Các nghiên cứu trong nước liên quan đến nghề và nhu cầu học nghề

Một phần của tài liệu Nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 77)

1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.2.Các nghiên cứu trong nước liên quan đến nghề và nhu cầu học nghề

19,5

1

Dưới 1 năm Từ 1-2 năm Từ 2-3 năm Từ 3-4 năm

Thời gian muốn học

71

Kết quả thu được cho thấy , số lượng TNNT muốn được học nghề trong khoảng thời gian từ 1-2 năm là 105 người chiếm 51,2%, tiếp đó là dưới 1 năm với 58 TN chiếm 28,3%, từ 2-3 năm với 40 TN chiếm 19,5% và chỉ có 2 TN chiếm 0,6 % TNNT muốn học nghề trong khoảng thời gian từ 3-4 năm. Như vậy, hầu hết TNNT muốn học nghề trong thời gian ngắn để sớm được đi làm , ổn định công việc . Điều này cũng phần nào phản ánh tâm lý ngại học của đa số TNNT. TN V.T.M nói: “ Em nghĩ chỉ cần 1-2 năm thậm chí chưa đến 1 năm đã có thể làm được một nghề , còn lại là rèn luyện dần trong quá trình mình hành nghề . Phải học mất 3-4 năm mới được một nghề thì thật mất thời gian quá. Mà học xong còn chưa biết có xin được việc không?”

d. Nhu cầu về trình độ học nghề

Trong số những TN có nhu cầu học nghề , có 77 TN muốn học ở trình độ trung cấp chiếm 37.6%, 73 TN muốn học ở trình độ cao đẳng chiếm 35,6%, 37 TN muốn học ở trình độ sơ cấp chiếm 18%, 11 TN muốn học nghề mà không cần bằng cấp chiếm 5,4%. Theo Luật dạy nghề : dạy nghề trình đ ộ sơ cấp được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm; dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, từ ba đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; dạy nghề trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo. Như vậy, trong khi đa số TNNT huyện muốn học nghề với những khoảng thời gian ngắn (dưới 1 năm, từ 1-2 năm) thì đối với trình độ muốn học , đa số họ lại muốn được học ở trình độ cao nhất ( trung cấp và cao đẳng nghề ). Thậm chí, có rất nhiều TN dù chỉ muốn học nghề với thời gian dưới 1 năm nhưng lại muốn có được trình độ trung cấp , cao đẳng nghề .

72

Sự “khập khiễng” này có thể do họ chưa hiểu rõ những quy định về thời gian đào tạo đối với mỗi trình độ dạy - học nghề khác nhau . Tuy nhiên , nó cũng thêm một lần nữa phản ánh tâm lý ngại học nhưng chuộng bằng cấp của một bộ phận TNNT của huyện .

Tâm lý ngại học xuất hiện ở cả nhóm TNNT huyện ở độ tuổi đầu TN (từ 16- 25) và cuối tuổi TN ( từ 26- 30). Đối với cả hai nhóm , số lượng TN có nhu cầu học ở những khoảng thời gian ngắn vấn chiếm ưu thế , đối với trình độ, muốn học ở trình độ cao đẳng , trung cấp cũng chiếm số đông so với không cần bằng cấp hay sơ cấp . Một TN của xã Hữu Bằng chia sẻ : “ Tất nhiên là học nghề thì quan trọng là để có cái nghề mà kiếm sống . Nhưng đi xin việc có cái bằng vẫn hơn là không có cái bằng , mà tất nhiên cái bằng trung cấp, cao đẳng thì vẫn oai hơn cái bằng sơ cấp”.

Trong số những TNNT huyện có nhu cầu học nghê , có 07 TN muốn học nghề ở trình độ đại học . Trong 07 TN này thì có 05 TN ở nhóm tuổi đầu TN , 02 TN ở cuối tuổi TN . Có lẽ điề u này xuất phát từ thực tế : những TN còn ít tuổi thì khao khát học tập , công hiến , thể hiện và khả năng muốn bứt phá là mạnh hơn đối với những TN đã chững chạc , ổn định . Tuy nhiên , việc xuất hiện dù là một con số rấ t nhỏ (07 TN) muốn học nghề ở trình độ Đại học nghề là biểu hiện của khát vọng muốn gạt bỏ những định kiến nặng nề đối với việc học nghề , muốn thoát khỏi tư tưởng coi trọng người thày mà xem thường người thợ , muốn g iải phóng cho bế tắc của cả một thế hệ TN khi coi con đường học đại học , cao đẳng chính quy là con đường vinh quang duy nhất . Phỏng vấn sâu đối với 07 TN này, họ đều cho rằng : “ Em nghĩ nghề nào cũng là nghề cả , lao động l à vinh quang . Nhiều người học trong trường đại học chính quy ra nhưng chỉ giỏi lý thuyết thực hành thì lại kém cỏi . Mà cũng không phải cứ học đại học , cao đẳng chính quy mà đã xin được việc . Bây giờ người ta coi trọng tay nghề. Học nghề cũng là một lựa chọn . Người ta có thể

