Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc phát triển truyền hình xã hội hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình doanh nhân thời hội nhập, trên sóng đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 76)

1. Czemianxki (1988) “Vấn đề phương pháp tiếp cận có hệ thống đối với thông tin” Nxb Matxcova, tr 15.

3.1.Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc phát triển truyền hình xã hội hóa

Doanh thu quảng cáo từ các chương trình truyền hình trong một năm lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng ở nước ta. Đây là một nguồn lợi vô cùng to lớn để các nhà đầu tư nhạy bén trong sản xuất chương trình tập trung vốn vào làm các chương trình xã hội hóa và truyền thông là một công cụ hữu hiệu chi phối và có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế, văn hóa, xã hội. Được nhìn nhận là “ông vua” của các thể loại báo chí, bởi vậy, truyền hình còn có uy lực rất lớn trong việc tuyên truyền về một vấn đề nào đó.

Thực tế hiện nay cho thấy, việc xã hội hóa truyền hình ở nước ta có những bước phát triển như vũ bão, thời cơ và thách thức đang dần xen lẫn nhau trong sự phát triển của đài truyền hình, của công ty truyền thông hay của một chương trình truyền hình. Để cho ra đời một kênh truyền hình xã hội hóa, công ty truyền thông tư nhân cần phải bỏ ra một số vốn lớn để xây dựng kênh, trong thời gian hai năm để khán giả “nhớ mặt, biết tên” và đặc biệt là phải có những người có “nghề làm kênh”. Nhưng điều đáng quan tâm nhất chính là sự bền vững về mặt pháp lý đối với kênh truyền hình xã hội hóa và việc cụ thể hóa những tiêu chí trong sản xuất chương trình như: Những điều cấm, những quy định về thuần phong mỹ tục, trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến văn hóa phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, quy định về sản xuất các chương trình, thời lượng quảng cáo, chất lượng chương trình… Đặc biệt là cần sớm có chế tài cho việc bán sóng truyền hình hay hợp tác sản xuất chương trình để tránh tình trạng thương mại hoá truyền hình - hay thực chất là “đầu nậu” giống như các báo, các nhà xuất bản xin giấy phép ra phụ trương rồi bán giấy phép này cho các công ty tư nhân. Tạo ra môi trường truyền hình có tổ chức, có hướng dẫn trên cơ sở luật pháp.

Nắm bắt được những quy luật phát triển của thế giới và đất nước ta trong guồng máy phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn trong việc phát triển các chương trình truyền hình xã hội hóa. Chính phủ đã có những chỉ đạo và giao cho Bộ Thông tin - Truyền thông chủ trì và phối hợp với các cơ quan khác trong việc triển khai, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa theo chủ trương của Đảng - Nhà nước với những loạt văn bản pháp lý. Bộ Thông tin - Truyền thông đã ban hành Thông tư số 19/2009/TT - BTTT quy đình về việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình với 3 chương và 13 điều.

Điều 10, Chương II của Thông tư đã quy định về quyền và nghĩa vụ của đài như sau: “Tổng Giám đốc, Giám đốc đài phát thanh - truyền hình có

liên kết và hoạt động khai thác sản phẩm liên kết theo quy định của pháp luật về báo chí”. Đó là một nguyên tắc bất di bất dịch, qui định đơn vị báo chí -

đài truyền hình phải chịu trách nhiệm toàn bộ về nội dung chương trình, bất kể họ liên kết với ai, sản xuất những nội dung gì.

Như vậy, phải thấy rằng Nhà nước đã giao toàn quyền tự chủ trong việc đài truyền hình được quyền liên kết sản xuất các chương trình xã hội hóa, dưới mọi hình thức được pháp luật cho phép, trên cơ sở là những người đứng đầu các đơn vị ở đài là “Tổng giám đốc, giám đốc” phải chịu trách nhiệm về những chương trình của đài liên kết. Văn bản pháp lý đã mở đường cho sự tự chủ của Đài Truyền hình và Phát thanh Hà Nội chủ động liên kết sản xuất chương trình với nhiều các đơn vị khác bất kể họ là ai, sản xuất chương trình gì? Chủ trương chung là khuyến khích, nhưng quá trình xem xét, cân nhắc những điều kiện cần và đủ để cho ra đời một kênh truyền hình trả tiền mới phải vô cùng chặt chẽ và nghiêm túc.

Đài PT-TH Hà Nội cũng nằm trong xu thế chung của việc xã hội hóa hiện nay và sản xuất các chương trình xã hội hóa cũng là một việc làm cần thiết. Vận dụng thông tư của Bộ Thông tin - Truyền thông cũng như được sự đồng ý, nhất trí của UBND Thành phố Hà Nội, Đài PT-TH Hà Nội đã có 17 chương trình được xã hội hóa hóa và trong các chương trình ấy thì chương trình Doanh nhân thời hội nhập là một trong những chương trình như vậy. Hoạt động sản xuất chương trình của kênh đã đạt hiệu quả cao nhờ có cơ chế, chính sách phù hợp. Chương trình Doanh nhân thời hội nhập được sản xuất xã hội hóa ngoài việc làm phong phú thêm hệ chương trình trên sóng của Đài, còn góp phần quan trọng góp ý cho Đài chủ động hơn nữa trong việc đầu tư trở lại cho Đài trong việc phát triển cơ sở vật chất, nhờ nguồn thu được từ quảng cáo trong chương trình.

Như ông Đào Văn Kính - Giám đốc công ty quảng cáo Đất Việt, một đơn vị có nhiều chương trình hợp tác sản xuất với đài truyền hình nói“Thứ

sản xuất phim và như thế họ có chức năng sản xuất là chuyện được Nhà Nước công nhận. Thứ hai, những sản phẩm hợp tác đã được kiểm duyệt bởi đài truyền hình. Vì hệ, xã hội hoá sẽ mang lại lợi ích cho nhiều phía khi cùng phối hợp, cùng tạo động lực để giúp nhau cùng phát triển, đáp ứng phần nào nhu cầu giải trí truyền hình của người xem”.

Trong thời gian tới, Đài truyền hình Hà Nội cần tiến hành rà soát, đánh giá lại những hoạt động của Đài, của chương trình nhằm tạo sức phù hợp hơn về cơ chế pháp lý đối với việc sản xuất và phát sóng của chương trình Doanh nhân thời hội nhập trong thời gian tới.

Có thể nhận thấy chương trình Doanh nhân thời hội nhập là một chương trình giải trí, còn là một chương trình tôn vinh những doanh nhân tiểu biểu của đất nước. Chương trình là sản phẩm của hoạt động xã hội hóa của Đài và được sự cho phép của Bộ Thông tin - Truyền thông trong việc thực hiện phát sóng chương trình. Theo điều 7 của Thông tư số 19/2009/TT - BTTT thì chương trình đã được sự đồng ý về nội dung, định dạng chương trình, thời điểm, thời lượng phát sóng của sản phẩm liên kết, tên địa chỉ và năng lực của đối tác liên kết, hình thức liên kết, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết”. Tính pháp lý của chương trình Doanh nhân thời hội nhập đã được sự bảo hộ của pháp luật Việt Nam đã tạo ra sự thuận lợi cho việc thực hiện chương trình trong thời gian tới trong việc sản xuất và nâng cao chất lượng cải tiến chương trình trong thời gian tới ngày một tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình doanh nhân thời hội nhập, trên sóng đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 76)