Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện của chương trình Doanh nhân thời hội nhập

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình doanh nhân thời hội nhập, trên sóng đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 88)

1 Đặng Phong, Phá rào trong kinh tế vào đêm trước đổi mới, NXB Tri thức, 2009, Tr

3.6. Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện của chương trình Doanh nhân thời hội nhập

trình Doanh nhân thời hội nhập

Có thể thấy rằng lực lượng xã hội bên ngoài tham gia vào thực hiện chương trình truyền hình cùng với nhà Đài là các cơ quan, tổ chức Nhà nước, công ty truyền thông…Mục đích của việc hợp tác như vậy thực chất là coi truyền hình là một diễn đàn rộng mở để các cơ quan, tổ chức này phát ngôn, dành cho các đối tượng công chúng nhất định, làm phong phú lượng chương trình của Đài. Về kinh phí phục vụ sản xuất cũng như cơ chế hoạt động nằm trong sự bao cấp của Nhà nước. Đồng thời hình thức chương trình không được đổi mới thường xuyên, chất lượng về nghiệp vụ và nội dung cũng không

được đầu tư thỏa đáng để nâng cao. Xóa bỏ cơ chế bao cấp, một số nghị định như Nghị định 10/2002/NĐ-CP (Nghị định của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu) hay Nghị định 43/2006/NĐ-CP (Nghị định của Chính phủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập) đã giúp các Đài Truyền hình mạnh dạn hơn khi sử dụng các chương trình của các đơn vị, tổ chức bên ngoài. Nhận định tính đúng đắn của hướng đi này, chủ chương xã hội hóa truyền hình được Nhà nước ta hoàn toàn khuyến khích. Nhằm bắt kịp xu hướng xã hội hóa, Đài PTTH Hà Nội đã và đang sản xuất các chương trình trình xã hội hóa. Tính đến thời điểm này, số lượng cũng như chất lượng của các chương trình được “xã hội hóa” phát trên các kênh sóng của Đài ngày càng tăng lên.

Ngày nay, nhiều trẻ em tiếp xúc với truyền hình trước khi được đi học và hàng ngày phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp cho một số lượng đông đảo các thành viên xã hội những thông tin đa dạng và có tác động lớn đến suy nghĩ cũng như hành vi của họ. Truyền thông mang lại cho con người những kinh nghiệm xã hội, những mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến. Các thành viên của xã hội đều chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau do những gì mà các phương tiện truyền thông coi trọng hoặc xem nhẹ, đánh giá tích cực hay tiêu cực. Nó cũng là một kênh quan trọng để phổ biến văn hóa, giúp cho con người có thể hiểu được những mẫu văn hóa, những nền văn hóa khác. Truyền thông cũng làm cho các thành viên trong một xã hội gắn kết với nhau hơn thông qua những mối quan tâm chung, những giá trị chung đặc biệt là khi có những sự kiện nổi bật như một thảm họa, một vinh quang mà đội tuyển quốc gia giành được hay một cuộc chiến tranh bùng nổ… Tuy vậy, các phương tiện truyền thông cũng có những vấn đề của nó. Truyền thông rất ít hoặc không mang tính tương tác, khán thính giả không thể thảo luận hay bày tỏ thái độ trực tiếp với những người làm ra chương trình truyền thông. Chính vì thế,

vượt xa rất nhiều những gì mà truyền thông đưa đến như một nguồn giải trí, nó là một phương tiện lập trình thái độ và niềm tin của chúng ta. Vì lý do đó, các vấn đề như quảng cáo, bạo lực, lối sống….trên các phương tiện thông tin đại chúng thường là chủ đề gây tranh cãi. Mặt khác, nhiều nhà xã hội học, đặc biệt là các lý thuyết gia duy xung đột cho rằng truyền thông thể hiện ý thức hệ chủ đạo, nó có khuynh hướng thể hiện quyền lợi của phần tử ưu tú, uy tín với màu sắc thiên vị, trong khi mô tả những người không thừa nhận hệ thống bằng những từ tiêu cực. Thông qua thời lượng cũng như cách thức của những gì được chuyển tải qua các phương tiện truyền thông, xã hội bị ảnh hưởng bởi những khuôn mẫu, giá trị…mà nó thể hiện cũng như quyền lợi của những nhóm thứ yếu bị xem nhẹ vì họ không nắm giữ các phương tiện truyền thông. Vì những lý do đó mà trách nhiệm của nhà Đài cần phải cung cấp thông tin trong chương trình Doanh nhân thời hội nhập đúng, đủ và chính xác. Các phóng viên cần phải điều tra thực tế, ghi hình về “nhân vật chương trình” một cách xác thực. Cần phải để cho chính nhân vật nói, làm về chính bản thân họ. Tuy nhiên, trong quá trình lấy thông tin nhà Đài cũng nên lựa chọn những nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục người việt để từ đó ca ngợi, tôn vinh công lao to lớn của doanh nhân nước ta.

Không chỉ làm nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, chương trình còn là diễn đàn của các doanh nhân, những người yêu thích chương trình. Hình thức thể hiện dưới dạng đối thoại trực tiếp giữa doanh nhân và đông đảo thính giả tại trường quay đã thể hiện sinh động xu thế đối thoại cởi mở của thời kỳ hội nhập và phát triển. Vì thế, chương trình cần được phát huy tích cực hơn nữa những yếu tố này.

Tiến hành khảo sát các chương trình trong và ngoài nước cùng thể loại, phỏng vấn các đối tượng khác nhau trong xã hội để tìm ra xu hướng, sở thích xem chương trình của người dân Việt Nam.

Người dẫn chương trình có thể là chủ doanh nghiệp và các doanh nhân thành đạt. Điều đó đồng nghĩa với việc, khi nhắc đến chương trình, người xem nhớ ngay tới một nét khác biệt.

Chương trình Doanh nhân thời hội nhập có độ tương tác và tính định hướng cao. Đài PTTH Hà Nội phát triển hơn nữa hệ thống website để khán giả không có điều kiện được xem lại chương trình truyền hình trên mạng. Đồng thời, các bài viết trên web không chỉ giới thiệu mà còn tường thuật về chương trình một cách sinh động, hấp dẫn…

Chương trình có thể tổ chức cuộc thi bình chọn nhân vật của năm… để biểu dương những gương mặt hoặc các sản phẩm truyền hình tiêu biểu. Đây sẽ là hoạt động bổ ích để hướng công chúng đến gần hơn với chương trình. Đó cũng là nguồn động lực lớn giúp các bạn trẻ thay đổi suy nghĩ, học hỏi được các kỹ năng cần thiết, sống tự tin hơn để có thể lập thân, lập nghiệp thành công.

Tuy nhiên không chỉ chú ý đến nội dung thông tin mà ta còn phải quan tâm đến chất lượng bối cảnh ghi hình, âm thanh, kỹ thuật truyền dẫn, thời điểm, thời lượng, âm lượng… của chương trình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình doanh nhân thời hội nhập, trên sóng đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w