Mục đích chương trình

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình doanh nhân thời hội nhập, trên sóng đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 48)

Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định muốn nền kinh tế của đất nước phát triển phải có một đội ngũ doanh nhân đông đảo và cần có những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế làm nòng cốt và có đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh thì người dân phải biết làm giàu, trong đó doanh nhân là những đầu tầu lôi kéo sự làm giàu đó. Chính vì vậy, trong lời phát biểu khi đón tiếp đoàn đại biểu Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng định: “Doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam chính là người làm giàu cho đất nước” (Tạp chí VHDNVN số 1&2/2005). Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, coi đội ngũ này như một nguồn lực quý báu của nhân dân trong sự phát triển: “Đội ngũ doanh nhân giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế đất nước. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, các doanh nhân đã thực sự tạo một nguồn của cải vật chất khổng lồ đóng góp vào sự phồn vinh của xã hội. Thật khó có thể hình dung nếu thiếu đi đội ngũ hùng hậu hàng chục vạn doanh nhân, đất nước sẽ mất đi một nguồn của cải lớn như thế nào và tốc độ phát triển các mặt khác của xã hội sẽ bị ảnh hưởng ra sao.” Bởi vậy, sự ra đời của chương trình Doanh nhân thời

hội nhập cũng đóng góp một phần vào quá trình tôn vinh các doanh nhân thành công và định hướng cho các doanh nhân, doanh nghiệp trẻ trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.

- Để chào mừng sự kiện lịch sử trọng đại - 1000 năm Thăng Long Hà Nội, chương trình Doanh nhân thời hội nhập được thực hiện nhằm tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Bởi doanh nhân Việt Nam không chỉ góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế xã hội mà còn góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và thu hút nguồn lao động dồi dào, một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay.

- Chương trình “Doanh nhân thời hội nhập” - cuộc trò chuyện trên truyền hình với những con người làm nên mốc son đậm trong kinh doanh. Nhằm tôn vinh và động viên các doanh nghiệp và các cá nhân có công đóng góp cho xã hội và nền kinh tế nước nhà đồng thời nhắc nhở các doanh nghiệp Việt Nam nhớ đến vai trò của mình trong quá trình thúc đẩy, phát triển nền kinh tế xã hội, đưa Việt Nam ngày càng gần hơn với nền kinh tế quốc tế.

- Thông qua chương trình với mục đích cung cấp cho khán giả những thông tin hữu ích xung quanh cuộc đời, số phận, sự trải nghiệm, những vấp ngã sóng gió mà doanh nhân trải qua trong quá trình tự khẳng định mình cũng như thương hiệu sản phẩm. Qua đó tạo sự sẻ chia, cảm thông cũng như giúp khán giả hiểu đúng bản chất của mỗi doanh nhân Hà Nội nói riêng cũng như cả nước nói chung trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động và không ngừng thách thức. Để dần thay đổi cách nhìn về đội ngũ doanh nhân trong một bộ phận người dân (đã là giám đốc là ăn chơi, cờ bạc, trai gái, tham nhũng tiêu cực…). Thông điệp mà chương trình đem tới là giúp cho khán giả hiểu doanh nhân một cách sát thực hơn, nhân văn và thiện cảm hơn từ đó đồng cảm, chia sẻ với họ, ủng hộ họ trong cuộc sống và công việc kinh doanh.

Trong nền kinh tế hàng hóa Việt Nam với thị trường tự do năng động hiện nay, năm nào cũng có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân mới ra đời, đồng

thời lại có một số xí nghiệp, doanh nhân bị phá sản. Như vậy chương trình có cả gương “Làm giàu không khó” và “Làm giàu là khó”. Bởi để trở thành một doanh nhân thành đạt không phải là chuyện dễ, mà họ phải trải qua những “sóng gió” để có được những thành công như ngày hôm nay. Mỗi doanh nhân trong quá trình kinh doanh đều có những con đường khó khăn và đầy chông gai khác nhau.

Ví dụ như: Đến với chương trình Doanh nhân thời hội nhập, doanh nhân Nguyễn Thị Kim Quý chia sẻ: nếu như không là duyên nghiệp, là số phận, có lẽ bây giờ Kim Quý sẽ là một bà công nhân đã về hưu, hàng tháng đợi lĩnh lương hưu rồi vui vẻ với con cháu như số phận an bài của bao người phụ nữ khác cùng là công nhân nhà máy dệt 8/3 ngày ấy. Còn với Kim Quý hôm nay, một nữ doanh nhân, một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp, có thứ hạng ở Việt Nam mà vẫn là cơm không đúng bữa, ngủ chẳng ngon giấc, hối hả với thời gian để lo trọn vẹn với chức phận người phụ nữ, trọng trách giám đốc công ty Tạo mẫu tóc Kim Quý, và trách nhiệm cao cả làm thày của bao thế hệ học trò. Chị bảo: “Mình chỉ mong một ngày có 48 tiếng để mình làm việc được nhiều hơn cho đời”.

- Theo dõi cuộc trò chuyện với doanh nhân, bạn sẽ biết những thông tin và quan điểm có thể ảnh hưởng đến tương lai của chính bạn. Bạn sẽ tìm được những bí quyết thành công cho chính bạn, từ kinh nghiệm thất bại và thắng lợi của họ.

- Mỗi tuần một lần, chương trình sẽ giúp các bạn đi tìm và hỏi chuyện những con người như vậy: các nhà doanh nghiệp thành đạt.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình doanh nhân thời hội nhập, trên sóng đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 48)