T suất sinh lời vốn cố định: Mặc dù các chỉ tiêu trên đều dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của một doanh nghiệp nhưng thực chất các chỉ tiêu đó
3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.2.2.1. Tăng cường công tác quản lý khoản phải thu
Qua phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn lưu động của hợp tác xã trong thời gian qua có thể cho ta thấy nhu cầu về vốn lưu động của hợp tác xã là khá cao trong khi hợp tác xã vẫn bị một số khách hàng chiếm dụng một lượng vốn điều này nếu không được giải quyết hợp lý thì thiệt hại của hợp tác xã là rất lớn. Vậy công tác thu hồi vốn cần được thực hiện nghiêm túc và tích cực. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc đối với từng khách hàng để có biện pháp sao cho có được nguồn vốn thích hợp cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng khách hàng nào cũng là con nợ lớn của hợp tác xã. Để có chính sách tín dụng thương mại hợp lý doanh nghiệp cần thẩm định kỹ mức độ rủi ro hay uy tín của khách hàng.
Đối với công tác thu hồi nợ: Thường xuyên theo dõi khoản phải thu và đôn đốc, ghi nhận thời hạn trả nợ của khách hàng, gửi thư thông báo thời hạn trả nợ hoặc điện thoại với khách hàng xác nhận thời hạn trả nợ. Muốn thế, hợp tác xã nên chủ động liên hệ với khách hàng sớm, thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp hợp tác xã quản lý tốt các khoản phải thu, mà còn giúp hợp tác xã giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng. Hợp tác xã có thể đầu tư phần mềm quản lý công nợ, giúp việc theo dõi khoản nợ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và giảm bớt nhân sự trong công tác quản lý công nợ.
Đối với công tác quản trị các khoản phải thu: Hợp tác xã cần xác định xác đáng tỷ lệ các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với qui định của chính sách. Công ty phải tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín dụng tổng quát về khách hàng và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho phù hợp. Để làm được điều này, cần phải theo dõi các khoản phải thu sắp tới hạn có chính sách thu tiền thích ứng.
70
Một chính sách tín dụng thương mại được xây dựng cẩn thận dựa trên việc so sánh lợi ích tăng thêm từ doanh thu tăng, giá bán cao với các chi phí liên quan đến thực hiện chính sách tín dụng tăng tương ứng, sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Sử dụng mô hình điểm tín dụng cũng là một các quản trị tốt các khoản phải thu, để doanh nghiệp có cơ hội xoay nhanh đồng vốn hiện có và giảm áp lực vốn vay.
Dựa vào các tiêu chí thu thập và tổng hợp lại trong hệ thống thông tin về tín dụng của khách hàng để hợp tác xã đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay chính sách thương mại cho khách hàng hay không. Để thực hiện được điều này, hợp tác xã nên sử dụng phương pháp phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro.
Theo phương pháp này, khách hàng của hợp tác xã có thể được chia thành các nhóm như sau:
Bảng 3.2. Danh sách các nhóm rủi ro
Nhóm rủi ro T lệ doanh thu không thu hồi đƣợc ƣớc tính
1 0 – 1
2 1 – 2,5
3 2,5 – 4
4 4 – 6
5 >6
(Nguồn: Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại – Tác giả Nguyễn Hải Sản )
Như vậy, các khách hàng thuộc nhóm 1 có thể được mở tín dụng mà không cần phải xem xét nhiều, gần như tự động và vị thế của các khách hàng này có thể được xem xét lại mỗi năm một lần. Các khách hàng thuộc nhóm 2 có thể được cung cấp tín dụng trong một thời hạn nhất định và vị thế của các khách hàng này có thể được xem xét lại mỗi năm hai lần. Và cứ tương tự như vậy, hợp tác xã xem xét đến các nhóm khách hàng 3, 4, 5. Để giảm tiểu tổn thất có thể xảy ra, có thể công ty sẽ phải yêu cầu khách hàng nhóm 5 thanh toán tiền ngay khi nhận hàng hóa, dịch vụ. Yêu cầu tín dụng khác nhau đối với các khách hàng ở những nhóm rủi ro khác nhau là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, phải làm thế nào đó để việc phân nhóm là chính xác, không bị nhầm lẫn khi phân nhóm.
Để phân nhóm rủi ro, doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình cho điểm tín dụng như sau:
Điểm tín dụng 4 x Khả năng thanh toán lãi + 11 x Khả năng thanh toán nhanh + 1 x Số năm hoạt động
Trong công thức trên, với số năm hoạt động càng lâu thì khả năng quản lý tài chính càng cao và theo đó, công ty cũng có khả năng trả nợ nhanh hơn.
