Chuyển đổi lao động, việc làm

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 98)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.5.Chuyển đổi lao động, việc làm

Xem xét những thay đổi việc làm, phát triển nghề nghiệp và định hướng sinh kế của người dân xã Mễ Trì dưới sự tác động của đô thị hóa trong thập niên vừa qua, có thể thấy nổi lên một số điểm sau đây:

Về cơ cấu lao động trong các ngành, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong các ngành nghề ở xã Mễ Trì trong 10 năm trở lại đây chuyển dịch lao động theo hướng tăng dần trong các ngành thương mại-dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và giảm dần trong nông nghiệp.

90

Biểu đồ 3.17: Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành (%)

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2010 tại xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội

Bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế, chất lượng lao động qua đào tạo cũng từng bước được nâng lên, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 27,39% năm 2005 lên 37% năm 2010, trong đó qua đào tạo nghề đạt 25,5%89. Cùng với sự nỗ lực của các ngành các cấp, sự phối hợp của các tổ chức xã hội và các đoàn thể, từ năm 2005-2010, đã có hàng ngàn lao động được giải quyết việc làm, bình quân hằng năm giải quyết việc làm cho trên 500 lao động. Năm 2010 tỷ lệ lao động thực tế tham gia lao động chiếm 92,1%, tỷ lệ lao động thiếu việc làm 13,6%90. Có thể nói, hàng năm ngoài việc đầu tư xây dựng cơ bản, ngân sách địa phương bố trí hàng chục triệu đồng để đào tạo nghề cho các đối tượng thuộc diện chính sách, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, lao động trong diện thực hiện chủ trương di dời giải toả, chỉnh trang đô thị. Cùng với ngân sách đầu tư trong lĩnh vực dạy nghề, hàng năm thành phố còn cho người lao động vay vốn từ Quỹ hỗ trợ việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có việc làm ổn định cuộc sống.

Trong quá trình đào tạo lao động chuyển đổi nghề nghiệp, Mễ Trì cũng rất chú trọng đến đối tượng người nghèo ở địa phương, thông qua giải pháp hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, coi đây là biện pháp cơ bản để giảm nghèo bền vững (chỉ tính trong 5 năm từ 2005 đến 2010, đã tổ chức trên 100 lớp tập huấn kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm và bày cách làm ăn cho gần hàng nghìn lượt hộ nghèo, với tổng kinh phí đầu tư hàng trăm triệu đồng. Ngoài việc giải quyết cho các hộ nghèo vay vốn, chủ trương của địa phương là cần giải quyết ngay cho các hộ cận nghèo, hộ di dời giải toả gặp khó khăn được vay vốn để giải quyết việc làm, phòng chống tái nghèo. Năm 2010, các hộ nghèo và hộ dân diện di dời giải toả được vay vốn từ nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội để chuyển đổi nghề nghiệp. Trong giai đoạn (2005-2010), chính quyền địa phương đã bố trí, sắp xếp cho

89Nguồn: TheoBáo cáo Đề án xây dựng Nông thôn mới xã Mễ Trì (2010-2015), UBND xã Mễ Trì.

91

các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp 100% được chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống, từng bước hướng dẫn họ thay đổi tập quán canh tác để thoát nghèo91.

Như vậy, quá trình đô thị hoá của Mễ Trì trong những năm qua đã có tác động tích cực, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, cơ cấu lại lực lượng lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra môi trường và nhiều cơ hội cho người lao động tìm được việc làm, ổn định đời sống. Điều này được thể hiện rõ nét trong các lĩnh vực nghề nghiệp cơ bản như đã phân tích ở phần trên. Những thay đổi diễn ra dưới tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó nhân tố Mễ Trì được đặt trong chiến lược mở rộng và phát triển khu vực phía Tây của thành phố là rất quan trọng, từ đó đề ra cho Mễ Trì những yêu cầu mới. Đó cũng là định hướng phát triển Mễ Trì trở thành trung tâm văn hóa, thể thao, thương mại, du lịch và dịch vụ. Trước những cơ hội thay đổi lớn như vậy, câu hỏi đặt ra là sự thích ứng của người lao động ở mễ Trì như thế nào? Số liệu thu được từ báo cáo đề án phát triển Nông thôn mới của UBND xã Mễ Trì giai đoạn (2010-2015) cho thấy năm 2010 tỷ lệ lao động thực tế tham gia lao động chiếm 92,1%, tỷ lệ lao động thiếu việc làm 13,6%. Như vậy, có thể nói, ở một mức độ nhất định, về vấn đề việc làm, đa số người dân của Mễ Trì đã thích ứng được với những thay đổi về nghề nghiệp và việc làm, những yêu cầu mới của hoạt động nghề nghiệp trong quá trình đô thị hoá. Tuy nhiên, mức độ thích ứng của người dân cũng khác nhau tuỳ theo các khía cạnh khác nhau của vấn đề việc làm.

