III. Các khoản phải thu
2.2.2.2. Phân tích khả năng quản lý tài sản
Sức sản xuất của hàng tồn kho, SSXHTK
Bảng 2.16: Sức sản xuất hàng tồn kho
Trung bình ngành: SSXHTK:18,63 vòng Số ngày tồn kho: 64,16 ngày
Trong năm 2012, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là 30,28 vòng, mỗi vòng 11,89 ngày. So với năm 2011 thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm 29,01 vòng.Làm cho số ngày tồn kho tăng 5,82 ngày. Như vậy thì một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho năm 2011 sẽ tạo ra 59,29 đồng doanh thu, còn năm 2012 một đồng vốn đem đầu tư sẽ chỉ tạo ra 30,28 đồng doanh thu.
Như vậy, với vòng quay hàng tồn kho như trên của doanh nghiệp là hợp lý.Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy DN bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là DN sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng DN bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các
CHỈ TIÊU Đơn vị 2011 2012 SO SÁNH
Giá trị %
1.Doanh thu thuần VNĐ 89.793.513.081 88.840.155.605 (953.357.476) (1,06)
2.HTK bình quân VNĐ 1.514.405.446 2.933.916.415 1.419.510.969 93,73
3.SSXHTK = (1) / (2) Vòng 59,29 30,28 (29,01) (48,93)
4.Số ngày tồn kho
khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
SSXHTK của Công ty năm 2012 giảm 29,01 vòng so với 2011 nhưng vẫn cao hơn mức trung bình ngành. Nguyên nhân một phần là do lượng hàng tồn kho năm 2012 tăng khá lớn so với năm 2011 từ 1.514.405.446 đồng lên 2.933.916.415 đồng tương ứng tăng 93,73 % vì công ty tăng cường phát triển thị trường nội địa nên có những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra còn do công ty đẩy mạnh sản xuất kinh doanh theo hình thức FOB chứ không chỉ tập trung vào hàng gia công như trước nên tình trạng tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc nhiều vào thị trường và hoạt động bán sản phẩm. Do đẩy mạnh hoạt động trong thị trường nội địa nên các khoản mục như nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hóa năm 2012 của công ty đều có tốc độ tăng cao. Việc giảm số vòng hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng tới giải phóng vốn và luân chuyển vốn kinh doanh.
Kỳ thu nợ bán chịu, KTNBC
Bảng 2.17: Kỳ thu nợ bán chịu
Trung bình ngành:KTN: 54,95 ngày
Tốc độ luân chuyển khoản phải thu năm 2012 là 2,22 vòng, mỗi vòng 162,17 ngày, so với năm 2011, tốc độ luân chuyển khoản phải thu giảm 0,26 vòng, mỗi vòng tăng hơn 11,61 ngày.Như vậy,kỳ thu nợ bán chịu của Công ty năm 2012 tăng hơn 11 ngày so với năm 20011. Kỳ thu nợ dài phản ánh chính sách bán chịu táo bạo của công ty, điều này có thể là tốt nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu, giúp mở rộng thị phần và tăng doanh thu. Tuy nhiên, trong năm 2012, tốc độ tăng khoản phải thu tăng 10,42 % ,còn tốc độ tăng doanh thu giảm 1,06 %
Kỳ thu nợ của Công ty lớn gấp 3 lần kỳ thu nợ của trung bình ngành. Điều này,thể hiện sự yếu kém của doanh nghiệp trong việc thu hồi khoản phải thu, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, dẫn đến khả năng sinh lợi thấp.
Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn, SSXTSNH
Bảng 2.18: Sức sản xuất tài sản ngắn hạn
CHỈ TIÊU Đơn vị 2011 2012 SO SÁNH
Giá trị %
1.Doanh thu thuần VNĐ 89.793.513.081 88.840.155.605 (953.357.476) (1,06)
2.TSNH bình quân VNĐ 39.258.015.387 44.767.351.926 5.509.336.539 14,03
3.SSXTSNH = (1) / (2) Vòng 2,29 1,98 (0,30) (13,24)
CHỈ TIÊU Đơn vị 2011 2012 SO SÁNH
Giá trị %
1.Doanh thu thuần VNĐ 89.793.513.081 88.840.155.605 (953.357.476) (1,06)
2.KPT bình quân VNĐ 36.243.819.963 40.021.198.932 3.777.378.969 10,42
3.VQKPT = (1) / (2) Vòng 2,48 2,22 (0,26) (10,40)
4.Tốc độ luân chuyển TTSNH =
{360 x (2) } / (1) Ngày/ Vòng 157 181 24 15.26
Trung bình ngành: 2,99 vòng
Năm 2012, sức sản xuất của tài sản ngắn hạn là 1,98 vòng, giảm 0,3vòng so với năm 2011.Trong khi đó tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn năm 2012 lại tăng 24 ngày.Nguyên nhân là do tiền và hàng tồn kho tăng dẫn đến TSNH bình quân tăng 14,03%, còn doanh thu thuần thì lại giảm 1,06 % làm sức sản xuất của TSNH giảm.Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản chưa tốt.