Sau khi tính được điểm tín dụng như trên, ta có thể xếp loại theo các nhóm rủi ro như sau:
Bảng 3.3. Mô hình tính điểm tín dụng
Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro
Khả năng thanh toán lãi 4 >47 1
Khả năng thanh toán nhanh 11 40-47 2
Số năm hoạt động 1 32-39 3
24-31 4
<24 5
Hợp tác xã Công nghiệp Hoàng Hải vừa là một đối tác, vừa là một trong những khách hàng của Hợp tác xã Công nghiệp Nhật Quang. Dựa trên báo cáo tài chính năm 2013 do Hợp tác xã Công nghiệp Hoàng Hải cung cấp, áp dụng phương pháp tính điểm tín dụng ta có bảng số liệu sau đây:
Bảng 3.4. Đánh giá điểm tín dụng của Hợp tác xã Công nghiệp Hoàng Hải
Chỉ tiêu Công thức ĐVT Trọng số Giá trị
Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 556
Hàng tồn kho Triệu đồng 78
Nợ ngắn hạn Triệu đồng 9
EBT Triệu đồng 29
Chi phí lãi vay Triệu đồng 19
EBIT Triệu đồng 48
Khả năng trả lãi EBIT
Chi phí lãi vay Lần 4 2,53
Khả năng thanh toán nhanh
TSNH - Hàng tồn kho
Nợ ng n hạn Lần 11 53,11
Số năm hoạt động Năm 1 30
Điểm tín dụng 624,33
(Nguồn: Hợp tác xã Công nghiệp Hoàng Hải)
Với số điểm tín dụng đạt 624,33 thì khách hàng này được xếp vào nhóm rủi ro số 1. Tức là mức độ rủi ro thấp nhất. Với khách hàng này, hợp tác xã hoàn toàn yên tâm cấp tín dụng. Đối với nhóm khách hàng thuộc nhóm rủi ro thứ 1 nên được đánh giá xem xét lại khoảng một năm một lần để mức độ an toàn của việc cung cấp tín dụng được đảm bảo.
Đánh giá hiệu quả quản trị khoản phải thu
Định kỳ hợp tác xã nên xem xét, đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu qua các chỉ tiêu sau:
72
Doanh thu thuần được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, khoản phải thu bình quân là số bình quân đầu kỳ và cuối kỳ được lấy từ bảng cân đối kế toán của hợp tác xã. Kết quả là, số lần trong năm doanh thu tồn tại dưới khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu cao là một điều tốt, có nghĩa là khách hàng thanh toán tiền đúng hoặc ngắn hơn thời hạn của chính sách tín dụng thương mại. Tuy nhiên, nếu vòng quay khoản phải thu quá cao thì có nghĩa là hợp tác xã có chính sách tín dụng thương mại thắt chặt (thời hạn bán chịu ngắn) và không mở rộng đủ tín dụng cho khách hàng. Do đó, hợp tác xã cần đánh giá mức độ hợp lý vòng quay các khoản phải thu của mình qua việc so sánh với vòng quay các khoản phải thu của các doanh nghiệp cùng ngành hoặc trung bình của ngành.
Kỳ thu tiền bình quân cho biết trung bình mất bao nhiêu ngày để một khoản phải thu được thanh toán. Để có thể đánh giá hiệu quả thu tiền qua kỳ thu tiền bình quân, công ty có thể so sánh với kỳ thu tiền bình quân của các năm trong quá khứ. Nếu kỳ thu tiền ngày càng tăng, có nghĩa là các khoản phải thu không được chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng. Ngược lại kỳ thu tiền bình quân có xu hướng giảm, cho thấy hiệu quả của công tác quản trị khoản phải thu mà hợp tác xã đang thực hiện là khả quan. Ngoài ra, hợp tác xã cũng cần so sánh kỳ thu tiền bình quân với thời hạn của chính sách tin dụng thương mại. Nếu kỳ thu tiền bình quân, ví dụ là 40 ngày, nhưng chính sách tín dụng của hợp tác xã cho phép thời hạn nợ 30 ngày (net 30) thì điều này cho thấy, hợp tác xã cần xem lại công tác quản trị khoản phải thu của mình.
Nhằm xác định xác đáng tỷ lệ các khoản phải thu hưởng chiết khấu thanh toán, tỷ lệ các khoản trả đúng hạn của chính sách tín dụng và tỷ lệ khoản phải thu trả chậm so với qui định của chính sách, hợp tác xã nên tiến hành đánh giá tuổi nợ của khoản phải thu, từ đó nắm bắt những thông tin tín dụng tổng quát về khách hàng và điều chỉnh các yếu tố của chính sách tín dụng cho phù hợp.
Dưới đây là Bảng 3.5 áp dụng theo dõi tuổi của các khoản phải thu ở Hợp tác xã Công nghiệp Nhật Quang năm 2014:
Bảng 3.5. Bảng theo dõi tuổi các khoản phải thu của Hợp tác xã Công nghiệp Nhật Quang năm 2 14
Tuổi của khoản phải thu (ngày) T lệ của khoản phải thu so với doanh thu bán chịu (%)