Bảng 3.10: Những khó khăn của người dân sau khi chuyển đổi việc làm (%)

Các khó khăn Không

1. Làm trái nghề được đào tạo 5,9 94,1

2. Kiến thức lạc hậu so với công việc hiện nay 3,5 96,5

3. Không đủ kiến thức liên ngành để làm tốt công việc 1,8 98,2 4. Khó thích ứng được với những đòi hỏi mới của công việc 4,3 95,7 5. Cơ chế quản lý gây cản trở cho việc phát triển công việc 2,7 97,3

6. Không đử sức khoẻ để thực hiện tốt công việc 8,0 92,0

7. Không say mê, hứng thú với công việc hiện nay 2,0 98,0

8. Thiếu sự tự tin trong công việc 0,8 99,2

9. Không đủ vốn để phát triển công việc hiện nay 23,6 76,4

10. Không đủ điều kiện để học một nghề cụ thể 8,0 92,0

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2010 tại xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội

Đánh giá của những người thường xuyên có việc làm thì họ hầu như không gặp khó khăn gì lớn, kể cả khó khăn chủ quan và khách quan sau khi chuyển đổi công việc như kiến thức chuyên môn, sự say mê, hứng thú và tự tin trong công việc..., ngoại trừ khoảng 20% tỷ lệ người dân có khó khăn về vốn để phát triển công việc. Có lẽ chính vì thế mà với phần lớn trong số họ, tính ổn định của việc làm được duy trì ở mức độ cao 89,1%. Chỉ có trên 10% số người chuyển đổi việc làm trong

91 Nguồn: Theo Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện phát triển Kinh tế-xã hội ở Mễ Trì, UBND xã Mễ Trì, Từ Liêm, HN.

92

khoảng thời gian từ năm 2000 đến thời điểm khảo sát, với lý do gặp nhiều khó khăn sau khi chuyển đổi nghề nghiệp do trình độ chuyên môn, hoặc hết tuổi lao động.

Họ hài lòng với công việc hiện tại 90,1% hài lòng với trình độ tay nghề của bản thân 74,8%, hài lòng với điều kiện làm việc 92,7% và cảm thấy làm việc có hiệu quả hơn 78,6%. Những số liệu này, một mặt có thể cho thấy những biểu hiện tích cực

