Vai trò:
Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã so sánh hệ thống ngân hàng, tài chính như “hệ thần kinh ” chi phối hoạt động của nền kinh tế đất nước mà trong tình trạng như hiện nay “hệ thần kinh” này cần hoạt động mạnh hơn nữa, đưa ra những dự báo, chiến lược thông minh, hiệu quả, giúp chính phủ giải quyết khó khăn, duy trì đà tăng trưởng.(www.kinhtenongthon.com.vn).
Chức năng: NHTM có 3 chức năng chủ yếu sau:
- Trung gian tín dụng: Đây là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của NHTM. Ở chức năng này, NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh, vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng cho xã hội.
- Trung gian thanh toán: Chức năng này cho thấy tính chất đặc biệt trong hoạt động của NHTM. Ở chức năng này thì NHTM đứng ra làm trung gian để thực
hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán… để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau.
- Cung ứng dịch vụ ngân hàng: Đó là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ưu thế của nó mới có thể thực hiện được một cách trọn vẹn và đầy đủ. Các dịch vụ này không chỉ giúp cho NHTM thực hiện tốt các yêu cầu của khách hàng mà còn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức năng thứ nhất và thứ hai của NHTM. Các nhiệm vụ cụ thể của chức năng này bao gồm:
+ Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội. + Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế. + Dịch vụ ủy thác ( bảo quản, thu hộ, chi hộ…) + Dịch vụ tư vấn đầu tư, cung cấp thông tin…
3.1.2 Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh a)Khái niệm cạnh tranh a)Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa mức lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
Khái niệm : Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Ngoài ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn là khả năng vượt qua các đối thủ cạnh tranh để duy trì và phát triển bản thân.
Nhìn chung năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại đều được xem xét thông qua khả năng tạo và duy trì lợi nhuận thị phần nhất định trên thị trường. Mỗi ngân hàng thương mại phải duy trì được các lợi thế so sánh của mình với các đối thủ cạnh tranh trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại thể hiện thành các lợi thế so sánh với đối thủ cạnh tranh khác nhưng các lợi thế đó không phải là bất biến. Điều đó phụ thuộc vào mỗi ngân hàng trong việc thường xuyên duy trì và tăng cường năng lực cạnh tranh. Có những ngân hàng thương mại gần như không có lợi thế hoặc lợi thế chỉ ở dạng tiềm năng tuy nhiên do biết cách khai thác và sử dụng một cách hợp lý hiệu quả các lợi thế tiềm năng đó đã nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường.
3.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranha) Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IEF) a) Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IEF)
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và cũng cung cấp cơ sở để xác định và đáng giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.
Cách xây dựng ma trận các yếu tố bên trong được xây dựng như sau:
- Cột 1: Xác định các yếu tố bên trong có tác động quan trọng đến ngành của doanh nghiệp.
- Cột 2: Mức độ quan trọng của các yếu tố được cho điểm từ 0,0 đến 1,0 và tổng mức quan trọng của tất cả các yếu tố được liệt kê sẽ là 1.
- Cột 3: Cho điểm phân loại về khả năng đối phó từ năng lực hiện tại, các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp đối với từng yếu tố. Thang điểm được cho từ 1 đến 4, với 1 là khả năng phản ứng yếu, 2,5 là trung bình, 3 cho thấy sự phản ứng trên mức trung bình và 4 là khả năng đối phó tốt nhất.
- Cột 4: Cột số điểm quan trọng, được tính bằng cách nhân mức quan trọng của yếu tố đối với điểm phân loại tương ứng. Tổng điểm sẽ có giá trị từ 1 đến 4.