III Giá trị SXCN (Giá Cố định 1994): 1 triệu đồng 2,697,
d. Các thách thức:
- Xu thế sát nhập giữa các công ty thành tập đoàn sẽ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới.
- Các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng đang đầu tư nghiên cứu và tập trung vào phát triển các sản phẩm 110kV, 220kV mà EEMC đang chiếm ưu thế.
- Do các đơn hàng đấu thầu đều có giá trị lớn nhưng tốc độ giải ngân chậm dẫn đến nguồn vốn lưu động của công ty bị hạn chế.
- Thị trường trong nước sẽ không còn được bảo hộ cao khi nước ta gia nhập WTO, các ĐTCT sẽ có nhiều cơ hội để chiếm thị phần trong nước.
- Sự gia tăng các loại chi phí đầu vào quan trọng cho sản xuất như: điện, thép, dầu nhập khẩu… Công ty đang phải đối mặt với sức ép tăng giá đầu vào dẫn đến tăng các chi phí sản xuất nói chung và chi phí cho các dự án đầu tư mới.
- Nhiều cơ chế bảo hộ của EVN dành cho công ty sẽ dần dần được gỡ bỏ sẽ gây khó khăn cho công ty trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Xây dựng ma trận SWOT
Với những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức đối với công ty ở trên, sử dụng phân tích ma trận SWOT để đưa ra một số phương hướng chiến lược cho công ty trong thời gian tới.
Ta thấy, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, EEMC phải đối mặt với rất nhiều thử thách và mối đe dọa. Tuy nhiên với các lợi thế mà EEMC có được, công ty cần phải tăng cường đầu tư nghiên cứu và áp dụng các giải pháp tiên tiến vào trong quản lý và sản xuất, ứng dụng Marketing để có được những lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.
Từ ma trận SWOT, có rất nhiều chiến lược được đưa ra, đó là những gợi ý cần thiết làm căn cứ cho việc lựa chọn chiến lược cho EEMC, từ đó có thể kết hợp với nhiều phân tích khác, để đưa ra chiến lược cụ thể về Marketing, nhằm mở rộng thị trường có hiệu quả
Bảng 10: Ma trận SWOT của công ty EEMC
SWOT
CÁC ĐIỂM MẠNH CHỦ YẾU
+ Cơ sở hạ tầng tốt.
+ Thương hiệu đã có uy tín trong ngành.
+ Được trang thiết bị hệ thống thí nghiệm hiện đại nhất.
+ Sản phẩm được biết đến rộng rãi + Tiếp tục nhận được một số bảo hộ từ EVN, có hệ thống phân phối rộng trên toàn quốc.
CÁC ĐIỂM YẾU CHỦ YẾU
+ Bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả.
+ Cơ chế quản lý thiếu linh hoạt + Chi phí lưu thông, bán hàng cao.
+ Sản phẩm chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.
+ Trình độ thực hiện marketing thấp
+ Chi phí vật tư và trả lãi vay chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
CÁC CƠ HỘI CHÍNH
+ Nhu cầu MBA tiếp tục tăng. + Tiếp cận công nghệ sản xuất và quản lý hiện đại.
+ Tiếp cận các nguồn tài chính đa dạng.
+ Tiếp cận nhiều dự án lớn khi hệ thống pháp luật dần được hoàn chỉnh.
KẾT HỢP CƠ HỘI –
ĐIỂM MẠNH
- Mở rộng thị trường và sản phẩm - Duy trì vị thế trên các thị trường hiện tại.
- Cạnh tranh bằng hiệu quả kết hợp với chất lượng.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ và dịch vụ sau bán hàng.
KẾT HỢP CƠ HỘI - ĐIỂMYẾU YẾU
- Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, tiết kiệm chi phí quản lý và nhân công.
- Tiết kiệm chi phí lưu thông. - Hoàn thiện bộ máy quản lý - Nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
- Tìm kiếm nguồn tài chính thích hợp
CÁC THÁCH THỨCCHÍNH CHÍNH
+ Giảm dần các bảo hộ, đặc quyền của nhà nước cũng như của EVN.
+ Xuất hiện các đối thủ mới. Giá cả các yếu tố đầu vào tăng.
KẾT HỢP THÁCH THỨC- ĐIỂM MẠNH THỨC- ĐIỂM MẠNH
- Nâng cao cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm.
- Tăng cường xúc tiến hỗn hợp. - Cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí. - Đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm thị trường mới.
KẾT HỢP THÁCH THỨC -ĐIỂM YẾU ĐIỂM YẾU
- Tái cơ cấu lao động, tiết kiệm chi phí quản lý và nhân công. - Nâng cao nhận thức và trình độ về marketing.
- Tăng cường tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhân công.
Bảng 11: Định hướng phát triển
Chỉ tiêu Đặc điểm hiện nay Hướng phát triển 1.Chất
lượng
+ MBA