Nội dung thực hiện

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MAY & TM VIỆT THÀNH (Trang 58)

III. Rủi ro tài chính 1 Khả năng thanh toán

2. Khả năng quản lý vốn vay

3.3.3. Nội dung thực hiện

- Mở sổ theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngoài công ty, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.

- Công ty cần thường xuyên theo dõi công nợ phải thu, phải trả, và phải có xác nhận của bên nợ định kỳ. Xác định tuổi công nợ để trích lập dự phòng theo quy định của Nhà nước. Các khoản nợ dây dưa kéo dài từ 3 năm trở lên mà xác định không có khả năng thu hồi được phải thành lập hội đồng xử lý, xác định ngyên nhân trách nhiệm cá nhân, tập thể và kiến nghị biện pháp xử lý và trình hội đồng quản trị đưa ra quyết định.

- Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán như: giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng (Công ty nên áp dụng biện pháp đối với mỗi khoản phải thu yêu cầu khách hàng phải thế chấp bằng một chứng chỉ có giá trị như tín phiếu, trái phiếu hay giấy bảo lãnh của ngân hàng).

- Khi bán hàngcần phải đề cập đến vấn đề các khoản thanh toán vượt quá thời hạn. Trong trường hợp đó phải được hưởng lãi suất khoản phải thu tương ứng với lãi suất quá hạn của ngân hàng. Sự ràng buộc này sẽ thúc đẩy khách hàng phải thanh toán nợ cho Công ty.

Khi phát sinh công nợ phải thu cần tiến hành các biện pháp theo trình tự:

Bước 1:Lập kế hoạch thu nợ

Thành lập tổ thu hồi công nợ: Giao nhiệm vụ cụ thể cho ai thực hiện, kế hoạch thực hiện, tiến độ thực hiện, cơ chế khen thưởng khi thực hiện đạt kết quả.

Bước 2: Thu thập hồ sơ

Tập hợp các tài liệu liên quan đến công nợ phải thu như: Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu, hồ sơ quyết toán, hóa đơn bán hàng, thanh lý hợp đồng, đối chiếu công nợ, biên bản bàn giao. Nếu câc hồ sơ còn thiếu cần có biện pháp để hoàn thiện bổ sung kịp thời

Bước 3: Áp dụng các thủ tục đòi nợ

- Lập công văn yêu cầu thanh toán nợ; - Hẹn ngày làm việc với khách hàng; - Cử người thường xuyên gặp khách hàng

nợ không thành công thì chuyển sang bước 4.

Bước 4: Nếu thực hiện các bước trên không có kết quả thì phải tiến hành các thủ tục pháp lý, gửi công văn kèm giấy ủy quyền cho văn phòng luật sư để nhờ Tòa án Kinh tế để giải quyết. Tiến hành khởi kiện nếu cần thiết.

- Công ty nên áp dụng cho khách hàng hưởng chiết khấu. Đây là biện pháp mang tính hiệu quả tương đối cao, song các khoản này lại có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm doanh thu. Mức chiết khấu đề xuất được tính như sau:

- Việc phân tích đánh giá các mức chiết khấu được đưa ra để quyết định có nên chấp nhận hay không dựa vào việc tính giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn ở kỳ thứ n (PV) và tính giá trị tương lai sau n kỳ của một dòng tiền đơn (FV). Ta có công thức :

FVn = PV( 1 + nR) PVn =

Trong đó :FV : giá trị tương lai sau n kỳ của một dòng tiền đơn PV : giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn của kỳ thứ n R : lãi suất

Bước 1 : Xác định tuổi của các khoản phải thu

Qua số liệu tại phòng kế toán ta cần xác định kỳ hạn của các khoản phải thu, các khoản phải thu đến kỳ hạn, quá kỳ hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số khoản phải thu để từ đó áp dụng mức chiết khấu hợp lý.

Khi sử dụng biện pháp thu hồi khoản phải thu, chúng ta cần lựa chọn nhóm khách hàng chúng ta có thể trực tiếp đánh giá khả năng trả nợ của họ để phương án mang tính khả thi, ngoài ra cần chú ý đến những khách hàng đang có khoản nợ lớn đối với doanh nghiệp. Hiện tại, Công ty đang áp dụng hình thức chiết khấu cho khách hàng là các đại lý bao tiêu mua hàng trả tiền ngay.

Qua phân tích phân loại nhóm khách hàng trong năm 2012 ta có bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Phân loại nhóm khách hàng

(Đơn vị tính:VND)

Thời hạn thanh toán Số tiền thanh toán(VND) Tỷ trọng nhóm khách hàng (%)

Thanh toán ngay 424,356,005 1.23

Dưới 30 ngày 899,872,300 2.61 31 - 60 ngày 1,123,500,480 3.25 61 - 90 ngày 1,769,336,884 5.12 91 - 120 ngày 4,188,024,034 12.12 121 - 150 ngày 15,994,881,474 46.30 151 - 180 ngày 9,011,890,700 26.09 Trên 180 ngày 1,131,109,444 3.27 Tổng 34,542,971,321 100.00

Qua bảng phân tích ta thấy các khoản nợ của doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào thời kỳ 120 - 150 ngày chiếm tỷ trọng cao nhất 46,30 % kế đó là khoảng từ 91 - 120 ngày chiếm 12,12 %. Trong khi đó kỳ thu nợ bình quân năm 2012 của công ty là 162 ngày .Vì vậy công ty nên áp dụng mức chiết khấu hợp lý để khuyến khích khách hàng

thanh toán nhanh hơn.