73

học đại học chính quy thì chúng em cũng muốn học nghề ở trình độ đại học . Nếu đã là bình đẳng , không phân biệt thì chẳng có lý do gì để có đại học chính quy mà không có đại học nghề”.

5.4 18 37.6 35.6 3.4 Không cần bằng cấp Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Ý kiến khác Trình độ muốn học

Biểu đồ 3: Nhu cầu về trình độ học nghề e. Nhu cầu về hình thức học nghề

17.6% 3.4% 3.4% 24.9% 50.7% Học chính qui liên tục Học chính qui không liên tục Bồi dưỡng từng phần Vừa học lí thuyết vừa thực hành

Vừa học vừa làm

Biểu đồ 4: Nhu cầu về hình thức học nghề

Về hình thức muốn được đào tạo ng hề: có tới 104 TNNT huyện chiếm 50,7 % muốn được đào tạo nghề với hình thức vừa học vừa làm ( có trả lương), 51 TNNT huyện muốn được đào tạo nghề với hình thức vừa học lý thuyết tại trường vừa học thự c hành tại cơ sở sản xuất , 36 TNNT huyện chiếm 17,6%

74

muốn học nghề chính quy liên tục, còn lại 7 TNNT huyện muốn học nghề chính quy không liên tục và 7 TNNT huyện muốn được bồi dưỡng từng phần.

Từ kết quả thu được trên có thể thấy , số đông TNNT huyện có nhu cầu học nghề với hình thức vừa học vừa làm ( có trả lương ). Điều này hoàn toàn phù với điều kiện sống của TNNT hiện nay .

Một trong những đặc trưng tâm lý của lứa tuổi này đó là muốn được khẳng định mình , được làm người lớn , được tự do, độc lập làm theo suy nghĩ , ý muốn của bản thân mình . Thế nhưng , trên thực tế , hầu hết TN nhất là TN mới lớn đều vẫn đang sống phụ thuộc vào gia đình . Hình thức vừa học vừa làm ( được trả lương) phù hợp với mong muốn tự kiếm ra đồng tiền của đa số TNNT.

Đa số các hộ gia đình ở nông thôn đều gắn bó với ruộng vườn với mức thu nhập không cao đó là chưa nói tới vẫn còn những hộ gia đình khó khăn , chật vật và kinh tế . TNNT do vậy chỉ được hưởng sự chu cấp về kinh tế với một mức độ nhất định từ gia đì nh. Hiểu được những chật vật , khó khăn của cuộc sống với kinh tế hạn hẹn , họ càng khát khao sớm kiếm ra tiền . Và do vậy, việc lựa chọn hình thức học nghề vừa học vừa làm là sự lựa chọn giúp họ giải quyết được vấn đề nan giải này .

Tuy nhiên , trên thực tế , chưa có cơ sở dạy nghề nào đào tạo với hình thức này . Việc vừa học vừa làm chỉ xảy ra ở một số cơ sở đào tạo tư nhân , hoặc trong các xí nghiệp , doanh nghiệp . Tại những nơi này , giai đoạn vừa học vừa làm được gọi là thử việc . Ở giai đoạn thử việc , họ chỉ được hưởng đồng lương hỗ trợ ít ỏ i hoặc có khi phải học việc không lương . Vấn đề đạt ra ở đây là làm thế nào để nhân rộng mô hình học nghề vừa học vừa làm để đáp ứng nhu cầu của TNNT huyện ?

