Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã Công nghiệp Nhật Quang

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp Nhật Quang (Trang 28)

CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHIỆP NHẬT QUANG

2.1.5. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã Công nghiệp Nhật Quang

nghiệp Nhật Quang

2.1.5.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013

Căn cứ vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.1, ta có thể thấy hoạt động SXKD của hợp tác xã có một vài thay đổi. Có thể thấy rõ nhất là sự thuyên giảm của doanh thu qua từng năm, lợi nhuận sau thuế giảm đi đáng kể, năm sau thấp hơn so với năm trước. Để hiểu thêm điều này ta có thể đi sâu phân tích các chỉ tiêu. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh giai đoạn năm 2 11 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 2012/2011

Doanh thu thuần 6.540 6.401 6.865 2,17 (6,76)

Giá vốn hàng bán 79 197 198 (59,90) (0,51)

Lợi nhuận sau thuế 66 197 198 (66,50) (0,51)

Biểu đồ 2.1. Biến động kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty) Tình hình doanh thu: Nhìn một cách tổng thể, thu nhập của hợp tác xã đến từ

hoạt động sản suất kinh doanh đặc thù, hầu như không có thu nhập khác. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 giảm 6,76% so với năm 2011. Năm 2013, doanh thu thuần đã tăng thêm 2,17% so với năm 2012, tuy nhiên mức tăng không lớn và vẫn thấp hơn so với năm 2011. Mức giảm trong cả giai đoạn phân tích mang tính tiêu cực và không có lợi cho doanh nghiệp. Nguyên nhân một phần là do trong năm 2012 và 2013, công tác bán hàng không tốt, các đơn hàng bán tại cửa hàng cũng như một số đơn hàng lớn quan trọng bán cho các đại lý, các công ty xây dựng giảm do cạnh tranh ngày một lớn đến từ các công ty chuyên sản xuất ngành hàng nhựa khác như Tiền Phong, các hợp tác xã công nghiệp đối thủ như Hợp tác xã Công nghiệp Hoàng Hải... Thêm vào đó, các sản phẩm từ nhựa có thương hiệu đến từ Đài Loan, Hàn Quốc xâm nhập vào thị trường Việt Nam phần nhiều cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ tiêu thụ của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, mặc dù doanh thu chung có giảm nhưng mức độ chênh lệch giữa các năm không lớn, vẫn trong tầm kiểm soát của hợp tác xã, chứng tỏ doanh nghiệp vẫn duy trì được một lượng khách hàng đặt mua khá đều đặn, sự thay đổi chủ yếu đến từ lượng khách hàng nhỏ lẻ.

Tình hình chi phí: Trong các khoản chi phí hoạt động tại Hợp tác xã Công

nghiệp Nhật Quang, chi phí GVHB luôn là khoản chi phí cao nhất. Năm 2012, lượng hàng tiêu thụ giảm nên chi phí giá vốn hàng của năm 2012 cũng giảm đi 5,25% so với

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

6.865

6.401 6.540

6.345

6.012 6.369

198 197 66

30

năm 2011. Với tốc độ giảm như vậy, có thể thấy tốc độ giảm của GVHB chậm hơn so với tốc độ giảm doanh thu thuần. Điều này dẫn đến lợi nhuận gộp giảm tới 25,05% so với năm 2011, cho thấy trong năm 2012, hợp tác xã có mức chi cho GVHB là khá lớn. Nguyên nhân đến từ đặc điểm SXKD của công ty khi luôn sử dụng các nguyên vật liệu ngoại nhập để sản xuất các sản phẩm, các nguyên liệu này có thể giúp công ty tạo được sự cạnh tranh khi chào hàng nhưng nó cũng khiến công ty chịu một khoản chi phí GVHB vô cùng lớn, làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo có lãi, doanh nghiệp cũng cần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu sản xuất ở mức tối ưu giúp giảm GVHB, từ đó tăng lợi nhuận gộp. Năm 2013, tình hình kinh doanh đã có tín hiệu khả quan, hợp tác xã đã bán được nhiều hàng hơn năm 2012, doanh thu thuần năm 2012 đã tăng tăng 2,17%, tuy nhiên do giá nhập nguyên vật liệu sản xuất lớn kéo theo mức GVHB tăng 5,94%, GVHB năm 2013 tăng nhanh hơn doanh thu cho thấy công tác quản lý chi phí giá vốn chưa có tín hiệu tích cực hơn.