Bước 2 : Xác định mức chiết khấu mà công ty có thể chấp nhận được

Kỳ thu nợ bình quân của công ty năm 2010 là 162 ngày do vậy công ty chỉ áp dụng hình thức chiết khấu cho những khoản tiền thanh toán trong vòng 160 ngày, nếu lớn hơn 150 ngày thì không được chiết khấu. Vì trong các khoản khách hàng nợ có một phần vượt quá 160 ngày nên ước tính công ty phải chịu lãi cho khoản tiền nợ này trong 6 tháng.

Cơ sở chiết khấu cho khách hàng : lãi suất của khoản tiền tại thời điểm phải thanh toán trong 6 tháng (n=6) mà công ty phải trả.

Giả sử công ty đem số tiền khách hàng cần phải thanh toán gửi tiết kiệm tại ngân hàng, ta chọn mức lãi suất R = 0,57%/tháng gửi 6 tháng mà hiện nay các ngân hàng đang áp dụng.

Tỷ lệ chiết khấu cao nhất mà công ty có thế áp dụng được:

PV = A(1 – i%) - ≥ 0

Trong đó :

A : Khoản tiền khách hàng cần phải thanh toán khi chưa có chiết khấu i% : Tỷ lệ chiết khấu trong thanh toán mà công ty dành cho khách hàng T : Khoảng thời gian thanh toán kể từ khi khách hàng nhận được hàng A(1-i%) : Khoản tiền thanh toán của khách hàng khi đã trừ chiết khấu

Trường hợp 1 : Khách hàng thanh toán ngay T = 0, n = 6, R = 0,57% PV = A(1-i%) - >= 0 => (1 - i%) >=

 i% =<0,77%

Trường hợp 2: Khách hàng thanh toán trong vòng 30 ngày (0< T <=30) PV = A(1-i%) - >= 0 => (1 - i%) >=

 i% =<0,74%

Trường hợp 3: Khách hàng thanh toán trong vòng 60 ngày(30 < T <=60) PV = A(1-i%) - >= 0 => (1 - i%) >=

 i% =<0,70%

PV = A(1-i%) - >= 0 => (1 - i%) >=

 i% =<0,63%

Trường hợp 5: Khách hàng thanh toán trong vòng 120 ngày(90< T <=120) PV = A(1- i%) - >= 0 => (1 - i%) >=

 i% =<0.53%

Trường hợp 6: Khách hàng thanh toán trong vòng 150 ngày(120< T <=150) PV = A(1- i%) - >= 0 => (1 - i%) >=

 i% =<0,36%

Trường hợp 7: Khách hàng thanh toán trên 150 ngày không được hưởng chiết khấu thanh toán

Bảng 3.3.Các tỷ lệ chiết khấu với thời hạn khác nhau được đề xuất Trường hợp Thời hạn thanh toán (ngày) Tỷ lệ chiết khấu đề xuất (%)

1 0 0,77 2 30 0,74 3 31-60 0,70 4 61-90 0,63 5 91- 120 0,53 6 121 - 150 0,36 7 Trên 150 0,00

Khi áp dụng biện pháp này cả 2 cùng có lợi, phía thanh toán thì nhận được khoản tiền chiết khấu, bên được thanh toán có tiền cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp mình và không phải mất một khoản lãi vay ngân hàng cũng như có được một khoản lãi gửi ngân hàng

Bảng 3.4.Bảng kết quả sau khi thực hiện chiết khấu Thời hạn thanh toán Số tiền thanh toán (VNĐ) Tỷ trọng nhóm khách hàng (%) Tỷ lệ chiết khấu đề xuất (%) Số tiền chiết khấu (VNĐ) Số tiền thu về (VNĐ)

Thanh toán ngay 424,356,005 1.23 0.77 3,283,479 421,072,526

Dưới 30 ngày 899,872,300 2.61 0.74 6,661,392 893,210,908 31- 60 ngày 1,123,500,480 3.25 0.70 7,809,698 1,115,690,782 61- 90 ngày 1,769,336,884 5.12 0.63 11,164,450 1,758,172,434 91 - 120 ngày 4,188,024,034 12.12 0.53 22,310,035 4,165,713,999 121 - 150 ngày 15,994,881,474 46.30 0.36 58,070,589 15,936,810,885 Trên 150 ngày 10,143,000,144 29.36 0.00 0 0 Tổng 34,542,971,321 100,00 109,299,643 24,290,671,534

Vậy số tiền thực thu : 24.290.671.534 – 109.299.643 = 24.181.371.891

Với mức chiết khấu đưa ra như ở trên, sau khi thực hiện biện pháp, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ giảm được 70,64% khoản phải thu khách hàng. Như vậy :

- Chi phí chiết khấu thanh toán là 109.299.643 đồng

- Quỹ tiền mặt của công ty tăng thêm được 24.181.371.891 đồng và làm cho khả năng thanh toán tức thời tăng từ 0,06 lên 1,11

-

Tỷ số thanh toán tức thời trước điều chỉnh = 1.311.475.002 =0,06 22.909.815.599

Tỷ số thanh toán tức thời sau điều chỉnh = 1.311.475.002 + 24.181.371.891 =0,06 22.909.815.599

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MAY & TM VIỆT THÀNH (Trang 58)

w