh sự thiếu hụt về giáo viên và cán bộ chuyên trách công tác giáo dục đạo đức truyền thống thì đây đó vẫn còn một bộ phận những giáo viên chưa toàn tâm, toàn ý với công việc của mình, chưa kể có một số cán bộ giảng dạy do ảnh hưởng của cơ chế thị trường đã có những biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống đã có tác động không nhỏ theo chiều hướng tiêu cực đến việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của học sinh. Bởi lẽ, một tấm gương sống hơn trăm bài diễn thuyết hay. Người thày, hàng ngày, hàng giờ rao giảng cho học sinh những vấn đề về đạo lý, về lối sống nhưng chính thầy lại làm những việc ngược với lời thày dạy thì làm sao các em có thể làm theo lời dạy của thày?

Hơn nữa, trong nhà trường, việc đi sâu, giáo dục những truyền thống đạo đức của dân tộc cho học sinh phù hợp với thực tế hiện nay chưa có hiệu quả. Những truyền thống vốn dĩ tốt đẹp của dân tộc ta chưa được giáo dục hiệu quả cho học sinh trong điều kiện mới. Chẳng hạn truyền thống yêu nước hiện nay phải gắn với yêu CNXH, gắn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tình cảm ấy phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải nỗ lực học tập để chiếm lĩnh tri thức khoa học. Khi ra trường sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào, luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống… Thế nhưng, trên thực tế thì có rất nhiều học sinh luôn lẩn tránh trách nhiệm của mình với quê hương, đất nước, giảm sút ý chí, thờ ơ trước thời cuộc và vận mệnh của dân tộc, lánh

nặng tìm nhẹ, chỉ đi tìm cho mình một cuộc sống hưởng thụ an nhàn. Thực tế, trong các trường TCCN ở Hà Nội hiện nay vẫn còn một bộ phận học sinh vào học không phải vì mục đích trang bị tri thức, tạo dựng nghề nghiệp để tự mình lập thân và phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước mà vào học để trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Một bộ phận không nhỏ các học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường không muốn tới vùng sâu, vùng xa hay các vùng dân tộc ít người công tác, có những học sinh đã từ chối trở về phục vụ quê hương – nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình…

Trong gia đình, vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cũng chưa được quan tâm đúng mức. Chúng ta vẫn thừa nhận với nhau rằng, gia đình là một môi trường hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới tư tưởng, đạo đức và lối sống của các em. Nhưng hiện nay, ở nhiều gia đình trẻ, cha mẹ chưa chuẩn bị đủ những kiến thức cần thiết để giáo dục con cái. Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhiều bậc cha mẹ chỉ cố tạo dựng cơ ngơi đầy đủ cho con mà ít quan tâm đến việc dạy dỗ chúng nên người. Việc giáo dục, dạy dỗ con cái nhiều gia đình ủy thác trách nhiệm cho nhà trường. Và lẽ tất nhiên, ở những gia đình này, sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho các em hầu như không có. Bên cạnh đó, ở một số gia đình có xung đột, bất hoà giữa cha và mẹ, nhiều trường hợp phải giải quyết bằng ly hôn làm cho đứa trẻ bị thiếu cha hoặc thiếu mẹ. Trong hoàn cảnh như thế, sự phát triển nhân cách của các em đã có sự mất cân đối và đi liền vói nói việc giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội - vấn đề và giải pháp (Trang 44)