Lấy ý kiến phản hồi của khán giả về chương trình để nắm bắt được những nhu cầu cũng như thông tin về chương trình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình doanh nhân thời hội nhập, trên sóng đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 93)

1 Đặng Phong, Phá rào trong kinh tế vào đêm trước đổi mới, NXB Tri thức, 2009, Tr

3.8.Lấy ý kiến phản hồi của khán giả về chương trình để nắm bắt được những nhu cầu cũng như thông tin về chương trình.

những nhu cầu cũng như thông tin về chương trình.

“Nội dung không hấp dẫn, người dân không có món ăn tinh thần phong phú. Người ta không có sự chọn lựa nào khác. Vì thật ra nhiều đài nhưng cái content, nội dung, là nghèo nàn”.

Kênh mới ra mắt liên tục. Trong đó, theo quan sát của tôi, phần đa hướng tới nhu cầu giải trí, hưởng thụ của một bộ phận khán giả trẻ thuộc các đô thị lớn. Kênh mang tính định hướng, giáo dục hoặc có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng rất hiếm.

Con số, tỷ lệ phần trăm cố định thì không có, nhưng trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, cơ quan quản lý phải luôn đặt trong cái nhìn tổng thể về toàn bộ hệ thống của cơ quan báo chí đứng ra xin cấp phép. Và từ đó sẽ cố gắng có được một tỷ lệ hài hòa giữa các nhóm kênh tổng hợp - phim truyện - thể thao - ca nhạc - chuyên đề… Sự mất cân đối, vì thế, sẽ hạn chế được.

Chính vì thế mà Đài cần lấy ý kiến phản hồi từ khán giả để góp phần cải thiện chương trình Doanh nhân thời hội nhập.

Trong bối cảnh hiện nay, để củng cố và nâng cao chất lượng của hệ thống ở Đài, lãnh đạo Đài cần xác định cụ thể nhu cầu đích thực của thính giả ở các ngành nghề, nhóm lứa tuổi…

Hiện nay, nhiều kênh truyền hình nước ngoài đã được phát tại Việt Nam. Vì vậy cần theo đuổi phù hợp với xu thế, nằm bắt được tâm tư nguyện vọng của khán giả. Luôn coi khán giả là thượng đế, trong đó có thể kể đến lý do chung là các chương trình truyền hình rất dễ bị “đuối” do sở thích của khán giả ngày nay rất mau thay đổi và họ luôn muốn tìm đến những cái mới lạ, nhưng lại phải có chiều sâu nội dung. Vấn đề là ở chỗ: cần phải hiểu được nhu cầu đích thực của công chúng, phải nắm vững về thế mạnh và những hạn chế của loại hình thông tin này để từ đó có phương thức lãnh đạo, quản lý tốt, giúp cho hệ thống này phát huy sức mạnh của nó, trở thành người bạn gần gũi của thính giả địa phương.

Tuy nhiên, ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì hệ thống đài cơ sở vẫn đang thực sự là một kênh thông tin quan trọng trong đời sống của dân cư địa phương. Nó đã cùng hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình địa phương làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường dân chủ hoá trong đời sống; thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội với nhân dân. . .

Đó là khả năng thông tin nhanh, phục vụ kịp thời tất cả các tầng lớp nhân dân cư trú trong địa bàn. Thông tin của đài thường sát thực, trực tiếp, liên quan đến cuộc sống cụ thể của cư dân trong địa bàn. Tại nhiều địa phương ở nước ta hiện nay, hệ thống đài cơ sở là công cụ của Đảng bộ và chính quyền địa phương trong công tác phổ biến tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng. góp phần không nhỏ trong việc phổ biến, thực hiện các nhiệm vụ của địa phương về tất cả các mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh trật tự, sản xuất và đời sống của nhân dân trong địa bàn.

Trên đây là những phương hướng và giải pháp đã đề ra đó là giải pháp về hành lang pháp lý, cách nhìn nhận vị trí cũng như vai trò của truyền hình, giải pháp về cơ sở vật chất, vai trò lãnh đạo, nguồn vốn, vấn đề nhân lực và vấn đề hợp tác với người ngoài Đài, giải pháp về nâng cao chất lượng nội dung cũng như hình thức của chương trình v.v…Từ những giải pháp này, tạo điều cho Đài PTTH Hà Nội nói riêng và các đài truyền hình cả nước nói chung nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình một cách có hiệu quả.

