Tiếp cận kinh tế học

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.5. Tiếp cận kinh tế học

24 Dẫn theo Phạm Văn Quyết, Đô thị hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam: Vai trò của yếu tố đầu tư nước ngoài. Tạp chí Xã hội học, số 3, năm 2011, tr 18.

22

Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đánh giá về vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở nông thôn. Chenery và Syrquin (1986) khẳng định rằng, trong quá trình tăng trưởng, sự đóng góp của các khu vực và lĩnh vực kinh tế có vai trò khác nhau25. Trong giai đoạn đầu, vai trò của nông nghiệp có tính chất quyết định. Theo Mellor (1995), tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu do việc tăng diện tích, đa dạng hoá sản phẩm và thay đổi kỹ thuật để tăng năng suất, đó là những nhân tố quyết định. Việc đa dạng hoá lao động do thị trường xuất khẩu và tăng thu nhập trên đầu người có tác động mạnh đến nông nghiệp.

Về mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội, G. Ranis cho rằng, sự phát triển kinh tế nông nghiệp trong nước có ảnh hưởng lớn đến công nghiệp hoá hơn là thị trường xuất khẩu. Các nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất tới chuyển đổi cơ cấu kinh tế là thay đổi kỹ thuật, thay đổi nhu cầu trong nước và khu vực phi nông nghiệp nhỏ ở nông thôn. Nhân tố kỹ thuật đã nâng cao sức mua của khu vực nông thôn, các xí nghiệp tư nhân vừa và nhỏ thúc đẩy sự phát triển thị trường cùng với sự tăng trưởng của nông nghiệp đi đôi với việc tăng số lượng việc làm ở khu vực này26.

Có thể thấy rằng, điều quan trọng nhất đối với việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn không phải chỉ là đầu tư thích đáng cho nó, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật nông nghiệp, mà yếu tố quyết định là có những thể chế phù hợp thích ứng như chính sách ruộng đất, tín dụng, tổ chức nông dân, thị trường… Thể chế này sẽ tạo ra khối lượng thặng dư nông nghiệp lớn cho số đông nông dân, kích thích lợi ích của người nông dân đối với việc phát triển hàng hóa thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất, rút dần lao động ra khỏi nông nghiệp. Đây là nhân tố quan trọng và cơ bản nhất để thúc đẩy sự chuyển đổi cấu trúc của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)