Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh các

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội - vấn đề và giải pháp (Trang 32)

học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội hiện nay.

Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh – sinh viên nói chung và học sinh các trường TCCN ở Hà Nội nói riêng là một việc làm cần thiết đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội nói chung và của ngành giáo dục – đào tạo nói riêng. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, khi xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam thì vấn đề giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nói riêng càng cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Chúng ta không phủ nhận tác động tích cực của nền kinh tế thị trường, của xu thế toàn cầu hoá. Trái lại, chúng ta khẳng định rằng kinh tế thị trường và toàn cầu hoá đã và đang làm cho đất nước Việt Nam từng ngày, từng giờ đang “thay da đổi thịt”. Đời sống vật chất và tinh thần của con người không ngừng được nâng cao. Nhận thức và hành động của con người giờ đây cũng có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, năng động hơn, nhạy bén

hơn, táo bạo hơn, cởi mở hơn. Nhưng mặt trái của nó cũng đã và đang làm chao đảo những giá trị tinh thần nói chung và giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc nói riêng.

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, hiện tượng suy thoái đạo đức, lối sống trong xã hội nói chung và trong các tầng lớp học sinh, sinh viên nói riêng diễn ra rất đáng lo ngại. Biểu hiện của hiện tượng này là lối sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, cá nhân vị kỷ. Tình trạng xem thường luân lý và các giá trị tinh thần, giá trị nhân văn, đề cao lợi ích vật chất, khô cạn tinh thần, nghèo nàn về cảm xúc, bàng quan với cuộc sống cộng đồng có xu hướng phổ biến hơn. Thông qua toàn cầu hoá, việc mở cửa, giao lưu, hội nhập được mở rộng, nhưng những văn hoá phẩm độc hại, các quan niệm sai trái, lối sống thực dụng, vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân… cũng dễ xâm nhập vào nước ta. Theo kết quả điều tra của chương trình Khoa học – Công nghệ cấp Nhà nước KX07-02 thì hiện nay trước xu thế toàn cầu hoá, những giá trị truyền thống của dân tộc đang bị đe doạ. Đa số những người dân Việt Nam vẫn tự hào về những giá trị truyền thống của dân tộc và muốn bảo vệ, phát huy những giá trị truyền thống đó. Song cũng không ít những người cho rằng những truyền thống đó không có gì đáng tự hào cả. Có người còn kết tội những truyền thống đó, cho đó là nguyên nhân của sự nghèo nàn, lạc hậu mà nước ta đang phải trải qua và không muốn bảo vệ những giá trị truyền thống đó nữa. Cũng từ đó đã xuất hiện không ít những tư tưởng sùng bái văn hóa ngoại, lối sống ngoại mà coi thường hay lãng quên những giá trị truyền thống của chính dân tộc mình. Đáng chú ý là tư tưởng này hầu hết lại xảy ra ở thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.

Đặc biệt, đối với học sinh của các trường TCCN ở Hà Nội thì cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu hoá tác động và ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của các em càng rõ nét hơn. Có thể thấy rất rõ trong thực tế, từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và chịu tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá thì Hà Nội chính là nơi diễn ra những chuyển biến với tốc độ chóng

mặt. Nhà hàng, quán bar, vũ trường, quán karaoke và cả những quán cóc ven đường thi nhau mọc lên như nấm sau mưa. Chính ở nơi đây, đằng sau việc phục vụ nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của con người, thì nó là những tụ điểm của những tệ nạn xã hội, là nơi gieo mầm tội ác. Thuốc lắc, ma tuý, mại dâm, cờ bạc, rượu chè… từ đây mà phát triển. Điều đáng nói là, những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội này thâm nhập rất nhanh vào thế hệ trẻ, trong đó có học sinh ở các trường TCCN. Bởi đặc điểm của tuổi trẻ là thích khám phá những điều mới lạ hơn là học hỏi truyền thống. Học sinh của các trường TCCN đa phần là các em không thi đậu đại học, điều đó cũng có nghĩa là so với sinh viên các trường đại học, cao đẳng tư duy nhận thức và kỹ năng thẩm định những giá trị xã hội để tiếp nhận ở các em có sự hạn chế hơn. Do đó, khi tiếp nhận cái mới, nếu không có sự định hướng, không có sự chọn lọc, các em dễ dàng bị cám dỗ, sa ngã vào những thói hư, tật xấu, những tệ nạn xã hội… Thực tế cho thấy, học sinh TCCN hiện nay, một bộ phận trong các em đã có thái độ quay lưng lại với các giá trị truyền thống của dân tộc. Những hoạt động tập thể, những hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, hoạt động nhân đạo, từ thiện… trở nên xa lạ đối với một bộ phận học sinh. Đời sống đạo đức trong bộ phận học sinh này đang có nguy cơ bị băng hoại. Khi lao vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, khi sa vào các tệ nạn xã hội ma tuý, cờ bạc, rượu chè…, các em sẽ không còn tâm trí để học tập, không còn lý tưởng để phấn đấu. Tương lai đất nước có thể trao cho thế hệ này được không? Học sinh TCCN sau khi ra trường liệu có thể trở thành những kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có đủ trình độ và đạo đức để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?

