Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp Nhật Quang (Trang 65)

T suất sinh lời vốn cố định: Mặc dù các chỉ tiêu trên đều dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của một doanh nghiệp nhưng thực chất các chỉ tiêu đó

3.2.1.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vấn đề khai thác và tạo lập vốn cố định: Nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định phải là nguồn vốn có tính chất thường xuyên và lâu dài. Vì vậy, trước hết hợp tác xã cần phải tạo lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao tài sản cố định vì đây là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, có thể coi chi phí sử dụng vốn bằng không.

Riêng đối các nguồn vốn khấu hao, trong khi chưa có nhu cầu đầu tư cho tài sản cố định Nhà nước đã cho phép được chủ động sao cho nó có hiệu quả cao nhất. Do vậy doanh nghiệp cũng cần tận dụng triệt để nguồn vốn này, tính toán chính xác thời gian nguồn vốn nhàn rỗi, thời điểm phát sinh nhu cầu đầu tư tái sản xuất tài sản cố định để sử dụng nguồn vốn khấu hao vào mục đích khác trong phạm vi cho phép.

66

Tuy nhiên, khả năng vốn tự có của của doanh nghiệp là có hạn, nên khi doanh nghiệp muốn mở rộng sản suất thì việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài là điều không thể tránh khỏi. Nhưng theo lý luận của các nhà kinh tế cũng như theo kinh nghiệm của những người quản lý thì để đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh cũng như để ổn định, thường xuyên lâu dài của vốn cố định, doanh nghiệp nên vay dài hạn lớn hơn chi phí sử dụng vốn ngắn hạn. Song trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay cũng như các chính sách của Đảng và Nhà nước là kích cầu và khuyến khích đầu tư và một số chính sách ưu đãi để cạnh tranh giữa các ngân hàng. Một số ngân hàng như Ngân hàng Đầu tư hay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra những mức lãi xuất cho vay dài hạn cũng tương đương với lãi suất cho vay ngắn hạn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng cần phải biết tận dụng những chĩnh sách ưu đãi này để lựa chọn một ngân hàng thích hợp cho mình.

Trong quản lý và sử dụng vốn cố định: Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong hoạt động SXKD, thường xuyên cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn phát triển được nguồn vốn cố định của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực chất là doanh nghiệp phải luôn đảm bảo và duy trì một lượng vốn cố định để kết thúc một vòng tuần hoàn, bằng nguồn vốn này doanh nghiệp có thể thu hồi và phát triển được lượng vốn nhất định nhằm có khả năng về tài chính cho việc đầu tư và mua sắm trang thiết bị mới dùng cho chu kỳ kinh doanh sau.

Hợp tác xã cần phải đánh giá đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn và phát triển được của nguồn vốn để có thể đưa ra các biện pháp cũng như phương hướng cụ thể để giải quyết tình trạng này. Qua đây ta có thể nêu ra một số giải pháp cho vấn đề này:

- Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định, tạo điều kiện thuận lợi để phản ánh chính xác và kịp thời tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi để tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định của doanh nghiệp.

- Có thể đánh giá tài sản cố định của doanh nghiệp theo nguyên giá, theo giá trị khôi phục (đánh giá lại khi có yêu cầu của Nhà nước hoặc khi mang tài sản của doanh nghiệp đi góp vốn liên doanh) và đánh giá tài sản cố định theo giá trị còn lại:

+ ác định đúng thời gian sử dụng của tài sản cố định để xác định đúng mức khấu hao thích hợp nhằm không mang lại thiệt thòi cho doanh nghiệp, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn tài sản.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất. Tận dụng tối đa được công suất của tài sản cố định, không ngừng gia tăng doanh thu sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Ngoài ra hợp tác xã cũng nên kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc là đã hư

hỏng, không dự trữ qua mức tài sản cố định chưa cần dùng. Nếu doanh ngiệp làm tốt công việc này thì nó sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp sẽ không bị ứ dọng vốn trong thời gian dài.

Ngoài các giải pháp trên, hợp tác xã cũng nên hoàn thiện phương pháp tính khấu hao, bởi lẽ điều này giúp cho hợp tác xã kiểm soát tốt hơn mức hao mòn của tài sản cố định có trong hợp tác xã. Việc trích khấu hao cơ bản tài sản cố định là một hình thức thu hồi vốn đầu tư cho tài sản cố định. Mức độ chính xác của số tiền trích khấu hao ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ bảo toàn và phát triển tài sản cố định của hợp tác xã. Nếu tài sản cố định khấu hao hết mà số tiền trích khấu hao cộng dồn lại nhỏ hơn số tiền đầu tư ban đầu tài sản cố định thì doanh nghiệp sẽ bị thâm hụt vốn, do đó không bảo toàn được vốn. Vì vậy đối với vấn đề phát triển tài sản cố định, tái sản xuất là không thể thực hiện được.

