Nguồn vốn hoạt động

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 92)

d) Khách hàng

4.4.1.Nguồn vốn hoạt động

Đây là yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các ngân hàng. Đó là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là cơ sở tiến hành thực hiện tốt các nội dung hoạt động của ngân hàng, đồng thời là cơ sở để phát triển, mở rộng quy mô tạo thế cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực và thế giới. Trong nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thì vốn huy động có vai trò quan trọng, vì nó giúp cho ngân hàng có đủ vốn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh như cung cấp tín dụng, các dịch vụ ngân hàng khác. Với nguồn vốn lớn thì ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng tín dụng cho

nền kinh tế như: ngân hàng sẽ có thêm nhiều đối tượng cho vay, khách hàng có thể vay với số lượng lớn. Trong các ngân hàng TMCP thì ngân hàng Vietcombank có nguồn vốn hoạt động là lớn nhất, đây là một trong những điều kiện thuận lợi của ngân hàng trong việc mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao uy tín, sự tin tưởng của khách hàng.

* Vai trò của vốn chủ sở hữu.

- Vốn chủ sở hữu tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (khoảng 8%) trong tổng nguồn vốn huy động kinh doanh của một ngân hàng nhưng đóng vai trò rất quan trọng. Vốn là điều kiện tiên quyết để thành lập ngân hàng, đây là nguồn vốn khởi đầu tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cung cấp năng lực tài chính cho quá trình tăng trưởng như mở rộng quy mô, mua sắm trang thiết bị, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, là cơ sở để huy động các nguồn vốn khác, tạo lập uy tín của ngân hàng thương mại với khách hàng và nhà đầu tư, tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng.

- Vốn chủ sở hữu dùng để chống đỡ, bù đắp rủi ro: vốn chủ sở hữu có chức năng bảo vệ ngân hàng thương mại, giúp ngân hàng thương mại chống lại rủi ro phá sản, bù đắp những thua lỗ về mặt tài chính và nghiệp vụ. Vốn chủ sở hữu càng lớn thì ngân hàng thương mại càng có điều kiện để đa dạng hóa các nghiệp vụ ngân hàng tăng lợi nhuận đồng thời tăng sức chịu đựng của ngân hàng khi tình hình kinh tế và hoạt động kinh doanh ngân hàng trải

qua giai đoạn khó khăn.

- Vốn chủ sở hữu lớn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tăng giới hạn tín dụng đối với khách hàng: Khách hàng cảm thấy yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng nào có khả năng tài chính mạnh mà vốn chủ sở hữu là một yếu tố nói lên điều đó. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu cũng ảnh hưởng tới giới hạn tín dụng đối với khách hàng. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với mỗi khách hàng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu. Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn chủ sở hữu. Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn chủ sở hữu. Tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn chủ sở hữu. Nếu quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, ngân hàng không thể đáp ứng những khoản vay lớn của khách hàng, làm mất cơ hội tăng lợi nhuận và làm giảm sức cạnh tranh của ngân hàng.

4.4.2. Quản trị

Công tác quản trị đóng một vai trò đóng vai trò quan trọng trong sự vận hành của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có công tác quản trị tốt thì mọi hoạt động diễn ra nhanh chóng thuận lợi và ngược lại nếu không tốt sẽ làm cho hoạt động ngân hàng bị đình trị. Đồng thời ngân hàng cần phải xác định

chính xác loại hình tổ chức tổ chức hoạt động vì nó không chỉ liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp mà còn liên quan đến cách thức quản lý của ngân hàng. Bên cạnh đó nó cũng thể hiện quyền lợi và trách nhiệm mà ngân hàng phải thực hiện.

Cách thức quản trị ở ngân hàng Vietcombank được thực hiện theo kinh nghiệm, các nhà quản trị hầu hết chưa được đào tạo nghề quản trị cho nên tính chuyên nghiệp trong quản trị điều hành còn nhiều bất cập, quản trị chưa thật sự bài bản khoa học, trình độ quản lý kinh doanh thấp và và quản lý rủi ro còn yếu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 92)