Một số lý thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.Một số lý thuyết nghiên cứu

Cùng với quá trình nghiên cứu về đô thị các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước trong những năm qua đã đưa ra rất nhiều phương pháp tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu về đô thị, đô thị hóa như: Lý thuyết hiện đại hóa, Lý thuyết đô thị hóa quá mức, Lý thuyết đô thị hóa phụ thuộc, Lý thuyết thiên vị xã hội và Lý thuyết đô thị hóa xã hội chủ nghĩa…, Có thể thấy lý thuyết về đô thị hóa rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tác giả có thể nhóm lại thành các vấn đề chính về lý thuyến nghiên cứu đô thị hóa. Thứ nhất, nhóm nghiên cứu về sinh thái học đô thị , đã tập trung nghiên cứu cấu trúc dân số đô thị, sinh thái học đô thị là sự phân bố dân cư trong môi trường đô thị phù hợp với môi trường sinh thái, cách thức tổ chức đời sống đô thị cùng với những vấn đề lối sống đô thị , giáo

25 Dẫn theo GS.VS Đào Thế Tuấn, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số 3 năm 2003.

26 GS.VS Đào Thế Tuấn, Không gian văn hóa đồng bằng sông Hồng, Đề Cương Bài giảng Cao học Việt Nam học, Hà Nội, 2008.

23

dục, việc làm, thất nghiệp, tệ nạn xã hội…Thứ hai, nhóm nghiên cứu cộng đồng đô thị, tập trung nghiên cứu mối quan hệ cộng đồng đô thị , sự phát triển và biến đổi cộng đồng đô thị. Theo nhóm lý thuyết này , cấu trúc cộng đồng đô thị phụ thuộc ba quá trình là đô thị hóa, công nghiệp hóa và hành chính hóa. Do quá trình đô thị hóa, một dòng người từ nông thôn xâm nhập vào đô thị tác động mạnh đến các thiết chế xã hội đô thị sẵn có làm thay đổi các thiết chế . Điều đó có thể dẫn tới các mối quan hệ xã hội mới trong cộng đồng đô thị . Quá trình công nghiệp hóa dẫn tới sự chuyên môn hóa ngày càng mạnh theo chiều sâu nghề nghiệp chuyên môn , làm suy yếu vai trò của các nghề thủ công truyền thống. Quá trình hành chính hóa ép buộc con người đô thị phải tuân thủ các thủ tục hành chính pháp lý, làm giảm bớt tính tự chủ của các cộng đồng địa phương và cũng làm suy giảm quan hệ tình cảm cá nhân để thay thế vào đó là các quan hệ hợp pháp, chính thống. Thứ ba, nhóm nghiên cứu về phát triển và biến đổi cộng đồng, nhóm này cho rằng trong lòng đô thị rộng lớn vẫn tồn tại các cộng đồng cư dân với những nét đặc trưng riêng về nghề nghiệp hoặc giai cấp xã hội. Quá trình đô thị hóa tác động không đồng đều về không gian và văn hóa . Trong khi đó, quá trình phát triển và biến đổi các cộng đồng vẫn có những đặc trưng phát triển và biến đổi đặc thù, không mất đi dấu hiệu riêng của cộng đồng. Tuy nhiên, khả năng chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa giữa các cộng đồng là khác nhau, nên có sự biến đổi khác nhau giữa chúng (cộng đồng ngoại ô công nghiệp , cộng đồng ngoại ô của khu dân cư lao động phổ thông và cộng đồng ngoại ô của khu dân cư công nhân mới hình thành27).

Một phần của tài liệu Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Trang 31)