Khi đi sâu tìm hiểu sự biến đổi của các giá trị đạo đức dưới tác động của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá, chúng ta thấy bên cạnh những biến đổi theo chiều hướng tích cực vẫn còn những biểu hiện của sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Chẳng hạn, tinh thần yêu nước là một trong những giá trị truyền thống cao đẹp nhất của người Việt Nam. Nó đã thấm sâu

vào máu thịt của người dân Việt Nam, trở thành sức mạnh vô địch đưa dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách và giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, chủ nghĩa yêu nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức có nguy cơ bị đe dọa, đặc biệt trong một bộ phận không nhỏ thanh niên, học sinh, sinh viên. Nếu như yêu nước bắt nguồn từ tình cảm tự nhiên của mỗi người với quê hương, thôn xóm; yêu những giá trị của phong tục, tập quán… từ đó tạo ra động lực để mỗi người có hoài bão, lý tưởng và quyết tâm đưa quê hương mình phát triển giàu đẹp thì đến nay do chạy theo chủ nghĩa cá nhân, do tiếp thu một cách xô bồ những luồng văn hóa ngoại lai mà nhiều người đã quên đi những phong tục, tập quán, những giá trị truyền thống; từ bỏ những hoài bão, lý tưởng trong cuộc sống. Một bộ phận không nhỏ trong lớp trẻ giờ đây ưa chuộng phong cách phương Tây, họ thích hát những bài hát nhịp mạnh và ưa mặc áo Pull, quần Jeans; không thích nghe, thích hát, thích xem các bản nhạc, các vở kịch truyền thống. Trong “Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Võ Văn Thắng nhận định: "Sự ảnh hưởng của văn hoá và lối sống phương Tây đến lối sống người dân nước ta hiện nay là rất rõ. Nhiều người, đặc biệt là thanh niên ngày nay chịu ảnh hưởng quá nhiều của lối sống phương Tây. Họ tuyên truyền văn hoá và lối sống phương Tây và xem đó là “mô hình chuẩn” để quy chiếu và so sánh với các nền văn hoá, lối sống khác. Ai không theo mô hình chuẩn đó là lỗi thời, lạc hậu và bị xem là “nhà quê”. Họ thích nhạc Jazz, nhạc Rock và không thích nghe dân ca, nhạc truyền thống của dân tộc; họ thích mặc quần Jean áo Pull hoặc theo các mốt thời trang kiểu Tây, hở hang và khêu gợi, không phù hợp với mỹ quan của dân tộc; họ thích uống rượu nhập khẩu, ăn đồ ngoại hơn là sản phẩm trong nước; họ thích xem phim bạo lưc hoặc tình cảm “quá trớn” hơn là phim Việt Nam; họ thích sống thực dụng hơn là sống lý tưởng và họ thích lối sống sòng phẳng hơn là nghĩa tình. Đó là những biểu hiện của lối sống xa rời bản sắc dân tộc, chạy theo lối sống lai căng, xô bồ, mất phương hướng" [60, tr170].

Đương nhiên trong xu thế mở cửa hội nhập với thế giới, làm quen và tiếp thu các giá trị mới là một việc làm cần thiết trong con đường đi đến sự hợp tác. Nhưng nếu quá sa đà vào những lối sống mà lớp trẻ hiện nay gọi là “thời thượng” hay “sành điệu” thì lại trở thành một nguy cơ về chính trị, bởi mất nước nhiều khi còn giành lại được, nhưng nếu để mất đi bản sắc dân tộc sẽ là mất hết mãi mãi.

Lối sống ích kỷ, cá nhân, vụ lợi, sẵn sàng đánh đổi tất cả để có cuộc sống an nhàn, hưởng thụ đang xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên hiện nay. Trong khi đất nước còn khó khăn, lạc hậu, nhiều người được đưa đi nước ngoài đào tạo, học tập, nghiên cứu, nhưng sau khi học xong họ lại không muốn về nước mà ở lại tìm một cuộc sống sung sướng cho riêng bản thân mình, quên đi trách nhiệm và nghĩa vụ với quê hương, đất nước.