Tình hình lời nhuận: Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 giảm 0,51% so với năm 2011 do doanh thu thuần năm 2012 giảm. Tuy nhiên, ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế giảm chậm hơn doanh thu thuần khá lớn. Nguyên nhân là do sự phát sinh giảm của các khoản chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí quản lý kinh doanh và chi phí tài chính đã làm cho lợi nhuận sau thuế giảm chậm hơn. Năm 2013, mặc dù tình hình kinh doanh đã có dấu hiệu đi lên, doanh thu thuần tăng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm mạnh khi giảm từ 197 triệu đồng xuống còn 66 triệu đồng, giảm 131 triệu đồng, tương ứng giảm 66,50%. Có thể thấy, lợi nhuận sau thuế của hợp tác xã chỉ sau một năm đã giảm gần 3 lần, suy ra công tác quản lý các khoản chi phí, đặc biệt là chi phí GVHB không tốt. Lúc này, lợi nhuận sau thuế rất nhỏ so với doanh thu, doanh nghiệp không đủ vốn từ lợi nhuận để đầu tư mở rộng kinh doanh. Nhưng nếu nhìn vào thực tế thì đây cũng là kết quả chung của nhiều doanh sản xuất trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, trong bối cảnh lạm phát thì chi phí giá vốn đều tăng.

2.1.5.2. Tình hình tài sản - nguồn vốn tại Hợp tác xã Công nghiệp Nhật Quang

Tình hình tài sản - nguồn vốn của một doanh nghiệp được phản ánh đầy đủ nhất qua Bảng cân đối kế toán. Thông qua việc phân tích Bảng cân đối kế toán, ta có thể đưa ra những nhận xét về tình hình tài sản, nguồn vốn của hợp tác xã như sau:

Bảng 2.2. Bảng c n đối kế toán Hợp tác xã Công nghiệp Nhật Quang giai đoạn 2 11 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2 13 Năm 2 12 Năm 2 11 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011

+/- % +/- %

TÀI SẢN 8.953 9.679 10.350 (726) (7,50) (671) (6,48)

A. Tài sản ngắn hạn 1637 1841 1992 (204) (11,08) (151) (7,58)

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 438 590 889 (152) (25,76) (299) (33,63)

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - 0 - 0 -

III. Các khoản phải thu 390 360 180 30 8,33 180 100,00

IV. Phải thu khách hàng 390 369 180 21 5,69 189 105,00

V. Hàng tồn kho 806 888 922 (82) (9,23) (34) (3,69)

VI. Tài sản ngắn hạn khác 2 2 2 0 0,00 0 0,00

B. Tài sản dài hạn 7.316 7838 8358 (522) (6,66) (520) (6,22)

I. Tài sản cố định hữu hình 7.316 7838 8358 (522) (6,66) (520) (6,22)

II. Tài sản dài hạn khác - - - 0 - 0 -

NGUỒN VỐN 8.953 9.679 10.350 (726) (7,50) (671) (6,48)

A. Nợ phải trả 7.314 8.107 8.975 (793) (9,78) (868) (9,67)

I. Nợ ngắn hạn 499 533 406 (34) (6,38) 127 31,28

1. Vay ngắn hạn - - - 0 - 0 -

2. Phải trả người bán 438 507 309 (69) (13,61) 198 64,08

3. Người mua trả tiền trước - - 88 0 - (88) (100,00)

32

II. Nợ dài hạn 6.815 7.574 8.569 (1.754) (20,47) (995) (11,61)

1. Vay và nợ dài hạn 6.815 7.574 8.569 (1.754) (20,47) (995) (11,61)

B. Vốn chủ sở hữu 1.638 1.572 1.375 66 4,20 197 14,33

I. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.572 2.210 2.210 (638) (28,87) 0 0,00

II. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 66 (638) (835) 704 110,34 197 23,59

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản của Hợp tác xã Công nghiệp Nhật Quang

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Thông qua biểu đồ cơ cấu tài sản nguồn vốn và kết hợp với so sánh các số liệu trong bảng cân đối kế toán qua ba năm 2011, 2012 và 2013, ta có thể thấy được một số nét nổi bật trong quy mô và cơ cấu tài sản – nguồn vốn tại Hợp tác xã Công nghiệp Nhật Quang. Công ty có quy mô tổng tài sản và tổng nguồn vốn đang giảm. Điều này đã ảnh hưởng đến sự biến động của cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn như sau:

Cơ cấu tài sản: Việc xem xét kỹ lưỡng về tình hình tài sản tại một thời điểm

cho phép ta đánh giá được quy mô kinh doanh của doannh nghiệp. Từ đó có thế thấy được tình hình tài chính cũng như năng lực SXKD của doanh nghiệp.