Đài đang từng bước phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những tồn tại, yếu kém, trước yêu cầu mới, nhiệm vụ trọng tâm trong chặng đường tiếp theo. Từng bước hiện đại hoá, số hóa thiết bị kỹ thuật sản xuất chương trình, phát sóng Phát thanh - Truyền hình. Thường xuyên rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp cho đội ngũ phóng viên, ban biên tập, quay phim, kỹ thuật viên, dẫn chương trình. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức thể hiện, nâng cao tính chiến đấu, tính hiệu quả của tác phẩm…vì mục đích phục vụ công chúng xem truyền hình.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã nhận thức được đầy đủ hơn vai trò của doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Muốn nền kinh tế của đất nước phát triển phải có một đội ngũ doanh nhân đông đảo và cần có những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế làm nòng cốt và có đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh thì người dân phải biết làm giàu, trong đó doanh nhân là những đầu tầu lôi kéo sự làm giàu đó. Điều này trong các văn kiện của Đảng gần đây cũng khẳng định, đội ngũ doanh nhân giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế đất nước.

Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, các doanh nhân đã thực sự tạo một nguồn của cải vật chất khổng lồ đóng góp vào sự phồn vinh của xã hội. Thật khó có thể hình dung nếu thiếu đi đội ngũ hùng hậu hàng chục vạn doanh nhân, đất nước sẽ mất đi một nguồn của cải lớn như thế nào và tốc độ phát triển các mặt khác của xã hội sẽ bị ảnh hưởng ra sao.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã xây dựng chương trình “Doanh nhân thời hội nhập” với những nội dung cụ thể, nhằm tôn vinh và động viên các doanh nghiệp và các cá nhân có công đóng góp cho xã hội và nền kinh tế nước nhà đồng thời nhắc nhở các doanh nghiệp Việt Nam nhớ đến vai trò của mình trong quá trình thúc đẩy, phát triển nền kinh tế xã hội, đưa Việt Nam ngày càng gần hơn với nền kinh tế quốc tế. Những việc làm đó một lần nữa khẳng định, báo chí là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu trong việc đưa thông tin đến với đông đảo công chúng độc giả. Trong thời gian qua, báo chí đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Chính vì vậy nêu cao vai trò của báo chí là việc cần thiết nhằm nâng cao sức mạnh và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường hiện nay.

Để mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp và báo chí ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn, sâu sắc hơn, quan trọng hơn, phát huy được hiệu quả cao hơn, bản thân mỗi người làm báo và báo chí kinh tế phải ý thức được vai trò của báo chí trong qúa trình đổi mới và phát triển đất nước; lưu ý tới các vấn đề thời sự, chính trị, xã hội, kinh tế nhạy cảm; tăng cường các thông tin định hướng, dự báo, phổ biến pháp luật; tăng cường các bài viết nghiên cứu lý luận, phân tích, bình luận sắc bén; cần nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục và nâng cao đạo đức nghề nghiệp. . .

Nhu cầu của công chúng hiện đại đòi hỏi tất cả các ngành, các lĩnh vực đều phải mở rộng, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu của mọi tầng lớp. Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội cũng không nằm ngoài dòng chảy đó, với mục tiêu không chỉ là nhà cung cấp thông tin mà còn phải đa dạng các loại hình chương trình, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khán giả. Bên cạnh đó nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các thiết bị sản xuất của Đài cũng ngày trở nên hiện đại, tiện nghi và đặc biệt là rẻ hơn rất nhiều so với trước mở ra một khả năng hợp tác vô cùng rộng lớn cho cả truyền hình và công chúng. Công chúng có thể tham gia trực tiếp và thực hiện các chương trình truyền hình còn nội dung, hình thức thông tin của truyền hình sẽ ngày một đa dạng và mới hơn.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường hiện nay, vấn đề quảng bá và xây dựng thương hiệu đối với một doanh nghiệp là hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải nhận thức được vai trò của báo chí với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu để từ đó có những hướng đi đúng đắn, không lạm dụng báo chí với việc đưa thông tin tới công chúng độc giả hạn chế những thông tin không có lợi cho xã hội, đồng thời các doanh nghiệp cũng cần cởi mở hơn với báo chí khi các phóng viên nhà báo cần tác nghiệp để lấy thông tin. Và như vậy, một lần nữa khẳng định, chương trình “Doanh nhân thời hội nhập” là chương trình phù hợp với sự vận động trong

xu hướng phát triển của báo chí hiện đại của các Đài cấp tỉnh, thành phố; đã cơ bản đáp ứng được được những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn. Góp phần tôn vinh đội ngũ doanh nhân cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, tạo lòng tin cho đội ngũ “Rường cột”của nền kinh tế nước nhà không ngừng vươn lên làm giàu cho Tổ quốc, đồng thời thêm một kênh thông tin giúp cho lãnh đạo TW, Thành phố và mọi người dân hiểu đúng, đồng cảm chia sẻ và ủng hộ đội ngũ doanh nhân vượt mọi khó khăn, đoàn kết một lòng đưa kinh tế Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu để cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình doanh nhân thời hội nhập, trên sóng đài phát thanh và truyền hình hà nội (Trang 93)