Hình thức học nghề được TNNT huyện chọn chiếm ưu thế tiếp the o đó là “Vừa học lý thuyết tại trường vừa học thực hành tại cơ sở sản xuất”. Có thể

75

thấy, tình trạng đào tạo nghề còn hạn chế về thực hành là một thực tế không thể phủ nhận. Sự hạn chế này không chỉ thể hiện ở đ ội ngũ giáo viên chưa thật tinh thông về nghề , cơ sở vật chất phục vụ cho thực hành nghề chưa thật tốt mà ngay cả thời gian dành cho thực hành cũng chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của người học . Phỏng vấn nhiều TN đã t ham gia học nghề , họ đều nói muốn được thực hành nhiều hơn . Em D.T.H học nghề kế toán tại trường Cao đẳng nghề Duyên Hải nói : “ Em học xong rồi mà đang lo không biết đi làm thì làm việc thế nào . Ở trường dạy lý thuyết là chính, thực hành ít lắm . Thế nên em phải đăng ký thêm một lớp học dạy về kế toán ở bên ngoài để tự tin hơn trước khi đi làm” . TN V.V.H học nghề lái xe thì nói : “ Học thì cũng có thực hành thật đấy nhưng em nghĩ chưa đủ . Đến lúc đi làm tài xế một mình lái một xe mình cũng chưa yên tâm lắm , cũng muốn tập dượt thêm . Giao thông Việt Nam vỗn cũng đã phức tạp sẵn”.

f. Nhận thức của TNNT về giá trị nghề

Bảng 4: Nhận thức về giá trị nghề của TNNT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phù hợp với bản thân Dễ kiếm được việc làm Được xã hội tôn trọng Nuôi sống bản thân và gia đình Có khả năng phát triển bản thân Có thể làm giàu Ổn định gắn bó lâu

dài SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 56 18.7 130 43.3 6 2.0 58 19.3 12 4.0 22 7.3 16 5.3 2 56 18.7 81 27.0 11 3.7 57 19.0 10 3.3 41 13.7 48 16.0 3 33 11.0 37 12.3 15 5.0 69 23.0 25 8.3 51 17.0 72 24.0 4 56 18.7 25 8.3 17 5.7 75 25.0 22 7.3 59 19.7 45 15.0 5 71 23.7 14 4.7 32 10.7 28 9.3 35 11.7 64 21.3 54 18.0 6 19 6.3 7 2.3 96 32.0 10 3.3 93 31.0 41 13.7 31 10.3 7 9 3.0 6 2.0 123 41.0 3 1.0 103 34.3 22 7.3 34 11.3

76

Để xác định nhận thức giá trị nghề của TNNT huyệ n, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng câu hỏi thứ 9 trong bộ câu hỏi đã xây dựng . Với 7 giá trị: phù hợp với bản thân ; dễ kiếm được việc làm ; được xã hội tôn trọng ; nuôi sống được bản thân và gia đình ; có khả năng phát triển bản thân ; có thể làm giàu, ổn định, gắn bó lâu dài. Kết quả thu được được thể hiện ở bảng trên .

Giá trị nghề được TNNT huyện chọn nhiều nhất đó là : “Dễ kiếm được việc làm” với 130 người chọn chiếm 43.3%, tiếp theo lần lượt là : “Nuôi sống bản thân và gia đình ” với 58 người chọn chiếm 19.3 %, “ Phù hợp với bản thân” với 56 người chọn chiếm 18.7 %.

Mục đích quan trọng nhất của học nghề chính là để có được việc làm . Đó là cái đích chung mà bất cứ ai khi tham gia học nghề cũng hướng đến . Do vậy, giá trị nghề “ Dễ xin được việc làm” được ưu tiên hơn cả . Điều này cũng là vấn đề dễ hiểu bởi đối với TNNT thì vấn đề việc làm đang là một trong những vấn đề bức bối nhất đối với họ . Với tuổi thanh niên , một trong những nhiệm vụ quan trọng mà họ phải hoàn thành đó là có nghề , có được một công việc để kiếm sống . Cuộc sống của họ thế nào , tương lai của họ ra sao phụ thuộc rất nhiều vào cái nghề , công việc mà họ đã , đang và sẽ làm. Tình trạng những TNNT do không có việc làm , “nhàn cư vi bất thiện” không phải là hiếm ở các vùng nông thôn . Tại huyện Kiến Thụy , mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể , những qua những gì quan sát được , đã có không ít những TN chỉ vì thiếu việc làm nhàn rỗi rồi rơi vào con đường cờ bạc , trộm cướp, cắm ký hoặc bị rủ rê làm ăn bất chí nh, bị bắt giam , đi tù và cũng đã có những TN bị sa vào nghiện ngập , nhiễm HIV… Những cô gái rời quê ra phố mưu sinh , bỏ xứ ta qua làm dâu xứ người… cũng không phải là hiếm hoi lắm ở cá i huyện nhỏ với diện tích 10.753km2. Suy cho cùng , nguyên nhân gốc gác của những hiện tượng đáng buồn này cũng vì thiếu việc làm , ở sự tú ng thiếu , ở khát vọng đổi đời nhưng chằng chịt bế tắc.