Sức sản xuất của TSNH thấp hơn so với trung bình ngành thể hiện lượng tiền mặt nhàn rỗi của doanh nghiệp năm naycao hơn, thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá rộng rãi, quản lý vật tư, quản lý sản xuẩt và quản lý bán hàng không tốt ( lượng hàng tồn kho tăng cao).Công ty cần có biện pháp tăng doanh thu, giảm hàng tồn kho.
Sức sản xuất tài sản cố định, SSXTSCĐ
Bảng 2.19: Sức sản xuất tài sản cố định
CHỈ TIÊU Đơn vị 2011 2012 SO SÁNH
Giá trị %
1.Doanh thu thuần VNĐ 89.793.513.081 88.840.155.605 (953.357.476) (1,06)
2.TSCĐ bình quân VNĐ 9.914.089.919 11.938.021.538 2.023.931.619 20,41
3.SSXTCĐ = (1) / (2) Vòng 9,06 7,44 (1,62) (17,84)
Trung bình ngành: 16,87 vòng
Năm 2012, trung bình một đồng tài sản cố định tạo ra được 7,44 đồng doanh thu, giảm 1,62% so với năm 2011 vì mức tăng tài sản cố định bình quân tăng 20,41%, trong khi đó doanh thu lại giảm nhẹ 1,06%
Ta thấy, tài sản cố định bình quân tăng mạnh, doanh thu thuần giảm và sức sản xuất của tài sản giảm và còn thấp hơn rất nhiều so với trung bình ngành, bởinhiều tài sản cố định không hoạt động, hiệu quả sử dụng tài sản giảm, chất lượng tài sản kém và không hoạt động hết công suất dẫn tới tình trạng sức sản tài sản cố định thấp .Công ty cần quản lý tốt hơn và có biện pháp làm tăng chỉ số này bằng việc nâng cao khả năng tích lũy, để tái đầu tư vào tài sản cố đinh, đảm bảo nâng cao và cải thiện cơ sở vật chất cho Công ty, góp phần tăng doanh thu.
Sức sản xuất tổng tài sản, SSXTTS
Bảng 2.20: Sức sản xuất tổng tài sản
CHỈ TIÊU Đơn vị 2011 2012 SO SÁNH
Giá trị %
1.Doanh thu thuần VNĐ 89.793.513.081 88.840.155.605 (953.357.476) (1,06)
2.TTS bình quân VNĐ 49.411.440.626 57.090.709.283 7.679.268.657 15,54
3.SSXTTS = (1) / (2) Vòng 1,82 1,56 (0,26) (14,37)
Trung bình ngành: 1,68 vòng
Sức sản xuất của tổng tài sản cao là cơ sở tốt để lợi nhuận cao.Sức sản xuất của tổng tài sản chịu ảnh hưởng của sức sản xuất tài sản cố định và sức sản xuất tài sản
ngắn hạn. Bởi vậy sự thay đổi của các vòng quay này dẫn đến sự thay đổi của sức sản xuất tổng tài sản.
Năm 2012, sức sản xuất tổng tài sản giảm 0,26 vòng so với năm 2011 và vẫn ở mức thấp so với trung bình ngành khi mà một đồng tài sản năm 2012 chỉ tạo ra 1,56 đồng.Sự giảm này là do tổng tài sản bình quân năm 2012 tăng 15,54% còn doanh thu thì giảm nhẹ 1,06%. Điều này cho thấy công ty đang có nhiều vấn đề yếu kém trong quản lý tài sản, các tài sản của doanh nghiệp chưa được tận dụng đầy đủ và hợp lý.