Kết luận

Một phần của tài liệu Nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 120)

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép chúng tôi rút ra kết luận sau : 1.1. Trên cơ sở phân tích các lý thuyết , quan điểm khác nhau , dựa trên nền tảng của Tâm lý học hoạt động , quan điểm hệ thống và sự thống nhất giữa tâm lý , ý thức và hoạt động . NCHN của TNNT huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phong được hiểu là : mong muốn, đòi hỏi được tiếp thu , nâng cao những kiến thức, kỹ năng, thái độ về một nghề nhất định để t hanh niên nông thôn huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học.

Nhu cầu học nghề của T NNT huyện Kiến Thụy Hải Phò ng gắn liền với sự thay đổi các điều k iện kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước . Huyện Kiến Thụy đang trong đà phát triển với định hướng ưu tiên phát triển các lĩnh vực du lịch , thương mại , và các ngành công nghiệp . Nhiều khu du lịch , khu công nghiệp đang đ ược đã và đang đi vào hoạt động . Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua một số xã của huyện đã tác động mãnh mẽ đến sự thay da đổi thịt của huyện . Cùng với sự biến đổi của k inh tế- xã hội, các loại hình nghề nghi ệp ngày càng phong phú , việc chiếm lĩnh các tri thức , kỹ năng, thái độ về nghề càng giữ vai trò quan trọng . Chính điều này khiến NCHN của TNNT huyện cũng như TNNT nói chung có thêm nhiều màu sắc , mức độ , cung bậc khác nhau . NCHN của họ chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan như sức khỏe , giới tính , tuổi tác, ý thích… và cả các yếu tố khách quan như : gia đình , bạn bè, dư luận xã hội , tác động từ địa phương… Sự tác động này chi phối đến tất cả các mặt biểu hiện của NCHN.

1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy , NCHN của TNNT huyện ở mức trung bình . Kết quả này chứng minh cho giả thuyết khoa học đã được đưa ra từ lúc đầu . Mức độ NCHN này được thể hiệ n ở ba mặt : Mức độ nhận

114

thức về ý nghĩa của việc học nghề , việc xác định đối tượng hướng tới thỏa mãn NCHN và mức độ hành động nhằm chiếm lĩnh đối tượng tiến tới thỏa mãn NCHN. Cụ thể:

- Nhận thức của TNNT huyện v ề ý nghĩa của việc học nghề và sự cần thiết của học nghề ở mức trung bình (ĐTB=2.03 và 2.02). Nếu chia ý nghĩa của việc học nghề thành các n hóm: ý nghĩa với bản thân , gia đình và xã hội thì kết quả cho thấy TNNT huyện có x u hướng học nghề để thỏa mãn nhu cầu của bản thân nhiều hơn là hướng tới các ý nghĩa có liên quan đến gia đình và xã hội. Điều này cũng cho thấy , nhận thức về ý nghĩa của việc học nghề của họ vẫn còn bị bó hẹp , việc học nghề chưa được nhìn nhận một cách xa hơn , rộng hơn mà gần như là một sự bắt buộc , là sự lựa chọn ít nhiều mang tính chất bất đắc dĩ so với số đông họ.

- Đối tượng hướng tới học nghề của TNNT huyện rất phong phú và đa dạng. Đa số họ có xu hướng thoát khỏi nghề nông và hướng tới những nghề như: khách sạn du lịch , kế toán, may công nghiệp , kinh doanh, xây dựng. Kết quả của việc phân tích nhu cầu về địa điểm, thời gian, trình độ muố n học nghề cho thấy tâm lý ngại học , chuộng bằng cấp , chuộng “thành thị” hơn “nông thôn” vẫn còn khá phổ biến ở TNNT huyện . Đa số họ không xác định được một cách chính xác, cụ thể đối tượng của NCHN thậm chí còn nhận thức phiến diện, mơ hồ về đối tượng của NCHN.

- Mức độ hành động nhằm thỏa mãn NCHN của TNNT huyện cũng ở mức trung bình (ĐTB=1.74) nhưng có thấp hơn đôi chút so với nhận thức về ý nghĩa của việc học nghề .

Khi nhận thức của TNNT về ý nghĩa, sự cần thiết học nghề chỉ ở mức TB; họ không xác định rõ ràng, chính xác đối tượng của NCHN và hành động thỏa mãn NCHN cũng chỉ đạt ở mức TB thì NHCH của họ cũng chỉ ở mức TB. Kết quả này cũng cho thấy ba mặt biểu hiện của NCHN có mối quan hệ

115 thống nhất chặt chẽ với nhau.

1.3. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy , NCHN của TNNT huyện chỉ đạt ở mức trung bình là do nhiều nguyên nhân . Trong đó , nguyên nhân quan trọng nhất xuất phát từ chính quan niệm của bản thân TN . Hơn nữa, họ thiếu sự định hướng , giáo dục về nghề từ phía gia đình , nhà trường, địa phương và xã hội. NCHN của TNNT chủ yếu mang tính chất tự phát chứ chưa phải là sự tác động có kế hoạch, có định hướng, có chiến lược lâu dài.

1.4. NCHN của TNNT huyện chịu sự tác động của rấ t nhiều yếu tố . Các yếu tố thuộc về chủ quan ( ý thích bản thân, tự đánh giá bản thân phù hợp với nghề muốn học, ý chí bản thân…) và yếu tố khách quan ( từ phía các cơ sở dạy nghề, gia đình, địa phương…). Trong đó, các yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định.

Một phần của tài liệu Nhu cầu học nghề của thanh niên nông thôn huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay (Trang 120)