Qua bảng cân đối kế toán của cả ba năm, nhìn chung Hợp tác xã Công nghiệp Nhật Quang có cơ cấu TSDH lớn hơn so với tài sản ngắn hạn, hoàn toàn phù hợp mới mô hình sản xuất - kinh doanh của hợp tác xã. Về quy mô tổng tài sản tại ba năm có sự thay đổi theo chiều hướng giảm, từ 10.350 triệu đồng năm 2011 xuống 9.679 triệu đồng năm 2012 và tiếp tục giảm nhanh hơn xuống mức 8.953 triệu đồng vào năm 2013. Sự suy giảm về quy mô tổng tài sản của hợp tác xã chứng tỏ quy mô kinh doanh của hợp tác xã bị thu hẹp. Không những quy mô tài sản đang có sự thay đôi mà tỷ trọng tài sản ngắn hạn và TSDH trong tổng tài sản cũng đang có sự biến đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng TSDH hạn và giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Cụ thể năm 2011, tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 19,25%, TSDH là 80,75% trong tổng tài sản. Tuy nhiên sang năm 2012, tỷ trọng tài sản ngắn hạn đã giảm xuống còn 19,02% trong khi tỷ trọng TSDH tăng lên mức 80,98%. Năm 2013, tài sản ngắn hạn chỉ còn chiếm 18,28% cơ

Năm 2013 18,28 81,72 Năm 2012 19,02 80,98 Năm 2011 19,25 80,75

34

2013: mặc dù không mua thêm tài sản cố định, hợp tác xã đã giảm lượng tài sản cố định xuống bằng việc giảm dự trữ tiền và hàng tồn kho để tiết kiệm chi phí.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của Hợp tác xã Công nghiệp Nhật Quang

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Cơ cấu vốn: Một cơ cấu tài sản tốt thể hiện ở việc phân bổ vốn có hiệu quả,

hứa hẹn kết quả tốt trong tương lai. Khi tài sản của doanh nghiệp được phân bổ hợp lý nhưng lấy từ nguồn vốn vay hay đi chiếm dụng thì hiệu quả và tính bền vững của tài sản đó không chắc chắn.

Thông qua biểu đồ 2.3, ta nhận thấy lượng vốn chủ yếu của hợp tác xã được huy động phần lớn từ nợ phải trả, vốn chủ sở hữu khá thấp. Cơ cấu vốn tại hợp tác xã qua 3 năm phân tích đang có sự thay đổi theo chiều hướng giảm tỷ trọng nợ phải trả và tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Sự thay đổi cơ cấu vốn bắt nguồn từ sự thay đổi trong quy mô tổng nguồn vốn và các bộ phận vốn tại doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2012 tổng nguồn vốn giảm 671 triệu đồng so với năm 2011, tương đương tốc độ giảm 6,48%, tập trung phần lớn ở nợ phải trả với tốc độ giảm 9,67%. Sang đến năm 2013, tổng nguồn vốn lại giảm nhanh hơn khi giảm thêm 726 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tỉ lệ giảm 7,50%, lượng giảm vẫn chủ yếu ở nợ phải trả với tỉ lệ ở mức cao (giảm 9,78%). Sự thay đổi của từng khoản mục trong tổng nguồn vốn được trình bày cụ thể hơn ở phần sau đây:

Nợ phải trả: Nợ phải trả chiếm phần lớn trong quy mô vốn của hợp tác xã. Năm 2011, nợ phải trả chiếm tới 86,71% cơ cấu vốn tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo thời gian, quy vốn nợ phải trả đang có xu hướng giảm, năm 2012 nợ phải trả chỉ chiếm 83,76% cơ cấu vốn và năm 2013 là 81,69%. Hợp tác xã có khoản nợ ngắn hạn thấp,

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 3,92 5,51 5,57 82,79 78,25 76,12 13,29 16,24 18,31 Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu

trong khi nợ dài hạn lớn. Do đó, sự thay đổi cơ cấu nợ phải trả chủ yếu đến từ sự thay đổi quy mô cũng như cơ cấu nợ dài hạn. Cụ thể:

Nợ ng n hạn: Nợ ngắn hạn của hợp tác xã có sự gia tăng trong năm 2012 và

giảm trong năm 2013. Nợ ngắn hạn năm 2012 tăng lên so với năm 2011 do trong năm hợp tác xã chiếm dụng vốn, trả chậm vốn của đối tác kinh doanh. Năm 2012, công tác bán hàng không tốt, các đơn hàng bán tại của hàng và các đơn hàng lớn với các khách hàng doanh nghiệp giảm cả về số lượng lẫn quy mô đã làm cho quy mô doanh thu giảm, hàng tồn kho tăng. Do không bán được, hợp tác xã không đủ tiền thanh toán cho nhà cung cấp vì vậy đã thực hiện gia hạn mua chịu đối với bên cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, tuy nhiên thời hạn trả chậm ngắn.