của sự thích ứng tốt với những thay đổi liên quan đến việc làm do quá trình đô thị hoá đem lại, song mặt khác, cũng có thể thể hiện sự an phận của người lao động, ít muốn thay đổi, bằng lòng với hiện tại. Do đó, mặc dù 92,0% số người khẳng định họ đủ sức khoẻ để làm tốt công việc, song có tới 47,1% cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi với công việc hiện tại và 35,9% lo lắng rồi có lúc mình sẽ mất việc. Một mặt, người lao động cảm thấy họ đủ năng lực đáp ứng những đòi hỏi của công việc hiện tại (điều này có thể là do trên thực tế, những đổi thay trong quá trình đô thị hóa ở Mễ Trì những năm qua chưa tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong lĩnh vực việc làm. Cơ cấu việc làm có thể đã thay đổi nhiều, việc làm có thể đa dạng hơn, nhưng tính chuyên môn, chuyên nghiệp cao trong việc làm chưa có bước đột phá, nên người lao động vẫn dễ dàng đáp ứng những đòi hỏi của chúng). Mặt khác, quá trình dần hình thành một thị trường lao động tự do theo hướng mở, hoạt động theo cơ chế cung-cầu, với lực lượng lao động đông đảo, một viễn cảnh tốc độ đô thị hoá nhanh chóng và cùng với nó là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế ở Mễ Trì đã tạo ra cho người lao động những lo lắng, e ngại. Áp lực công việc đối với năng lực của gần 1/2 số người thường xuyên có việc làm đã trở thành một vấn đề hiện hữu. Vấn đề này nếu không được giải quyết thì trong tương lai khả năng thích ứng với công việc của họ sẽ giảm sút. Như vậy, có thể nói khá nhiều người lao động ở Mễ Trì thích ứng được với những đòi hỏi của công việc trong giai đoạn hiện nay, nhưng khả năng thích ứng của họ ra sao trong tương lai, khi sự phát triển ở Mễ Trì đã đạt mức cao hơn và có những đòi hỏi cao hơn đối với chất lượng lao động, thì còn là vấn đề chưa sáng tỏ.

Về tính chủ động tích cực thích ứng với những thay đổi liên quan đến việc làm do quá trình đô thị hoá đem lại thì mặc dù họ thích ứng với những đòi hỏi của công việc trong hiện tại, song dường như không ít người chưa có tâm thế chuẩn bị sẵn sàng để đón chờ những thách thức mới. Theo các số liệu khảo sát thì trong nhóm người thường xuyên có việc làm chỉ có 51,9% số người chủ động thường xuyên học thêm để nâng cao tay nghề (trong đó chỉ có 22,3% số người hoàn toàn khẳng định điều này, còn 29,6% cho rằng chỉ đúng một phần). Trong số những hộ bị ảnh hưởng do giải phóng mặt bằng để thực hiện kế hoạch đô thị hoá thì chỉ có 0,8% số hộ có dành tiền đền bù để đầu tư cho việc đào tạo nghề. Có thể gọi đây là tâm lý không sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của các công việc mới. Suy nghỉ này có thể có nguồn gốc từ một trong những tính cách đặc trưng của người nông dân ở Mễ Trì trước đây là tư tưởng thích ổn định, không dám phiêu lưu, ngại mạo hiểm. Nhiều người ở Mễ Trì hiện nay vẫn chưa có nhu cầu học tập thường xuyên, không thấy đòi hỏi của giai đoạn hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

93

nay là dẫu giỏi giang đến mấy cũng không ai chỉ học một lần là có thể làm việc suốt đời. Chính cách thức thích ứng như vậy đã tạo ra những suy tư, trải nghiệm mâu thuẫn ở người lao động như đã trình bày ở phần trên.

Theo kết quả khảo sát, khoảng trên 20% số người được hỏi ghi nhận họ thuộc nhóm người không thường xuyên có việc làm ổn định. Cũng có nghĩa là họ chưa thích ứng được với những thay đổi về việc làm do quá trình đô thị hoá tạo ra. Phần lớn họ là những người có trình độ học vấn thấp và chưa được đào tạo một nghề cụ thể nào, nên những lĩnh vực ngành nghề phát triển mạnh trong quá trình đô thị hoá như xây dựng cơ bản, dịch vụ, du lịch và công nghệ thông tin… cũng không phải là những lĩnh vực mà họ có nhiều cơ hội tìm việc. Những người này đã tìm mọi cách để xoay sở, sẵn sàng làm bất cứ việc gì (hơn 80%), song để thường xuyên có được việc làm vẫn là điều rất khó với họ. Thực trạng việc làm của họ được miêu tả như sau “Lâu lâu, năm- mười ngày làm một bữa (có việc làm), hai- ba ngày làm một bữa” và vì thế thu nhập của họ cũng bấp bênh.