Hay truyền thống đoàn kết, gắn kết cá nhân – gia đình – làng – nước vốn là một giá trị cốt lõi trong hệ giá trị đạo đức truyền thống của con người Việt Nam hiện cũng đang bị bào mòn, biến đổi. Trong một gia đình nhiều thế hệ có ông, bà, cha, mẹ, con cháu… ít tìm được tiếng nói chung ở nhiều vấn đề. Những người già thường coi trọng truyền thống, tình nghĩa, xem nhẹ cái lợi. Ngược lại, lớp trẻ thường coi trọng cuộc sống vật chất đầy đủ, ít coi trọng giá trị truyền thống. Do ít có sự tương đồng, nên sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo hơn. Gia đình Việt Nam xưa vốn là gia đình thân tộc đa thế hệ. Sống trong cùng một gia đình, các thế hệ này thường bổ sung những thiếu hụt cho nhau (con, cháu cần sự chăm sóc của ông bà, cha mẹ; lấy ông bà, cha mẹ làm nơi nương tựa về tình cảm và nguồn cung cấp kinh nghiệm sống; ông bà, cha mẹ cần được sự phụng dưỡng của con cháu lúc tuổi già). Nhưng gia đình Việt Nam hiện nay đang xuất hiện ngày càng nhiều những gia đình hạt nhân quy mô nhỏ. Con cái ngay từ khi mới lập gia đình thường có xu hướng muốn được tách ra ở riêng. Xu hướng này, một mặt sẽ tăng cường tính tự lập cho thế hệ trẻ nhưng mặt khác, dòng chảy truyền thống của gia đình cũng dễ bị ngắt quãng. Do vậy truyền thống của dân tộc truyền đạt cho thế hệ sau cũng bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, sự gắn kết cộng đồng – làng xã – quốc gia cũng có phần lỏng ra,so với trước đây. Ở nhiều nơi, ngay cả nông thôn, nơi mà cộng đồng làng xã được tổ chức bền chặt nhất, từng là “bức rào chắn” vững vàng nhất đối với mọi thứ xâm lược văn hoá; nơi mà “tình làng, nghĩa xóm” sâu đậm nhất cũng không còn gần gũi, thắt chặt như xưa. Hiện tượng “Đèn nhà ai nấy rạng”, “Sống chết mặc bay”, “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” đang có chiều hướng gia tăng. Trong gia đình, hiện tượng con cái bất kính và bất hiếu với cha mẹ không phải là hiếm trong xã hội hiện đại. Thanh niên, học sinh sống trong môi trường gia đình, xã hội có nhiều biến đổi như vậy, tất yếu đời sống đạo đức sẽ bị ảnh hưởng và biến đổi theo, đó là điều bình thường và dễ thấy nếu không có sự uốn nắn và chấn chỉnh kịp thời.

Truyền thống nhân ái – yêu thương con người, cần cù trong lao động, truyền thống hiếu học… tất cả đã và đang biến đổi theo cả hai chiều hướng, trong đó chiều hướng tiêu cực đã và đang đặt ra vấn đề đối với tương lai của thế hệ trẻ và sự phát triển của đất nước.

Trong lịch sử dân tộc, Việt Nam đã làm cho cả thế giới phải ngạc nhiên và kính phục trước những chiến thắng oanh liệt chống lại những tên đế quốc, thực dân đầu sỏ lớn mạnh hơn mình hàng chục, hàng trăm lần như các thế lực phong kiến phương Bắc, thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mĩ… Sức mạnh nào đã giúp Việt Nam có được những kỳ tích đó? Chắc chắn đó không phải chỉ là sức mạnh về vật chất mà còn là sức mạnh tinh thần, sức mạnh được phát huy từ chính những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, chúng ta đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh sức mạnh vật chất mà chúng ta đang tạo ra thì giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc thấm sâu vào đời sống tinh thần của mỗi con người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ sẽ vẫn là một động lực to lớn đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp vẻ vang này.

Do vậy, hơn bao giờ hết, việc giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh các trường TCCN trong giai đoạn hiện nay là việc làm cần thiết và cấp bách. Việc làm này không những đảm bảo quy luật về tính kế thừa trong sự

phát triển mà còn góp phần đẩy lùi những thói hư tật xấu ra khỏi đời sống tinh thần của các em. Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh TCCN sẽ góp phần vào việc xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ, có tay nghề, sống có đạo đức, có lý tưởng, có tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh các trường Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội hiện nay.

2.1.1. Thực trạng đạo đức của học sinh Trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội hiện nay. nghiệp ở Hà Nội hiện nay.

Đánh giá thực trạng đời sống đạo đức của học sinh, sinh viên nói chung và học sinh các trường TCCN ở Hà Nội hiện nay là vấn đề không đơn giản. Có người bi quan cho rằng, từ khi thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế của chúng ta tăng trưởng khá, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao. Người ta không lo nghĩ nhiều đến cái ăn, cái mặc (như những năm trước đó), nhưng đời sống tinh thần xã hội nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng (nhất là đạo đức, lối sống) lại sa sút một cách nghiêm trọng, đã và đang ảnh hưởng xấu đến nền văn hóa dân tộc và sự phát triển của đất nước. Ngược lại, có người quá lạc quan, cho rằng, xã hội Việt Nam những năm qua và hiện nay đang phát triển hết sức tốt đẹp cả về đời sống vật chất lẫn đời sống văn hóa, tinh thần. Những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, sự xuống cấp về mặt đạo đức ở một bộ phận học sinh, sinh viên là lẽ tự nhiên, không sao tránh khỏi và họ cho rằng những hiện tượng ấy sớm muộn cũng bị dòng chảy của lịch sử cuốn trôi.

Thực ra, bức tranh đời sống đạo đức của học sinh, sinh viên nói chung và học sinh TCCN ở Hà Nội nói riêng là một bức tranh đa sắc, đan xen lẫn nhau giữa những mảng sáng, mảng tối. Vấn đề là trong cái bộn bề đa sắc ấy, chúng ta phải biết phát hiện, tìm ra những gam màu đẹp nhất và tạo điều kiện

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội - vấn đề và giải pháp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)