Cần có tư duy đúng trong việc nhìn nhận vị trí, vai trò của xã hội hóa truyền hình trong đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình doanh nhân thời hội nhập, trên sóng đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 79)

1. Czemianxki (1988) “Vấn đề phương pháp tiếp cận có hệ thống đối với thông tin” Nxb Matxcova, tr 15.

3.2.Cần có tư duy đúng trong việc nhìn nhận vị trí, vai trò của xã hội hóa truyền hình trong đời sống xã hội.

truyền hình trong đời sống xã hội.

Việt Nam trên chặng đường hơn 25 năm của đổi mới, đất nước ta đang từng ngày từng giờ “thay da đổi thịt”. Diện mạo đất nước có được như ngày hôm nay chính là nhờ vào tư duy can đảm, mưu trí, sáng tạo của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, mà theo cách gọi thời kỳ đó là những cuộc phá rào, phá rào tức là vượt qua những hàng rào về quy chế đã lỗi thời để chủ động tháo gỡ

nhiều ách tắc trong cuộc sống đồng thời cũng góp phần từng bước dẹp bỏ hàng loạt rào cản cũ kỹ 1.

Như vậy có thể thấy rằng đổi mới là một quy luật chung của lịch sử và ngành truyền hình cũng không nằm ngoài sự chuyển mình chung đó.

Thực tế cho thấy Đất nước sau những năm đổi mới gắn liền với những tiến bộ về mọi mặt. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ, các đơn vị bên ngoài ngành truyền hình ngày có thế mạnh về nhân lực và điều kiện kỹ thuật để cùng với đài truyền hình thực hiện lộ trình xã hội hóa, bởi thực tế, xã hội hóa truyền hình đã và đang đem lại lợi ích cho nhiều phía. Và trên hết xã hội hóa là hướng đi đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu về những “bữa tiệc truyền hình” của công chúng ngày càng khó tính hiện nay.

Tuy nhiên thực tế cho thấy khái niệm xã hội hóa chương trình truyền hình vẫn còn gặp nhiều khúc mắc từ phía chính những người trong cuộc. Làm thế nào để phương thức xã hội hóa trong truyền hình phát huy tối đa hiệu quả của nó xem ra vẫn còn là bài toán khó giải đối với những người làm truyền hình.

Nhận thức đúng đắn về vai trò của xã hội hóa truyền hình để từ đó có những định hướng đúng đắn, mở ra những hướng đi hiệu quả cho quá trình này, thiết nghĩ là vấn đề cần đặt ra:

- Trước hết là nhận thức đúng phải từ các cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề xã hội hóa.

Chủ chương xã hội hóa, tức là huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia vào các lĩnh vực đối với đời sống xã hội đang được Đảng và Nhà nước ưu tiên khuyến khích.

- Đổi mới nhận thức từ phía những người lãnh đạo ở các đài truyền hình nói chung và Đài THPT Hà nội nói riêng.

Như ông Đỗ Kim Cuông, Vụ trưởng Vụ Văn nghệ, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương cho rằng: “Vấn đề xã hội hoá liên quan nhiều đến vấn đề

tiền bạc trong con mắt mọi người, nhưng với nhà quản lý, vấn đề được nhìn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình doanh nhân thời hội nhập, trên sóng đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 79)