Xét tương quan giữa các nhóm tuổi khác nhau cho thấy mức độ hài lòng về việc làm hiện tại của các nhóm tuổi tương đối khác nhau. Trong số những người có việc làm ổn định, nhóm người trung niên có mức độ hài lòng với việc làm hiện tại cao nhất. Nhóm người trẻ tuổi hài lòng về điều kiện làm việc thấp nhất so với các nhóm tuổi khác, nhưng họ lại cảm thấy mình làm việc hiệu quả hơn trong bối cảnh mới với mức độ cao hơn các bậc anh chị và cha chú nhiều tuổi. Một thực tế cho thấy là người trẻ tuổi có yêu cầu cao hơn với trình độ bản thân cũng như những điều kiện làm việc, nhưng cũng chính họ lại cảm thấy mình làm việc có hiệu quả hơn. Có thể nói, bối cảnh lao động mới chính là điều kiện để những người trẻ tuổi bộc lộ và phát huy sở trường, sở đoản của mình. Với một khoảng cách tuy không lớn nhưng số liệu cũng cho thấy người lao động lứa tuổi trung niên từ 46-55 là nhóm người cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi trong công việc hiện tại nhất so với các nhóm tuổi khác. Đây cũng là nhóm có thái độ lo lắng bị mất việc cao nhất và là nhóm không mong muốn tìm công việc khác nhất.

Như vậy, trước những yêu cầu của nghề nghiệp việc làm, 2 nhóm đối tượng chịu sự tác động cao nhất chính là nhóm những người lao động trẻ tuổi và nhóm người trung niên. Trong khi những người trẻ tuổi có những thái độ có thể nói là tương đối tích cực thì những người trung niên (nhất là những người kề cận tuổi nghỉ hưu) phải chịu những áp lực nhất định khiến cho họ có những thái độ ít tích cực hơn, tương tự như vậy, cách ứng phó của họ trước tình hình mới cũng kém chủ động và hiệu quả hơn so với nhóm những người lao động trẻ.

Trong quá trình đô thị hoá, những yêu cầu đối với người lao động cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy mà trình độ học vấn là một biến số có tác động rõ rệt đến khả năng thích ứng của người lao động. Một mặt những người có trình độ học vấn càng cao thì càng có khả năng tìm được việc và vì vậy càng nhiều người thường

94

xuyên có việc làm. Mặt khác, những người có trình độ học vấn cao hơn cũng có ý thức hơn trong việc tích cực, chủ động để thích ứng với những yêu cầu mới của công việc. Trong mẫu nghiên cứu này, nếu tính trung bình, trong số những người có trình độ học vấn chưa hết cấp III chỉ có 8,6% số người hàng năm học thêm để nâng cao chuyên môn tay nghề thì ở nhóm có trình độ học vấn hết cấp III là 28,2% và ở nhóm cao đẳng, đại học là 49,7%.

Về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay, theo đánh giá của người dân, thì chất lượng nguồn nhân lực của địa phương hiện nay là bình thường với 68,8% tỷ lệ người dân đồng tình về thực trạng này . Có 18,3% đánh giá là tốt và 12,6% cho rằng chất lượng nguồn nhân lực hiện nay là kém.

Biểu đồ 3.18: Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện nay ở địa phương (%)

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2010 tại xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội

Sở dĩ chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là bình thường theo người dân là do hiện nay ở Mễ Trì chưa quan tâm nhiều tới việc đào tạo nghề nghiệp cho các nhóm đối tượng lao động sau khi mất đất nông nhiệp chiếm 61,9%, trong khi đó có 43,4% tỷ lệ người dân đánh giá là do chính quyền q uá coi trọng về số lượng và xem nhẹ chất lượng nguồn nhân lực 39,8% tỷ lệ người lại cho rằng do t rình độ phát triển kinh tế thấp nên việc làm chưa đòi hỏi nhiều đến chất lượng nhân lực. Số ít đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện nay ở địa phương là tốt hơn, theo họ là do hiện nay chúng ta đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho người dân chiếm 17,4%.

Mong muốn của người dân Mễ Trì về vấn đề việc làm và đào tạo nghề hiện nay, như phần trên đã trình bày, dưới tác động của quá trình đô thị hoá, người dân xã Mễ Trì gặp những khó khăn nhất định liên quan đến vấn đề việc làm. Ngay cả trong phần lớn người lao động thường xuyên có việc làm, cũng có không ít người đang gặp

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 98)