Ngược lại với năm 2012, nợ ngắn hạn năm 2013 lại giảm xuống. Nguyên nhân xuất phát từ hoạt động chi trả tiền hàng trả chậm cho nhà cung cấp. Điều này sẽ tạo dựng được mối quan hệ làm ăn lâu dài và trong tương lai, nếu doanh nghiệp gặp khó khăn thì có thể đối tác sẵn sàng cho hợp tác xã vay tiền, trả chậm tiền hàng.

Vay ngắn hạn: Hợp tác xã không đi vay mà nợ ngắn hạn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Doanh nghiệp không đi vay ngắn hạn tại ngân hàng sở dĩ hợp tác xã là một doanh nghiệp nhỏ, lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động SXKD hàng năm. Do đó, nếu hợp tác xã đi vay thì khoản tiền lãi trả hàng năm cũng đến từ khoản lợi nhuận kinh doanh trong năm, và việc kinh doanh trong các năm không tốt, không đem lại lợi nhuận cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngắn hạn của hợp tác xã, có thể dẫn đến mất khả năng chi trả nếu tình hình kinh doanh không có lãi.

Phải trả người bán: So với năm 2011, khoản mục này tăng khá nhiều trong năm 2012, tăng 198 triệu đồng hay tăng 64,08%. Tuy nhiên, năm 2013 lại giảm 69 triệu đồng, giảm 13,61% so với năm 2012. Có sự tăng giảm đột biến như vậy là do năm 2012, hợp tác xã có nhập thêm nguyên vật liệu từ phía nhà cung cấp để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tuy nhiên mới chỉ thanh toán tiền hàng một phần, phần còn lại được nhà cung cấp cho thanh toán chậm.

Phải trả người bán tăng cho thấy hợp tác xã công nghiệp Nhật Quang đã được sự tin tưởng của nhà cung cấp nên được nới lỏng chính sách bán chịu dành cho hợp tác xã. Bên cạnh đó, hợp tác xã muốn chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, một phần không đủ dự trữ tiền để có thể thanh toán ngay, hai là do tình hình kinh doanh kém khiến công ty không có đủ tiền để trả nợ.

Người mua trả tiền trước: Khoản mục này chỉ phát sinh vào năm 2011 với giá trị 88 triệu đồng. Những năm sau đó không phát sinh do khách hàng có xu hướng không để tiền nhàn rỗi mà thường xuyên phải luân chuyển. Trong khi đó chính sách thanh toán sớm tại hợp tác xã không đem lại lợi ích lớn cho khách hàng nên hoạt động mua trả tiền trước cũng vì thế mà hầu như không phát sinh.

36

Thuế và các phải nộp Nhà nước có xu hướng tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2012 tăng 188,89%, sang năm 2013 hợp tác xã vẫn tiếp tục gia tăng nợ tiền thuế phải nộp Nhà nước. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa hoàn thành tốt nghĩa vụ nợ với Nhà nước, có xu hướng chiếm dụng vốn từ thuế. Hậu quả là làm giảm hình ảnh của hợp tác xã đối với Chi Cục Thuế Hoàng Mai.

Mặc dù tình hình kinh doanh có sự giảm sút, tuy nhiên hàng tháng hợp tác xã vẫn thực hiện thanh toán lương đều đặn cho cán bộ công nhân viên, khoản phải trả người lao động trong cả 3 năm phân tích không phát sinh. Điều này giúp tạo động lực làm việc cho nhân viên, giúp họ an tâm trong công việc.

Nợ dài hạn: Nợ dài hạn tại hợp tác xã chỉ bao gồm khoản vay dài hạn doanh nghiệp đi vay ngân hàng. Ngoài khoản tiền vốn đến từ vay ngắn hạn đối tác và nguồn vốn chủ sở hữu thì nguồn vốn đến từ vay dài hạn chiếm phần lớn lượng vốn kinh

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp Nhật Quang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)