77

Bên cạnh đó cũng có một bộ phận TN vì muốn kiếm sống mà phải ly hương, gần thì cũng phải đổ xô ra nội thành, xa hơn họ phải đi tiềm việc tại các thành phố khác . TN đã có nghề thì sự ổn định của nghề cũng thường không cao. Họ thường xuyên phải tìm việc làm khác vì rất nhiều lý do : thu nhập thấp, ít việc, hoặc bị cho nghỉ việc vì không đáp ứng đủ yêu cầu… Nhìn chung mỗi TNNT huyện đều có những khó khăn nhất định về vấn đề việc làm.

Có lẽ, vì thực tế này mà khát khao có được việc làm càng trở nên mãnh liệt, bức thiết đối với TNNT huyện . Điều này dẫn đến tình trạng TNNT huyện đổ xô vào học những nghề đang được cho là dễ xin được việc làm mà không tính đến các giá trị khác như sự phù hợp với bản thân , với gia đình , với địa phương… Sự thiếu phù hợp giữa bản thân với nghề có thể trở thành nguyên nhân khiến TNNT không thể gắn bó lâu dài với nghề , không phát huy được năng lực , sở trường của bản thân . Do vậy, họ vẫn chưa thể vững vàng khẳng định mình với nghề , với việc mà mình đã có được . TN N.V.N ở xã Minh Tân nói: “ Em thấy học lái xe bây giờ cũng dễ xin việc , nhiều nơi họ tuyển, lương cũng được nên mới đi học . Nhưng đi làm được một thời gian em phải nghỉ vì gò bó và quá với sức của em .” Tình trạng nhiều TNNT đổ xô vào học nghề được cho là dễ xin việc kéo dài lại dẫn cung lớn hơn cầu . Vì vậy TNNT lại tiếp tục bị bế tắc với con đường học nghề , tìm việc .

Giá trị nghề thứ hai được TNNT huyện ưu tiên hàng đầu khi chọn nghề là : “Nuôi sống bản thân và gia đìn h”. Họ học nghề với mong muốn có việc làm. Nhưng có việc làm thôi chưa đủ , quan trọng là việc làm đó phải đủ để nuôi sống bản thân và gia đình . Cuộc sống của các hộ gia đình ở nông thôn hiện nay đều đã có những cải thiệ n, và từng bước được nâng cao , nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã dư giả, sung túc về vật chất . Số đông các TN được điều tra đều cho biết kinh tế gia đình họ thuộc mức trung bình . Với mức sống trung bình đó , nhu cầu nu ôi sống bản thân và gia đình của họ là hoàn toàn

78

chính đáng . Đặc biệt, trong bối cảnh chung của đất nước hiện nay , giá cả leo thang, kinh tế lạm phát…Đó là chưa nói tới những biến đổi của khí hậu kéo theo những đợt hạn hán, những trận lũ lụt kinh hoàng… có thể cướp đi những thành quả lao động được xây bằng mồ hôi , nước mắt của họ bất cứ lúc nào . Những khu công nghiệp , chung cư hay những tuyến đường cao tốc mọc lên ngày càng nhiều thay c ho những khu vườn , thửa ruộng . Đó là xu hướng tất yếu của sự phát triển , của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa , của sự hội nhập kinh tế quốc tế . Nhưng, với đa số người nông dân , nhận thức có hạn , kiến thức không n hiều, quanh năm chỉ biết trông chờ và o ruộng vườn, chuồng trại, khi xã hội lấy đi ruộng đất của họ và bỏ mặc họ với số tiền đền bù trong tay cũng gần như đồng nghĩa với việc đẩy họ đến với thất nghiệp , với đói nghèo lại tiếp tục đói nghèo . Vì vậy, đối với những người nông dân cuộc sống đã khó khăn sẽ lại càng khó khăn hơn .

TNNT là những người trong cuộc . Dù có thể nhận thức đôi lúc còn

Một phần của tài liệu Nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 77)