d) Ma trận Space
4.7.1. Mở rộng và nâng cao nguồn vốn hoạt động
Vốn chủ sở hữu là yếu tố cơ bản quyết định sức mạnh tài chính của ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh. Tăng vốn chủ sở hữu của Vietcombank là một trong những nội dung quan trọng nhất trong quá trình phát triển của ngân hàng. Mặc dù vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản có nhưng đóng vai trò then chốt quyết định quy mô, khả năng cạnh tranh và mức độ chống đỡ bù đắp rủi ro. Đến năm 2010, lượng vốn chủ sở hữu cần có của Vietcombank để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế cũng như phục vụ cho mở rộng phát triển Tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng sẽ khoảng 17.500 tỷ VND- đồng nghĩa với việc tổng lượng vốn phải tăng thêm trong giai đoạn 2009- 2010 khoảng 7.000 tỷ VND. Sau đây là một số giải pháp trong việc tăng vốn chủ sở hữu:
- Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng sự tự chủ về tài chính của ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phưong thức khác
- Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, còn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng.
- Tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành trái phiếu chuyển đổi: là một biện pháp được nhiều ngân hàng quan tâm. Lợi thế của biện pháp này là tạo ra nguồn vốn có thể sử dụng lâu dài và không làm thay đổi quyền sở hữu của các cổ đông, phần trả lãi tính vào chi phí trước thuế, do vậy làm giảm thuế phải nộp. Tuy nhiên, lãi suất của trái phiếu lại không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh cuối cùng của ngân hàng. Vì vậy, đòi hỏi ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chuyển đổi để tỷ lệ sinh lời của tài sản bằng phát hành trái phiếu lớn hơn chi phí trả cho trái phiếu thì lợi nhuận sau thuế sẽ tăng lên.