Do vậy tài sản cố định có được bảo toàn và phát triển hay không là phụ thuộc vào cách tính, trích khấu hao hàng kỳ có đúng hay không. Nhất là trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì hao mòn vô hình là rất lớn nên nó cần được chú ý là làm như thế nào để giảm bớt đi hao mòn vô hình đó. Do đó trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản cố định, hợp tác xã phải có phương pháp tính khấu hao hợp lý.

Để có thể khấu hao hợp lý hơn thì hợp tác xã cần xác định lại tỷ lệ và mức khấu hao đối với từng loại tài sản cố định là khác nhau, cụ thể:

+ Đối với những tài sản cố định chậm bị hao mòn, hoặc không trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh thì nên áp dụng phương pháp khấu hao cố định như tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị dung cụ quản lý.

+ Đối với tài sản cố định tham gia nhiều vào quá trình kinh doanh như phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh và phương pháp khấu hao giảm dần.

+ Đối với những tài sản cố định đã qua sử dụng nhiều năm thì áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần: mức trích khấu hao hàng năm được dựa trên cơ sở nhân tỷ lệ khấu hao của mỗi năm với giá trị ban đầu còn lại của tài sản cố định.

Để có thể thực hiện được biện pháp trên thì cần điều kiện là:

+ Sắp xếp lại các tài sản cố định theo từng nhóm để dễ theo dõi tỷ lệ khấu hao đối với từng loại tài sản cố định.

+ Tận dụng tối đa công suất của tài sản cố định.

+ Đổi mới tài sản cố định phải dựa trên nhu cầu thực tế cần có.

+ Trích lập quỹ khấu hao cơ bản và quỹ đầu tư phát triển để tái sản xuất mở rộng tài sản cố định.

68

Ví dụ: Hợp tác xã Công nghiệp Nhật Quang đầu tư thêm một dây chuyền sản suất mới trị giá là 5.000 triệu đồng với thời gian hoạt động là 10 năm. Với phương tiện này công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh là 20%/năm trong ba năm cộng với phương pháp khấu hao giảm dần tính khấu khao trên giá trị còn lại trong bảy năm còn lại. Giả sử năm 2013, hoạt động của dây chuyền này là:

- Số giờ làm việc trong ngày: 8 - Số ngày làm việc/tháng: 26 - Số tháng làm việc/năm: 11

- Đơn giá cho một giờ chạy: 3.000.000 đồng. - Không tính đến các chi phí khác.

Mặc dù khấu khao lớn, nhưng sau ba năm thì công ty thu hồi được 3*(5.000*20%) = 3.000 triệu đồng, số còn lại là 5.000 – 3.000 = 2.000 triệu đồng, công ty sẽ áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần trên số giá trị 2.000 triệu đồng đó trong bảy năm còn lại:

2*( 7 - 1 +1 ) T71 = = 0,25  M 71 = 2.000*0,25 = 500 (triệu đồng) 7*( 7 +1 ) 2*( 7 - 2 +1 ) 12 T72 = =  M 72 = 428,57 (triệu đồng) 7*( 7 +1 ) 56 2*( 7 - 3 +1 ) 10 T73 = =  M 73 = 357,14 (triệu đồng) 7*( 7 +1 ) 56 2*( 7 - 4 +1 ) 8 T74 = =  M 74 = 285,71 (triệu đồng) 7*( 7 +1 ) 56 2*( 7 - 5 +1 ) 6 T75 = =  M 75 = 214,29 (triệu đồng) 7*( 7 +1 ) 56 2*( 7 - 6 +1 ) 4 T76 = =  M 76 = 142,86 (triệu đồng) 7*( 7 +1 ) 56

2*( 7 - 7 +1 ) 2

T77 = =  M 77 = 71,43 (triệu đồng) 7*( 7 +1 ) 56

Cộng: 2.000 (triệu đồng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy nếu thiết bị này hoạt động hết tuổi thọ thì nó vẫn khấu hao đủ, nhưng trong bảy năm cuối cùng thì có mức khấu hao thấp hơn và giảm dần, áp dụng phương pháp này công ty có thể thu hồi được một tỷ lệ lớn vốn đầu tư cho tài sản cố định trong một thời gian đầu. Cho nên trong những năm tiếp theo do có số khấu hao thấp nên công ty có thể bán lại hoặc cho thuê mà vẫn bảo toàn được tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp Nhật Quang (Trang 65)